COMA 18: Kinh doanh ảm đạm, nặng gánh nợ vay
Trong khi các hoạt động xây lắp, cơ khí và nhà hàng hoạt động không hiệu quả trong một thời gian dài, nguồn thu duy nhất của Công ty CP COMA 18 phụ thuộc vào lĩnh vực mới tham gia là cho thuê hạ tầng cụm công nghiệp.
Tính đến cuối quý III/2020, tổng tài sản của COMA 18 đạt 722,3 tỷ đồng trong khi các khoản nợ phải trả tương đương 534,3 tỷ đồng. Ảnh: St
Điều này khiến COMA 18 ghi nhận mức lỗ kỷ lục sau 9 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, tình hình tài chính ảm đạm cũng đặt ra nghi ngại về khả năng thanh toán lãi vay, các khoản nợ vay ngắn hạn/dài hạn đến hạn của Công ty.
Hội đồng Quản trị (HĐQT) COMA 18 vừa thông qua việc đối trừ công nợ với Công ty CP Tập đoàn Videc bằng cách chuyển nhượng cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Khu công nghiệp Kinh Đô (gọi tắt là Đầu tư KCN Kinh Đô). Theo đó, COMA 18 sẽ chuyển nhượng hơn 3,38 triệu cổ phần Đầu tư KCN Kinh Đô cho Tập đoàn Videc để đối trừ công nợ số tiền hơn 33,83 tỷ đồng.
Việc phải bán bớt tài sản để trả nợ phần nào cho thấy tình hình tài chính không mấy sáng sủa của COMA 18.
Theo báo cáo tài chính mới nhất, tính đến cuối quý III/2020, tổng tài sản của COMA 18 đạt 722,3 tỷ đồng, trong đó chiếm 74% là các khoản nợ phải trả (tương đương 534,3 tỷ đồng). Trong nợ phải trả, khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 84,6 tỷ đồng và 93,5 tỷ đồng nợ dài hạn. Ngoài ra còn khoản lãi vay phải trả PVcombank hơn 135 tỷ đồng. Trong khi đó, khoản tiền và tương đương với tiền của COMA 18 còn khoảng 2,6 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính quý III/2020 không thuyết minh chi tiết về các chủ nợ của COMA 18. Theo báo cáo được kiểm toán tính đến cuối quý II/2020, ngoài chủ nợ là các cá nhân và doanh nghiệp, hai nhà băng đang tài trợ vốn cho COMA 18 gồm có Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam – Chi nhánh Thăng Long (PVCOMBANK) cho vay 124,7 tỷ đồng, Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Hà Nội cho vay 2,1 tỷ đồng.
Video đang HOT
Khoản vay PVCOMBANK được COMA 18 thực hiện theo Hợp đồng số 20/HĐTD-DH/180609 PVFCTL-COMA 18, có thời hạn vay 48 tháng theo lãi suất 10,6%/năm. Đây là khoản vay COMA 18 phục vụ thi công Dự án Tòa nhà Westa, tài sản đảm bảo là giá trị tòa nhà và quyền sử dụng đất của Dự án.
Theo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế, phí được Cục thuế TP. Hà Nội công khai tháng 11/2020, COMA 18 – Chi nhánh Thanh Oai nợ thuế 2,38 tỷ đồng.
Không chỉ vướng nợ thuế, COMA 18 đang ghi nhận khoản nợ hơn 77 tỷ đồng phải trả cho Tổng công ty 36. Được biết, 2 doanh nghiệp này từng vướng kiện tụng trong việc thanh toán công trình xây dựng phần móng, hầm và thân Dự án Tòa nhà cao cấp Westa tại số 104 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội. Theo bản án sơ thẩm ngày 16/6/2017 của Tòa án Nhân dân quận Hà Đông, COMA 18 phải thanh toán số tiền là 87,5 tỷ đồng cho Tổng công ty 36.
Gánh nặng nợ vay là một trong những nguyên nhân khiến tình hình kinh doanh của COMA 18 không mấy sáng sủa.
Sau một thời gian dài hoạt động không hiệu quả, COMA 18 đang tạm dừng hoạt động xây lắp, cơ khí và nhà hàng. Bên cạnh đó, mảng khai thác hạ tầng các dự án khu công nghiệp đang trong giai đoạn đầu nên vẫn chưa mang về doanh thu cho COMA 18. Nguồn thu của COMA 18 hiện đến từ việc cho thuê hạ tầng cụm công nghiệp và doanh thu phí nước thải tại cụm công nghiệp Thanh Oai. Kết quả, Công ty ghi nhận chưa đến 1 tỷ đồng đồng doanh thu bán hàng trong quý III/2020, đạt 0,83 tỷ đồng. Sau khi trừ đi chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và các khoản chi phí khác, COMA 18 báo lỗ gần 0,54 tỷ đồng.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, COMA 18 ghi nhận 39,2 tỷ đồng doanh thu và báo lỗ hơn 136,4 tỷ đồng. Cộng với các khoản lỗ từ các năm trước, lỗ lũy kế tại thời điểm cuối quý III/2020 của Công ty đã lên tới 272,2 tỷ đồng, ăn mòn con số vốn điều lệ 315,3 tỷ đồng.
Trong hoàn cảnh khó tiếp cận nguồn vốn vay của các nhà băng, COMA 18 sẽ gặp nhiều thách thức trong việc huy động vốn lưu động cho hoạt động kinh doanh thường ngày của Công ty.
EVN lãi đậm năm 2019
Trong năm 2019, lợi nhuận ròng hợp nhất của EVN lên tới 9.720 tỷ đồng, tăng 43% so với năm 2018, riêng lợi nhuận của công ty mẹ cũng 41%.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 đã được kiểm toán.
Các số liệu trong báo cáo cho thấy tập đoàn này vừa trải qua năm với kết quả kinh doanh tăng mạnh ở cả doanh thu và lợi nhuận.
Cụ thể, năm 2019, EVN ghi nhận 394.890 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 17% so với năm liền trước. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn (gần 21%) đã khiến lợi nhuận gộp của tập đoàn này giảm 4% so với cùng kỳ, đạt 51.038 tỷ đồng.
Con số lợi nhuận gộp thu về năm 2019 tương đương với biên lãi gộp mà tập đoàn sản xuất kinh doanh điện này có được vào khoảng 12,9%, giảm so với mức 15,7% năm 2018.
Cũng trong năm gần nhất, hoạt động tài chính mang về cho EVN 3.973 tỷ đồng doanh thu, tăng gần 9%. Trong đó, số thu này chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng.
Ngoài ra, tập đoàn này cũng thu về gần 500 tỷ đồng tiền lãi trong các công ty liên doanh, liên kết trong năm (giảm 13%).
Để ghi nhận doanh thu tăng trưởng, năm 2019 EVN cũng phải chi nhiều tiền hơn để trang trải các chi phí phát sinh trong kỳ. Trong đó, chi phí bán hàng tăng 6%, ngốn của tập đoàn 7.134 tỷ; chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng 3%, ở mức 13.635 tỷ đồng.
Tuy nhiên, chi phí tài chính EVN phải chịu năm qua lại giảm tới 23% (từ hơn 29.000 tỷ xuống 22.500 tỷ). Đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của EVN năm vừa qua tăng 47% dù lợi nhuận gộp đi xuống. Nguyên nhân của việc chi phí tài chính giảm mạnh là do EVN được ghi nhận giảm lỗ chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện trong năm 2019.
Sau khi hợp nhất cùng hoạt động kinh doanh khác, EVN thu về gần 12.500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2019, tăng 38% so với năm 2018.
Lợi nhuận sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp của tâp đoàn này là 9.720 tỷ, tăng 43%. Trong đó, riêng lợi nhuận sau thuế thuộc về công ty mẹ cũng tăng 41%.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản hợp nhất của tập đoàn này đạt gần 721.500 tỷ đồng, tăng 2% so với đầu năm.
Đặc biệt, mục tiền và các khoản tương đương tiền của EVN đến cuối năm 2019 cũng là 53.601 tỷ đồng, tăng 7%. Bên cạnh đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng hơn 22.000 tỷ đồng (56%) lên mức 61.538 tỷ. Trong số này, hơn 34.900 tỷ là tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn.
Như vậy, tổng các khoản tiền, tương đương tiền và tiền gửi ngân hàng của EVN tại thời điểm cuối năm 2019 vào khoảng 88.500 tỷ đồng, chiếm hơn 12% tổng tài sản tập đoàn. Chính nhờ các khoản tiền gửi ngân vài chục nghìn tỷ này, mỗi năm EVN đều thu về hàng nghìn tỷ tiền lãi từ hoạt động tài chính.
Theo báo cáo tình hình hoạt động 4 tháng đầu năm nay, EVN cho biết tập đoàn vẫn cung cấp đủ điện cho nhu cầu sinh hoạt của người dân, đặc biệt trong thời gian diễn ra cách ly xã hội để phòng chống dịch Covid-19.
Trong đó, sản lượng toàn hệ thống 4 tháng đầu năm đạt 75,83 tỷ kWh, tăng 2% so với cùng kỳ. Các nguồn điện chính bao gồm nhiệt điện than (45,33 tỷ kWh, tăng 17%); tua bin khí (12,62 tỷ kWh, giảm 16%); thủy điện (11,6 tỷ kWh, giảm 36%); năng lượng tái tạo điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối (3,69 tỷ kWh); điện nhập khẩu (1,28 tỷ kWh, giảm 11%); và nhiệt điện dầu (1,02 tỷ kWh, tăng gần 5 lần).
Theo dự báo của tập đoàn, tháng 5 dự kiến sẽ có nhiều đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng điện tăng cao. EVN dự tính sản lượng điện tiêu thụ bình quân ngày toàn hệ thống trong tháng 5 ở mức 704,5 triệu kWh/ngày, công suất phụ tải lớn nhất ước khoảng 38.270 MW.
Cạnh tranh ngành xây lắp nhìn từ kế hoạch giảm sâu biên lợi nhuận của HBC Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình, doanh nghiệp xây lắp với quy mô doanh thu nhiều năm nay vượt trên 10.000 tỷ đồng, vừa công bố kế hoạch kinh doanh với biên lãi ròng chỉ vỏn vẹn 1%. Địa ốc Hòa Bình đặt kế hoạch kinh doanh giảm sâu CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (mã HBC) đặt mục tiêu doanh thu...