Cơm tấm nướng sườn trên lầu 1 giữa Sài Gòn: Ngon bình dân, khách ăn gần 100kg sườn/ngày
Người Sài Gòn thường quen với hình ảnh bếp than nướng sườn đặt trước cửa mỗi quán cơm tấm.
Tuy nhiên, nếu đi ngang góc Hoàng Diệu – Đoàn Văn Bơ nhiều người sẽ phải bất ngờ khi thấy làn khói nghi ngút tỏa từ lầu 1 của quán.
Cơm tấm là món ăn phổ biến của người Sài Gòn. Người dễ tính thấy quen thuộc với hình ảnh bếp than hồng đặt trước mỗi quán để nướng sườn. Tuy nhiên, khói bay nghi ngút, nóng nực khi đi qua các quán cơm khiến không ít người đi đường, hay hàng xóm khó chịu vì độ nóng và bám mùi.
Quán cơm ông Thuần dùng lầu 1 để nướng sườn DƯƠNG LAN
Vài tháng gần đây, tại góc ngã tư đường Hoàng Diệu – Đoàn Văn Bơ (Q.4), có một quán cơm tấm đặc biệt. Chủ quán dùng lầu 1 của quán làm chỗ nướng sườn, khói tỏa lên trời và mùi thơm của sườn nướng phảng phất nên thực khách đến ăn rất đông, quán cơm có tên Hồng Calmette.
Nướng trên lầu để không ảnh hưởng người đi đường
Chúng tôi ghé thăm quán vào khoảng 16 giờ chiều một ngày nắng nóng nực của Sài Gòn. Dù không phải là giờ cao điểm nhưng khách đứng chờ mua cơm tại quán rất đông. Chủ quán cùng nhân viên tất bật làm cơm cho khách, từng miếng sườn được rưới mỡ hành thơm phức lần lượt cho vào từng suất cơm.
Chị Hoa tất bật bán cơm cho khách DƯƠNG LAN
Ông Nguyễn Đình Thuần (47 tuổi, quản lý quán cơm) cho biết, tên quán được ghép từ tên của mẹ vợ – bà Hồng và tên cầu Calmette (do quán nằm ở vị trí dưới chân cầu Calmette). Quán có tuổi đời hơn 20 năm, trước do mẹ vợ ông làm. Hai năm gần đây, do tuổi cao, sức khỏe yếu hơn nên bà giao lại cho vợ chồng ông tiếp tục kinh doanh.
Ông Thuần cho biết, trước đây quán cũng nướng thịt ở phần vỉa hè trước quán. Cuối năm 2021, chính quyền yêu cầu dừng vỉa hè kinh doanh và nhận ra nướng ngoài đường khói bay nghi ngút, ảnh hưởng đến mọi người ông quyết định dùng lầu 1 của quán làm chỗ nướng sườn. Căn phòng rộng khoảng 21m 2 được ông trang bị thêm quạt hút để đẩy khói lên trời.
Video đang HOT
Nướng sườn trên lầu 1 sẽ không gây khói khó chịu với người đi đường DƯƠNG LAN
“Trước đây, căn phòng đó tôi để chứa hàng, giờ lắp thêm quạt máy, xây gạch men sạch sẽ để nướng sườn. Dù mang sườn lên xuống hơi cực nhưng có nhiều ưu điểm như khỏi ai phàn nàn, không chiếm lòng lề đường, thức ăn cũng sạch sẽ hơn nhiều. Trước nướng dưới vỉa hè bụi bặm hơn, giờ lên đây có quạt công suất lớn đẩy ra. Khách ủng hộ nhiều lắm vì đến ăn không lo ám mùi khói lên người. Khách nếu muốn lên xem tầng nướng sườn này tôi cũng dẫn lên, không giấu diếm gì”, ông Thuần nói.
Căn phòng 21m 2 được ông Thuần dùng làm chỗ nướng sườn DƯƠNG LAN
Quán cơm tấm có đa dạng các món ăn kèm, khách thoải mái lựa chọn như: sườn, mực nhồi thịt, chả, tóp mỡ, trứng ốp la,… Một phần cơm tấm sườn bản to có giá 35.000 đồng, mức giá khá rẻ nên dù đông nhiều người vẫn xếp hàng chờ đợi.
“Mỗi ngày nhà tôi bán hết 3 nồi cơm to, gần 100kg sườn. Khách là dân lao động, dân sang, ca sĩ cũng có, nhiều tầng lớp khác nhau. Nhà tôi bán giá bình dân, dễ ăn, thêm món thêm tiền nên đông người ăn.”, ông Thuần hào hứng kể.
Trân trọng từng góp ý của thực khách
Quán cơm ‘không khói dưới đất – nướng sườn trên lầu’ mở bán từ 16 giờ – khoảng 2 giờ sáng hôm sau. Thời điểm dịch chưa bùng phát, quán có thể bán 700 – 800 suất cơm mỗi ngày. Do lượng khách đến đông nên quán thuê khoảng 30 nhân viên từ khâu đứng bếp đến phục vụ khách. Từ 19 giờ trở đi, quán mới có mặt bằng để khách ngồi ăn tại chỗ.
Nhân viên tất bật bán cơm cho khách DƯƠNG LAN
Chị Nguyễn Thị Thu Hoa (33 tuổi, chủ quán cơm), công thức ướp thịt và cách pha chế nước mắm chị học lại từ mẹ. Khi nướng sườn phải nhanh tay trở qua trở lại đến khi miếng sườn vừa vàng là đạt đủ độ ngon. Từ nhỏ chị đã phụ mẹ bán hàng, quán cơm có từ lâu, nếu không nối nghiệp, chị phải kiếm việc khác nên chị tiếp tục duy trì quán cơm, lấy đó làm thu nhập nuôi gia đình.
Dù chưa phải giờ cao điểm nhưng nhiều người đã ghé quán mua cơm DƯƠNG LAN
Dù khách đông, được nhiều người ghé ăn nhiều lần nhưng chị Hoa khiêm tốn, không tự nhận quán mình giỏi. Mỗi khi rảnh, cả gia đình chị vẫn kéo nhau đi ăn quán khác để học hỏi thêm.
“Tôi không dám nhận là bán ngon hơn người khác. Tôi luôn trân trọng từng lời góp ý của khách hàng, mọi người trong quán thường ngồi lại với nhau để chỉnh sửa, thay đổi để làm sao món cơm tấm của quán được hoàn thiện nhất có thể”.
Là khách quen của quán hơn 10 năm nay, anh Vĩnh Tuấn (44 tuổi, Q.10) chia sẻ, cơm tấm ở đây càng ăn càng ghiền, có thể ăn liên tục trong vòng 1 tuần vẫn muốn ăn nữa.
Lượng khách ngày càng đông khi chiều tối DƯƠNG LAN
“Hạt cơm tấm rất tơi, đồ ăn bao giờ cũng nóng hổi. Phong cách phục vụ của quán cũng nhiệt tình, vui vẻ. Hôm nào lỡ đến quán sớm hơn giờ bán tại chỗ, tôi cũng chấp nhận đợi vì cơm tấm là phải ăn nóng mới ngon”, anh Tuấn bày tỏ.
Mỗi suất cơm tấm sườn có giá 35.000 đồng DƯƠNG LAN
Bà Lưu Thị Hồng Minh (51 tuổi, Q.1) thường xuyên lui tới quán những ngày gần đây. Bà Minh cho biết, ấn tượng đầu tiên của bà về quán là do làn khói tỏa ra từ lầu 1 và mùi thơm của sườn nướng. “Tôi thích ăn cơm tấm lắm và cũng đã ăn thử ở nhiều chỗ rồi. Thấy quán này nướng thịt trên lầu trông hay hay nên vào ăn thử thì kết luôn, giờ chỉ ăn cơm tấm ở đây thôi”, giọng bà Minh hào hứng.
Bà Minh cùng cháu đi ăn cơm tấm sườn DƯƠNG LAN
Đây là quán cơm quen thuộc của bà cháu bà Minh
Cơm tấm sườn chả trứng
Đĩa cơm với nhiều màu sắc đẹp mắt, thịt sườn mềm, thơm ăn kèm với chả trứng, bì thịt, đồ chua và rau ăn kèm.
Thành phần
2 miếng sườn lợn, 1 thìa canh sả, 1 thìa canh tỏi, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa canh xì dầu, 1 thìa canh mật ong, 2 thìa canh dầu ăn, 40 g miến, 3 cái mộc nhĩ, 4 quả trứng gà, 200 g thịt băm, 3 thìa canh hành tím, 1/2 thìa cà phê muối, 1/2 thìa cà phê tiêu, 3 bát gạo tấm, 1 quả cà chua, 1 quả dưa chuột
Hướng dẫn
Gạo tấm vo sạch. (Nếu không có gạo tấm, vo rồi ngâm gạo thường 1h, sau đó chà xát cho hạt gạo vỡ ra để giả gạo tấm). Nếu nấu nhiều thì phải hấp gạo (như đồ xôi). Nếu 1-2 bát thì có thể dùng nồi cơm điện. Đổ nước nóng sâm sấp mặt gạo rồi bấm nút nấu bình thường.
Ướp 2 lát thịt cốt lết với sả, đầu hành trắng và tỏi băm, xì dầu (nước tương), mắm, mật ong (hoặc đường), dầu ăn. Trộn đều và ướp đều lên 2 mặt miếng thịt. Ướp vài tiếng hoặc qua đêm cho thấm.
Bật lò nóng 190C (375F). Nướng mỗi mặt 15 phút. Cũng có thể chiên hoặc nướng than. Thời gian nướng tùy độ dày miếng thịt.
Làm chả trứng: Đập 4 trứng, tách riêng 2 lòng đỏ. Đánh trứng, trộn với nấm mèo và miến tàu, 3 thìa canh đầu hành băm và thịt xay. (Nếu muốn chả trứng mềm xốp thì phải cho ít thịt thôi). Nêm mắm, muối, tiêu, bột nêm, dầu ăn.
Lót khuôn bằng ni-lon bọc thực phẩm, cho thịt vào hấp 30 phút. Mở nắp và quét lớp lòng đỏ trứng lên bề mặt. Hấp thêm 5 phút nữa (không đậy nắp). Nếu nướng cách thủy trong lò nướng thì mở hé cửa lò để mặt chả trứng có màu vàng đẹp.
Xới cơm tấm ra chén, nén lại và úp ngược ra dĩa. Thêm dưa chuột, cà chua, sườn nướng, chả trứng, và mỡ hành. Khi ăn rưới nước mắm pha nhạt.
Mang "gánh tàu hũ" trong miền ký ức về gian bếp thân thương Sài Gòn đang căng mình chống dịch, tìm được chén tàu hũ thưởng thức không phải là chuyện dễ dàng. Thế nên, tôi lại bắt tay vào bếp làm tàu hũ, trước là thưởng thức, sau là tìm lại cho mình miền ký ức tuổi thơ. Tôi sinh ra tại mảnh đất miền Trung cháy nắng, những ngày vào mùa gặt thường hay...