Cơm niêu đá món cơm dinh dưỡng của người Hàn Quốc
Theo các đầu bếp xứ sở kim chi, nấu cơm bằng niêu đá sẽ giữ được hương vị của gạo. Ngoài cơm, trong món ăn này còn có thêm một số loại hạt khô.
Yeongyang-dolsotbap là món cơm nấu với nhân sâm, táo tàu và hạt dẻ được tin là có nhiều dưỡng chất. Cơm ngon dẻo nhất khi được nấu trong nồi đá vì cơm chín đều và giữ được độ nóng rất lâu.
Trong tiếng Hàn, Dolsot có nghĩa là niêu làm bằng đá. Loại công cụ này được các nhà khảo cổ học Hàn Quốc phát hiện có từ thời Baekje khoảng 1300 năm trước. Giờ đây cơm niêu đá đã trở thành món ăn đặc sản của xứ nhân sâm vì từ năm 1920, người Hàn Quốc bắt đầu sử dụng các loại nồi nấu theo kiểu Nhật Bản có tên gọi là Nembi, rồi sau năm 1960 sự xuất hiện của nồi cơm điện đã gần như đặt dấu chấm cho thời đại nấu cơm bằng nồi đá.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển các công cụ nấu nướng, người ta đã dần nhận thức được giá trị và tác dụng của đá trong chế biến thức ăn. Như cơm nấu bằng niêu đá sẽ thơm ngon hơn rất nhiều vì vung nồi bằng đá có tác dụng tạo áp suất rất lớn sẽ duy trì dường như tuyệt đối hương vị vốn có của hạt gạo. Trong món cơm dinh dưỡng Yeongyang-bap thì ngoài gạo trắng, người Hàn Quốc còn cho thêm cả hạt thông, hạt dẻ và nhiều loại hạt khô khác nữa.
Để chế biến món cơm này không khó, nhưng yêu cầu là bạn phải có đủ nguyên liệu cũng như dụng cụ nấu là chiếc nồi bằng đá.
Chuẩn bị:
Video đang HOT
Vo sạch nếp và gạo, ngâm trong nước 30 phút, để ráo 10 phút (gạo 440g, nếp 110g)
Rửa đậu đen, ngâm nước 3 giờ, để ráo 10 phút.
Gọt vỏ hạt dẻ, cắt thành 2-4 miếng. Làm sạch táo tàu bằng vải cotton ẩm, cắt lấy phần thịt rồi chia thành 2-3 miếng.
Lột vỏ nấm thông, cắt thành miếng dày 0,7cm giữ lại hình dạng nấm.
Làm nóng chảo dầu, xào bạch quả trong 2 phút với lửa vừa, đảo đều tay, sau đó bóc vỏ. Cắt bỏ ngọn hạt thông, làm sạch bằng vải cotton khô.
Rửa sạch nhân sâm, cắt bỏ phần cuống, cắt thành từng khoanh dài 2cm – dày 0,7cm
Cách làm:
Cho gạo, nếp, đậu đen, hạt dẻ, nấm thông, nhân sâm và nước vào nồi, bật lửa lớn 10 phút. Để sôi 3 phút.
Giảm nhỏ lửa, thêm táo tàu, bạch quả và hạt thông vào, nấu 10 phút. Sau đó tắt lửa rồi đậy nắp lại 10 phút.
Khi cơm vừa chín, xới đều. Xới ra chén và thưởng thức.
Theo Yêu Du Lịch
[Chế biến] - Lẩu sườn non củ sen
Nhìn nồi lẩu sườn non nóng hổi đang bốc hơi nghi ngút khói, cùng các loại rau xanh ăn cùng thật chẳng ai có thể nỡ chối từ được.
Nguyên liệu:
- Sườn non
- Củ sen
- Táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn, me hoặc sấu
- Các loại rau: Rau cải cúc, cải xoong, rau muống, cải thảo...
- Gia vị: Hạt nêm, tiêu, sa tế
Lẩu sườn non đầy hấp dẫn (Ảnh từ Internet)
Cách làm:
- Các loại rau nhặt sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 20 phút rồi để ráo.
- Gọt vỏ củ sen sau đó thái khoanh vừa ăn.
- Sườn sụn mua về đem rửa sạch chặt miếng khoảng 3 x 4 cm, rồi có thể đun qua, lọc bỏ nước đầu cho đỡ mùi hôi.
- Sau đó cho sườn vào nồi nước hầm với củ sen, táo tàu, quy bào, kỳ tử, cam thảo, hoài sơn đến đun tới khi sôi nước thì bạn vặn lửa nhỏ thêm chút hạt nêm sao cho vừa ăn. Nếu muốn nước dùng ngọt hơn, bạn có thể cho thêm ít ngô ngọt vào ninh cùng.
- Sườn sau khi ninh xong, thả vài quả me vào dầm lấy nước, đồng thời nêm luôn gia vị cho vừa miệng. Nếu bạn còn trữ được sấu trong tủ đá thì cho sấu vào lẩu cũng rất ngon.
Giờ chỉ việc dọn lẩu sườn non ra rồi cùng cả nhà thưởng thức thôi!
Theo Eva
[Chế biến] - Canh sườn củ cải Người Trung Quốc có câu: "Đông ăn củ cải trắng, hè ăn gừng, chẳng cần đến thầy thuốc". Củ cải trắng được ví như tiểu nhân sâm, có tác dụng hành khí, trị ho đờm, tào bón, thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, mát gan... Nó là sự lựa chọn hàng đầu của bà nội trợ Trung Quốc mỗi khi mùa đông đến....