Còn 19 tỉnh số người chết vì tai nạn giao thông tăng
Theo báo cáo, năm 2013, TNGT trên địa bàn cả nước đã được kiềm chế và giảm trên cả 3 tiêu chí; số vụ, số người chết và bị thương giảm so với cùng kỳ năm 2012. Tuy nhiên, vẫn còn 19 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng.
Bộ trưởng “đặt hàng” và hứa thưởng lớn cho thanh niên
Bộ trưởng Đinh La Thăng mong người dân chia sẻ với dự án làm đường
Sáng 31/12, báo cáo tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và triển khai nhiệm vụ năm 2014, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cho biết, năm 2013, tai nạn giao thông (TNGT) trên địa bàn cả nước đã được kiềm chế và giảm trên cả 3 tiêu chí; số vụ, số người chết và bị thương giảm so với cùng kỳ năm 2012.
Năm 2013 là năm thứ hai liên tiếp toàn quốc đã giữ vững và kiểm chế được số người chết do TNGT (dưới 10.000 người); tình hình trật tự an toàn giao thông bước đầu được thiết lập lại, đạt được mục tiêu giảm tai nạn và ùn tắc giao thông.
Hình ảnh một vụ tai nạn giao thông xảy ra trong năm 2013.
Theo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, năm qua, có 37 tỉnh, thành phố giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương do TNGT, trong đó, có 3 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 20% là: Đồng Nai; Quảng Nam; Tây Ninh.
Có 5 tỉnh có số người chết giảm trên 20% là: Vĩnh Phúc, Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Nam, Tây Ninh.
Video đang HOT
Có 13 tỉnh, thành phố có số người chết giảm từ 10% – dưới 20% là: Vĩnh Long, Hòa Bình, Sóc Trăng, Quảng Bình, An Giang, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Bình Định, Thái Nguyên, Kon Tum, Yên Bái, Bạc Liêu, Long An.
Tuy nhiên, năm 2013, có 19 tỉnh có số người chết vì TNGT tăng, trong đó có 7 tỉnh có số người chết tăng cao trên 10% là: Khánh Hòa, Hà Giang, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu, Điện Biên, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế.
4 tỉnh tăng cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương vì TNGT là: Gia Lai; Trà Vinh, Cần Thơ, Lai Châu.
Tùng Nguyễn
Theo_VnMedia
Bộ trưởng GTVT: Chưa nhiều cán bộ, thanh tra "vi hành" xe buýt
"Năm 2013, có các đoàn do các Thứ trưởng dẫn đầu đi kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải, qua đó đã thấy được những tồn tại, bất cập để có chấn chỉnh. Còn việc cử cán bộ, công chức thanh tra trực tiếp đi trên xe buýt cũng có, nhưng chưa được nhiều"...
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng trao đổi trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời tối 29/12 đối với thắc mắc của độc giả về việc lãnh đạo ngành sao vẫn chưa "vi hành" xem xét hoạt động của xe buýt hàng ngày, mua vé tàu xe dịp lễ, Tết.
Nhìn lại kết quả 1 năm hoạt động, Bộ trưởng Đinh La Thăng khái quát, Năm 2013, cả nước thực hiện Chỉ thị 18 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, TNGT đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Trong năm 2013 xảy ra 29.385 vụ tai nạn giao thông làm chết 9.369 người, bị thương 29.500 người. So với năm 2012, số vụ giảm 5,2%, số người chết giảm 0,6% và số người bị thương giảm 9,4%.
Ông Thăng khẳng định, đây là kết quả đáng khích lệ. So với năm 2012, tính trung bình, mỗi ngày vẫn có khoảng 100 vụ tai nạn giao thông, làm chết 26 người, làm bị thương hàng trăm người khác thì trong năm 2013 chỉ còn khoảng 80 vụ giao thông với 25 người chết/ngày.
Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng là người "chốt" chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời của năm 2013.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng GTVT, có thể thấy số vụ, số người chết, số người bị thương vẫn ở mức cao. Có thể nói tai nạn vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều người dân khi đi ra đường.
Ông Thăng cũng nêu thực tế, các địa phương tổ chức tốt tuyên truyền vận động người dân thì ở đó sẽ đảm bảo an toàn giao thông. "Tôi lấy ví dụ như ở Hà Nội, TPHCM là nơi có mật độ giao thông dày đặc, lớn nhất cả nước nhưng năm 2013, các tiêu chí về tai nạn giao thông tiếp tục giảm cả 3 tiêu chí. Tôi cho rằng, tổ chức ở các địa phương này hết sức tốt" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Đề cập đến vấn đề trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, của những người thực thi công vụ trong lĩnh vực quản lý giao thông, câu hỏi đặt ra cho Bộ trưởng GTVT: "Năm 2013, vẫn còn nhiều vụ TNGT nghiêm trọng làm chết nhiều người. Vậy ai là người chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm như thế nào và trong Bộ GT-VT có ai bị kỷ luật không?".
Ông Thăng đáp, trách nhiệm trước hết thuộc về những người điều khiển phương tiện. Họ chính là những người điều khiển và trực tiếp gây ra tai nạn. Nhưng nguyên nhân gián tiếp và nguyên nhân sâu xa, lãnh đạo ngành GTVT nhận thức, đó chính là công tác quản lý nhà nước còn yếu kém, đặc biệt là yếu kém trong quản lý hoạt động vận tải.
Còn trách nhiệm quản lý nhà nước chính là Bộ GT-VT và Sở GT-VT các địa phương, đứng đầu là Bộ trưởng và Giám đốc Sở các địa phương. Tất cả các vụ việc tai nạn giao thông đều được ngành xác định rõ và tìm ra nguyên nhân cũng như có xử lý nghiêm.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng thông tin, trong nhiều năm qua, cũng như trong năm 2013, rất nhiều cán bộ công chức, viên chức, người lao động ngành GTVT bị xử lý trách nhiệm. Đó là cán bộ nhân viên đăng kiểm, cán bộ nhân viên đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cán bộ đầu tư ban quản lý dự án, rồi tư vấn thiết kế, đơn vị thi công...
Ông Thăng khẳng định: "Tất cả những ai vi phạm, chúng tôi đều xử lý nghiêm minh. Có thể nói hàng chục, hàng trăm người trong nhiều năm qua bị xử lý nghiêm túc". Tuy nhiên, người đứng đầu ngành chưa đề cập cụ thể trường hợp cán bộ nào của Bộ GTVT bị kỷ luật vì vấn đề tai nạn giao thông.
Nhận câu hỏi về nhiều sinh viên, công nhân lao động về việc trực tiếp đi xe buýt, đi mua vé tàu xe dịp lễ, Tết như tuyên bố trước đó của lãnh đạo Bộ GTVT, Bộ trưởng Đinh La Thăng khẳng định, năm 2013 đã cử các đoàn công tác do các Thứ trưởng dẫn đầu đi kiểm tra hoạt động kinh doanh vận tải ở các địa phương, qua đó đã thấy được những tồn tại, bất cập để có chấn chỉnh.
"Còn việc cử cán bộ, công chức thanh tra trực tiếp đi trên xe buýt cũng có, nhưng chưa được nhiều. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến này, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, cử cán bộ công chức đi trực tiếp trên xe buýt, nhất là vào dịp lễ, Tết." - ông Thăng trả lời.
Qua các hoạt động này, ngành đã phát hiện những tồn tại, bất cập và tham mưu cho Chính phủ xây dựng chiến lược phát triển giao thông công cộng và vận tải bằng xe buýt đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Hiện ngành đang triển khai quyết liệt để nâng cao chất lượng vận tải xe buýt.
Băn khoăn tiếp tục được đặt ra là thực tế nhiều trường hợp vi phạm giao thông vẫn không bị xử lý, cần làm rõ nguyên nhân của tình trạng là do lực lượng xử lý còn mỏng, địa bàn phức tạp hay thủ đoạn vi phạm ngày càng tinh vi...
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho rằng câu hỏi này cũng là lời trách cứ đối với ngành giao thông. Vị tư lệnh ngành phân tích cụ thể các lý do. Trước hết, về hiệu lực, hiệu quả xử lý vi phạm là chưa tốt, chưa ứng dụng khoa học công nghệ vào việc phát hiện và xử lý vi phạm.
Một nguyên nhân khác hết sức quan trọng, theo ông Thăng, chính là ý thức của người tham gia giao thông khi cố tình phóng nhanh vượt ẩu, uống rượu bia trong quá trình tham gia giao thông, có những biểu hiện ngang nhiên thách thức chống đối người thực thi công vụ.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng GTVT nhấn mạnh yêu cầu xử lý công bằng, công khai, minh bạch, không dung túng, không bao che, không nương nhẹ và đồng thời tiếp tục tuyên truyền, giáo dục cho người dân tham gia giao thông phải nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông.
P.Thảo
Theo Dantri
Tiến cử 5 đặc sản Việt Nam xác lập kỷ lục châu Á Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vừa tiến hành đề cử xác lập kỷ lục châu Á đối với 5 đặc sản: Chả mực Hạ Long, Chả cá Lã Vọng Hà Nội, Bún cá rô đồng Hải Dương, Bánh canh Trảng Bàng, Bánh cóng Sóc Trăng. Hiện Tổ chức kỷ lục Việt Nam đang tiến hành bổ sung thêm tài liệu, hồ sơ,...