Cơm tấm: Món ăn biểu tượng cho sự giao thoa văn hóa
Theo nhiều câu chuyện kể lại, cơm tấm ngày xưa là món ăn bình dân dành cho những người lao động nghèo, tuy nhiên qua thời gian, cơm tấm đã ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Theo nhiều câu chuyện kể lại, cơm tấm ngày xưa là món ăn bình dân dành cho những người lao động nghèo.
Hạt gạo tấm ngày xưa được coi là gạo thứ phẩm, giá rẻ và thường được dùng để cho gà, heo ăn. Do cuộc sống khó khăn, có năm mất mùa không có gạo để ăn nên người dân đã nghĩ tới việc dùng gạo tấm để nấu thành cơm ăn, vẫn no bụng mà giá thành lại rẻ. Do cơm tấm nở ít, nên khi ăn sẽ no lâu, điều vô cùng thích hợp với người dân lúc bấy giờ.
Món cơm tấm sau đó bắt đầu được phổ biến khắp các miền lục tỉnh và được dùng làm bữa sáng. Cơm tấm được ví là món ăn mà bất cứ ai đã tới TP.HCM mà không nếm thử là vô cùng thiếu sót.
Video đang HOT
Cơm tấm đã trở thành một biểu tượng và là sự giao thoa văn hóa giữa ẩm thực đông với tây: Ăn cơm bằng dĩa, muỗng nĩa theo kiểu Tây, thức ăn đi kèm là thịt nướng phong cách Pháp, chả trứng của người Hoa, bì thính của người Bắc, nước mắm chua ngọt của người TP.HCM. Sự kết hợp vô cùng kì diệu này đã tạo nên một món ăn có một không hai./.
Bánh khọt Vũng Tàu - món ăn Việt Nam có giá trị ẩm thực châu Á
Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt.
Món bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của Vũng Tàu và đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam có "giá trị ẩm thực châu Á."
Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và người dân miền Nam Việt Nam nói chung. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt.
Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá... thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống.
Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu "khọt khọt" (bởi bánh khi chín rất giòn) nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt.
Bánh khọt được rải một lớp ớt bột đều trên bề mặt, tạo ra vị cay vừa miệng và màu sắc đẹp mắt.
Đĩa bánh khọt giòn tan tạo nên sức hấp dẫn cho những người ưa thích khám phá ẩm thực Vũng Tàu.
Trước đây, món bánh này thường được các bà, các mẹ làm vào những ngày nghỉ để gia đình cùng thưởng thức như món quà ăn vặt. Lâu dần, cùng quá trình phát triển du lịch đã tạo điều kiện giúp bánh khọt đến gần hơn với du khách trong chuyến hành trình khám phá Vũng Tàu.
Hiện nay, những cái tên như bánh khọt Gốc Vú Sữa, Cây Sung, bánh khọt Cô Ba Vũng Tàu, bánh khọt Miền Đông... chính là điểm hẹn ẩm thực của người dân địa phương cũng như là du khách đến du lịch Vũng Tàu.
Cuộn chiếc bánh trong lá rau xà lách và vài cọng rau thơm, chấm cùng với nước mắm chua ngọt, pha sền sệt sẽ giúp du khách dễ dàng cảm nhận cái giòn giòn của bánh, vị ngọt ngọt của tôm, sò, cái man mát của rau cùng mùi thơm ngậy của mỡ hành hòa quyện lại.
Những hương vị của bánh khọt khiến cho bất cứ ai đã từng thử qua cũng muốn được thử lại./.
Quán bánh đúc 'chảnh' nhất Sài Gòn, khách đến mua đều phải chuẩn bị tiền lẻ Dù được mọi người đánh giá là quán bánh đúc "chảnh" nhất Sài Gòn vì chủ quán "siêu" khó tính nhưng mỗi ngày, bà Hồng vẫn tiếp không hết thực khách ra ào nườm nượp. Quán bánh đúc nhỏ nằm trên đường Phan Đăng Lưu (quận Phú Nhuận) từ lâu đã vô cùng nổi tiếng. Không chỉ vì món bánh đúc ngon, hấp...