Cơm mới lá gừng Ngọt thơm hương vị núi rừng Bình Liêu
Khi những đợt gió mùa Đông Bắc tràn về miền núi, lễ mừng cơm mới của người Tày Bình Liêu lại tưng bừng diễn ra. Trong ngày lễ không thể thiếu món cơm mới lá gừng, món ăn của sự sung túc.
Cơm mới lá gừng – Ngọt thơm hương vị núi rừng Bình Liêu
Đã thành thông lệ, mỗi năm cứ vào độ cuối tháng 10 dương lịch, khi khắp các bản làng Bình Liêu lúa chín rộ trên những thửa ruộng, cũng là thời điểm bà con tất bật vào vụ gặt, chuẩn bị cho lễ mừng cơm mới.
Bàn cúng trong lễ cơm mới. Ảnh: VOV Đông Bắc.
Người Tày Bình Liêu dịp này nhà nào cũng nô nức chuẩn bị lễ hội, như một dịp tri ân ông bà, tổ tiên. Nhà ít người thì đồ một nồi xôi nhỏ, thịt một con gà; nhà đông người thì đồ một chõ xôi to cùng những món ăn từ sản vật do chính gia đình nuôi trồng, mời anh em họ hàng, chòm xóm đến chung vui.
Cơm mới có màu xanh đẹp mắt. Ảnh: VOV Đông Bắc.
Mâm cơm kính dâng lên các vị thần, tổ tiên dịp lễ mừng cơm mới ngoài cơm mới lá gừng còn có khâu nhục, thịt gà, thịt lợn, cá chép, bánh coóc mò, miến dong… Những món ăn tuy mộc mạc, nhưng bà con đã bỏ nhiều công sức nuôi, trồng cẩn thận suốt cả một năm để dành cho mùa lễ.
Hái lá gừng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Lễ mừng cơm mới, trong tiếng Tày là “Kin khẩu mấư”, là một nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Tày. Đó là dịp để gia chủ báo cáo với trời đất, tổ tiên về một năm lao động sản xuất và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà khỏe mạnh ấm no.
Giã lá gừng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Sau nghi thức cúng lễ, mọi người quây quần bên nhau tâm tình trò chuyện và thưởng thức món cơm mới lá gừng, món xôi đặc biệt được chuẩn bị rất công phu. Những hạt gạo nếp ngon nhất trong mùa vụ được ngâm nước qua một đêm rồi đưa vào chõ đồ bằng gỗ đặc biệt của đồng bào Tày, cho ra xôi mềm dẻo nhưng không dính tay.
Video đang HOT
Đồ xôi. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Đơm xôi cho nguội bớt. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Từ sớm tinh mơ, những chiếc lá gừng xanh mướt, còn đọng sương sớm sẽ được người phụ nữ Tày hái về, rửa sạch, để ráo nước. Người Tày quan niệm màu xanh chính là màu của sự tốt tươi, sung túc và đủ đầy.
Trộn nước lá gừng. Ảnh: Báo Quảng Ninh.
Lá gừng được đem giã nhuyễn để vắt lấy nước cốt. Xôi đã chín dẻo được đơm ra chiếc mẹt lót lớp lá chuối cho nguội bớt. Chõ xôi nghi ngút khói, thơm nồng nàn hấp dẫn du khách trong tiết trời sang đông ở vùng Đông Bắc.
Mâm cỗ đặc trưng. Ảnh: Zing News.
Sau khi xôi nguội bớt thì trộn với nước cốt lá gừng tạo màu xanh đẹp mắt và mùi thơm đặc trưng. Màu xanh của cơm mới lá gừng tượng trưng cho núi rừng, ruộng đồng tươi tốt, gửi gắm ước muốn của nhân dân về những vụ mùa bội thu và hướng đến một cuộc sống ấm no, đủ đầy và viên mãn.
Đình Lục Nà, Bình Liêu dịp mừng cơm mới. Ảnh: VOV.
Nghi lễ cúng cơm mới ở đình. Ảnh: Báo Dân Tộc.
Nếp mới dẻo thơm hòa quyện với vị nồng ấm của lá gừng làm nên một món ăn hài hòa. Là một trong số ít nghi lễ truyền thống còn được giữ gìn nguyên vẹn cho đến ngày nay, mâm cỗ cơm mới lá gừng đã trở thành hình ảnh đặc trưng của người Tày nơi núi rừng Bình Liêu.
5 đặc Sản Lạng Sơn ăn là mê, nhất định phải thử một lần
Điểm danh loạt đặc sản Lạng Sơn ăn tuyệt ngon, đúng hương vị bản địa, du khách nhất định phải thử một lần nếu có dịp ghé thăm vùng đất này như vịt quay, xôi cẩm, bánh bí đỏ, bánh ngải, nem nướng Hữu Lũng,...
Vịt quay
Nhắc đến đặc sản Lạng Sơn, du khách không thể không kể đến món vịt quay nổi tiếng, được tuyển chọn từ giống vịt Bầu Thất Khê. Giống vịt này khi quay chín vẫn giữ được độ dày mình, chắc thịt, ít xương, da giòn ngậy nhưng không béo.
Vịt sau khi sơ chế sạch sẽ được tẩm ướp với hành, hạt tiêu, lá móc mật và nhồi các nguyên liệu trên vào bên trong bụng vịt rồi khâu lại. Phần da vịt được phết mật ong.
Người Lạng Sơn thường quay vịt trên than hoa khoảng 15 phút, sau đó đem nhúng vào chảo mỡ, đảo đi đảo lại vài lần cho tới khi lớp da giòn, ngả nâu thì vớt ra, để ráo.
Vịt quay Lạng Sơn có độ mềm, ngọt dịu, dậy mùi thơm. Món ăn này thưởng thức kèm nước chấm pha chế từ nước vịt quay và thêm xì dầu, ớt (Ảnh: Lý Lan Phương).
Ngoài vịt quay, món phở vịt ở đây cũng rất nổi tiếng. Thịt vịt mềm ngọt, nước dùng béo ngậy và vị chua của măng tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng cho ẩm thực xứ Lạng.
Xôi cẩm
Xôi cẩm được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm là món ăn đặc trưng thường xuất hiện trong các bữa cơm hàng ngày hay những dịp lễ, Tết của người dân xứ Lạng. Tùy khẩu vị và văn hóa từng vùng mà người ta có thể cho thêm nguyên liệu thứ ba vào món xôi này là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Xôi cẩm Lạng Sơn vừa có hương vị dẻo thơm của gạo nếp, vừa có màu tím đẹp mắt, ngon hơn khi ăn kèm thịt gà hoặc muối vừng (Ảnh: Shop Liên, Tiểu màn thầu).
Ở vùng thảo nguyên Đồng Lâm ở Hữu Liên, Hữu Lũng (Lạng Sơn), hầu như nhà nào cũng trồng cây lá cẩm. Bởi vậy, xôi cẩm trở thành món ăn gắn liền với đời sống văn hóa của bao thế hệ người dân nơi đây.
Nem nướng Hữu Lũng
Tuy không nổi tiếng như nem Phùng (Hà Nội), nem chua Thanh Hóa, nem nắm Giao Thủy (Nam Định) nhưng nem nướng Hữu Lũng (Lạng Sơn) vẫn hút khách bởi hương vị thơm ngon đặc trưng.
Món ăn này được làm từ thịt lợn và bì lợn thái nhỏ, đem trộn với thính cùng một số gia vị rồi gói lại bằng lá chuối tươi. Sau khi thịt lên men, người ta mang nem nướng trên bếp than cho cháy xém lớp vỏ ngoài, dậy mùi thơm hấp dẫn.
Nem nướng Hữu Lũng (Ảnh: Thùy Vịt).
Bánh ngải
Bánh ngải Lạng Sơn được làm từ lá ngải non, đun với nước tro sạch cho nhừ rồi rửa sạch, bỏ xơ, cho vào cối giã nhuyễn. Xôi đem đồ chín, giã đều tay cùng với lá ngải đã giã nhuyễn từ trước cho đến khi thu được khối bột mịn và dẻo thì chuyển sang bắt bánh.
Bánh ngải có màu xanh hấp dẫn, vị bùi, ngậy và thơm, không đắng như nhiều thực khách tưởng tượng (Ảnh: @nhacuanang).
Món bánh này thường được làm hai loại nhân là nhân vừng với đường giã nhỏ mịn hoặc nhân mè đen.
Khâu nhục
Khâu nhục (hay còn gọi nằm khâu) là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, khi du nhập vào Việt Nam được người Tày, Nùng ở Lạng Sơn biến đổi cho phù hợp và nhanh chóng trở thành đặc sản nức tiếng nơi đây.
Từ món ăn quen thuộc của người bản địa, thường xuất hiện trong các dịp quan trọng như đám cưới hỏi, lễ tiệc, Tết,... hay để chiêu đãi khách quý, khâu nhục dần trở thành đặc sản hút khách gần xa (Ảnh: Lý Lan Phương, Thùy Thương).
Nguyên liệu làm khâu nhục gồm có thịt ba chỉ, khoai môn, lá tàu soi và các gia vị như ngũ vị hương, nấm hương, mộc nhĩ, thịt nạc băm, ngũ vị hương, rượu trắng, mật ong, xì dầu,...
Không chỉ cầu kỳ về mặt nguyên liệu, món ăn này còn đòi hỏi quá trình chế biến công phu, tốn nhiều thời gian, từ đó tạo nên thứ đặc sản dân dã với phần thịt mềm tan trong khoang miệng, đủ để thực khách ăn một lần nhớ mãi.
Ngoài các món ngon kể trên, du khách có dịp ghé thăm Lạng Sơn có thể mua một số đặc sản khác về làm quà cho bạn bè, người thân như bánh cao sằng, bánh phồng, ốc đá, bánh bí đỏ... hay các loại trái cây nổi tiếng như quýt Bắc Sơn, đào Mẫu Sơn, na Chi Lăng, hồng Bảo Lâm, quả hồi,...
Lên Bá Thước nếm món khâu nhục Từ một món ăn truyền thống của người Hoa tại Việt Nam, trải qua bao biến thiên của dòng lịch sử cùng sự biến tấu tài tình của con người, ngày nay khâu nhục đã trở thành món ăn truyền thống không thể thiếu trong những dịp lễ tết, đám xá, đồng thời là món đặc sản thu hút khách du lịch của...