Cơm lam của người Mường
Cơm lam thường được bày trên mâm cơm của đồng bào cùng các món ăn như: thịt gà, thịt lợn rừng nướng, cá nướng, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng.
Theo các cụ cao niên ở bản Mường kể lại, người dân Mường xa xưa thường phải đi rừng, đi nương từ sáng sớm để kiếm thức ăn, thậm chí phải ngủ lại trong rừng. Do đó đồng bào đã sáng tạo ra việc dùng ống tre, ống nứa rồi cho gạo vào trong, đem nướng trên lửa và nấu chín thành cơm gọi là cơm lam.
Về sau, việc chế biến món ăn này trở thành thói quen và được người Mường ưa thích.
Để làm ra được món cơm lam ngon và có dấu ấn riêng của dân tộc mình, người Mường thường rất cầu kỳ, kỹ lưỡng trong việc chọn nguyên liệu.
Đầu tiên phải chọn đồ đựng là một ống nứa thon dài khoảng 20- 30cm, không to, không nhỏ, không quá dày cũng không quá mỏng. Vì nếu quá dày nướng sẽ rất lâu, lúc bóc sẽ rất tốn công, còn nếu quá mỏng sẽ dễ bị cháy.
Điều đặc biệt nứa phải là cây còn non, bà con lấy luôn nước có ở trong từng đốt ống nứa để nướng cơm. Ống nứa tươi xanh giúp lửa không bén vào gạo và chất nhựa trong vỏ sẽ ngấm sâu vào cơm làm cho cơm có vị ngọt và mùi hương tự nhiên.
Video đang HOT
Tiếp theo là việc chọn gạo, đồng bào chọn loại nếp nương thơm, dẻo của vùng cao. Gạo trước khi được đem đi “lam” sẽ được ngâm khoảng 2- 3 tiếng, sau đó vo sạch, rắc ít muối và trộn đều rồi đổ vào ống nứa đã có sẵn nước.
Khi gạo đổ vào, không nén chặt mà để cách miệng ống 5cm để khi gạo chín nở ra sẽ vừa khít miệng ống. Nếu thấy ống nứa có ít nước, có thể thêm nước xăm xắp mặt gạo. Nước này người Mường thường lấy nước trên những khe đồi, khe suối nhằm tạo nên vị ngọt mát. Sau đó, đem nút miệng ống lại bằng lá dong hoặc lá chuối.
Đốt lửa dựng các ống quanh bếp, có thể nướng ống cơm lam bằng than củi, than tre hoặc rơm khoảng một giờ, khi cơm sủi thỉnh thoảng nhấc ra dằn mạnh ống xuống đất để gạo dồn xuống phía dưới cho hạt cơm săn chắc. Nước cạn, đặt ống nằm ngang và nướng xoay đều.
Dùng ngón tay nhấn, thấy cơm mềm và có mùi thơm bốc lên là cơm đã chín. Lấy dao róc bỏ phần vỏ cháy bên ngoài. Đợi cho nguội hẳn bóc lớp vỏ còn lại sẽ để lộ ra lớp cơm vẫn được bao bọc bởi phần vỏ lụa trắng ngà của ruột tre, nứa khiến cơm lam có một màu sắc thuần hậu.
Đồng bào cắt mỗi ống ra thành từng khúc ngắn vừa phải. Khi ăn chỉ cần bóc bỏ lớp nứa màu trắng bên ngoài. Cơm lam thường được bày trên mâm cơm của đồng bào cùng các món ăn như: thịt gà, thịt lợn rừng nướng, cá nướng, nhưng ngon nhất vẫn là chấm với muối vừng.
Hiện nay, người Mường còn tạo ra món cơm lam với nhiều màu sắc phong phú: xanh, đỏ, tím, vàng trông rất đẹp mắt. Đồng bào tạo ra màu tự nhiên từ các loại lá cây, củ, quả ở rừng: Màu đỏ được tạo ra từ cây cơm lông hay từ quả gấc, màu xanh của lá gừng, màu tím của lá cẩm và màu vàng của nghệ già, chắt lấy nước đem ngâm vào gạo.
Vị dẻo thơm của gạo nếp được bao bọc bởi một lớp vỏ lụa mịn màng và những màu sắc sặc sỡ của cơm khiến cho cơm lam trông đẹp, bắt mắt và hấp dẫn hơn.
Cuộc sống của đồng bào Mường Thanh Sơn (Phú Thọ) hôm nay đã có nhiều đổi thay nhưng cơm lam vẫn là một món ăn truyền thống không thể mai một.
Nét ẩm thực độc đáo của các khu vực Đông Bắc và trung du miền núi Bắc Bộ
Được mẹ thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nét đẹp làm đắm say biết bao lòng người. Những năm gần đây, các tỉnh khu vực Đông Bắc và trung du miền núi Bắc Bộ đang là một trong những điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều du khách ghé thăm.
Một trong những điểm để lại nhiều dấu ấn khó quên trong lòng du khách chính là nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Mang trong mình một nền lịch sử truyền thống lâu đời, cùng sự sáng tạo trong lao động để tạo nên nhiều món ăn đặc sắc mang dấu ấn vùng miền như: khâu nhục, cơm lam, cá nướng, xôi ngũ sắc, xôi trám, bánh cóc mò, thắng cố, phở vịt, vịt quay, lợn quay, rau ngót rừng, rau bò khai, măng ớt, các loại ẩm thực từ ngô (rượu ngô, bánh ngô, mèn mén...) mà kết hợp với rau, củ, quả sẵn có trong thiên nhiên khiến cho những ai từng được thưởng thức các món ăn nơi này đều có cảm nhận chung là rất độc đáo và thú vị
Cá nướng hồ Ba Bể (Bắc Kạn)
Nếu đã đến Tây Bắc, chắc chắn là phải thưởng thức món pa pỉnh tộp. Đây là món cá nướng khá đặc trưng của dân tộc Thái thuộc tỉnh Sơn La, Điện Biên. Thế nhưng xuôi xuống vùng lòng hồ Ba Bể (Bắc Kạn), du khách sẽ được thưởng thức món cá nướng vô cùng dân dã và khác lạ. Cách nướng cá ở đây không cầu kỳ phức tạp, mà vẫn giữ được nguyên vị ngon, thơm của cá.
Cá ở hồ Ba Bể có đủ loại to nhỏ nhưng cá nướng tại hồ là những con cá chỉ to bằng ngón tay được bắt dưới hồ lên, nếu cá to thì lại dùng chế biến theo các cách thông thường: gỏi cá, cá om hoặc nấu. Tuy nhiên, cá xiên nướng này lại như một loại đồ ăn vặt cho du khách khi họ đi thuyền hoặc trekking ở hồ Ba Bể.
Khâu nhục Lạng Sơn
Một trong các món ăn mà du khách thường thấy xuất hiện trong các bữa ăn khi đi du lịch qua một số tỉnh Đông Bắc là món khâu nhục. Nguyên liệu chính chế biến món khâu nhục ở các tỉnh Đông Bắc là thịt lợn, rau cải, hoặc rau tiến vua, hồi, quế và các loại phụ gia khác. Món khâu nhục thường được để chính giữa mâm cơm, dùng ăn riêng hoặc ăn cùng xôi và cơm tẻ đều được.
Xôi ngũ sắc
Du khách đến với cộng đồng cư dân rất ưa thích những món ăn được nấu từ gạo nếp. Và một trong món ăn được du khách thích thú và ấn tượng nhất là xôi ngũ sắc bởi cách chế biến cầu kỳ và lạ mắt. Với bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú của những người phụ nữ Tày - Nùng, họ đã sử dụng những sắc màu từ cây cỏ trong tự nhiên để tạo mầu cho những đĩa xôi. Màu vàng lấy từ bột củ nghệ, màu xanh từ cây lá cơm nếp hoặc lá dong, màu đỏ làm từ gấc, màu trắng để tự nhiên, màu tím hoặc đen làm từ lá cẩm. Hiện nay, cộng đồng Tày - Nùng vẫn sử dụng những chõ đồ xôi làm bằng gỗ từ một gốc cây lớn, đun bằng bếp củi để có được món xôi vô cùng hấp dẫn.
Điểm danh những món cơm nức tiếng trên mảnh đất hình chữ S Ẩm thực Việt Nam ngoài phở, bánh mì đã và đang nổi danh trên thế giới thì "cơm" của Việt Nam. Cơm hến, cơm âm phủ, cơm tấm, cơm lam... là những món cơm bạn chắc chắn nên thử một lần trong đời để có thể tự mình trải nghiệm và cảm nhận những món cơm nức tiếng của Việt Nam. Cơm tấm...