Cơm ghế mít mùa giáp hạt xứ Quảng
Những múi mít được phơi khô vàng ươm, nấu cùng với cơm gạo quê thơm nức, khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, bùi khác lạ.
Về xứ Quảng, khắp các ngõ quê, bạn đều bắt gặp những cây mít tỏa bóng che mát. Mùa mít chín, nơi đâu cũng rực một mùi thơm. Dưới bàn tay khéo léo của những người phụ nữ, mít có thể được chế biến thành nhiều món ăn ngon, không giống với bất cứ nơi nào, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng riêng.
Để làm mít khô, người chế biến lựa chọn những trái già, lấy một đoạn tre vót nhọn đầu đóng vào gần cuống để mấy ngày sau cho chín. Sau khi làm sạch nhựa, tách múi khỏi hạt, họ đem mít phơi dưới nắng 3 ngày cho khô lại.
Video đang HOT
Cơm ghế mít ăn cùng với mắm cá cơm, thêm chút ớt cay cay mới đúng điệu. Ảnh: Baoquangngai
Mít khô ngon phụ thuộc vào người chế biến. Trước hết phải biết lựa chọn mít chín đúng độ để hái, không quá chín và cũng không quá non, đảm bảo được màu sắc. Nếu không đủ nắng, mít phải được hong trên lửa, khi ăn cảm nhận được vị bùi, ngọt.
Chất lượng gạo nấu cũng quyết định độ ngon của nồi cơm ghế mít. Gạo ngon được vo sạch rồi đổ vừa nước cho lên bếp đun, khi gần sôi bỏ những múi mít khô đã rửa qua nước vào nồi rồi trộn cơm lên cho đều. Lúc nước sôi thì hạ bớt lửa, để nhỏ.
Cơm chín, mùi mít thơm lừng quyện với vị ngọt gạo quê, thưởng thức cùng với mắm cá cơm, ăn hoài không chán. Ngày nay không còn nhiều nhà nấu cơm ghế mít nữa nhưng món ăn này vẫn còn lưu luyến trong tâm trí những người dân xứ Quảng. Một số gia đình vẫn làm cơm ghế mít để đãi khách, coi như một món ăn dân dã thấm đượm tình quê hương.
Dẻo thơm bánh tổ
Bánh tổ có lẽ đã quen thuộc trong tiềm thức của những người con xứ Quảng. Bánh dung dị mà đặc biệt trong hương vị này trở thành một phần không thể thiếu trong ẩm thực xứ Quảng, và là cái tên được nhắc đến nhiều đối với những người Quảng xa quê.
Bánh tổ
Bánh tổ được chế biến khá kỳ công ngay từ khi chọn nguyên liệu để làm bánh. Bánh phải được làm từ gạo nếp ngon, thường là chọn từ giống nếp mèo đặc trưng của vùng sơn cước xứ Quảng. Nếp làm sạch đem đi xay mịn để ủ vài tiếng cho bột nở ra. Đường để làm bánh phải là đường bát được ép từ những cây mía ngon trồng ở đầu nguồn sông Thu. Ngoài ra còn phải có mấy củ gừng tươi, ít mè trắng rang thơm, lá chuối để gói là lá chuối trơn mượt mà mềm dẻo.
Đường đem nấu tan trong nước sôi già, đập giập mấy củ gừng tươi cho vào để dậy mùi thơm nồng nàn. Bột sau khi ủ đem gạn phần nước trong phía trên mặt rồi đổ nước đường vào đánh đều. Lá chuối hơ qua trên lửa rơm cho dịu lại, rồi đem chằm 2 đầu lá với chiếc ghim tre thành chiếc khuôn xinh xắn để đổ bánh. Bột bánh chỉ đổ lưng nửa khuôn để khi hấp chín bánh nở ra. Đem hấp bánh khoảng chừng 4 - 5 giờ để bánh chín mềm. Vớt bánh ra chiếc rổ tre cho ráo nước, mùi bánh thơm quyện chặt trong làn khói mỏng. Rắc ít mè trắng rang thơm lên trên mặt bánh. Bánh màu cánh gián đẹp mắt bởi nước đường bát lên màu.
Cắt bánh cũng phải thật khéo khi dùng sợi chỉ để cắt lát mỏng vừa ăn. Bánh dẻo thơm, cắn từng miếng ngon ngọt như kết tinh những cái hào hoa của tinh túy ẩm thực xứ Quảng. Các loại nguyên liệu đối sánh hài hòa trong từng lát bánh, mùi gừng quyện nhẹ với chút béo dịu của vừng.
Bánh tổ không cầu kỳ trong ánh nhìn mà giản đơn với chiếc khuôn lá mỏng manh, cũng chẳng màu mè mà giản đơn màu nâu sẫm, nhưng chỉ khi nếm thử một lần mới thấy cái ngọt, cái ngon riêng biệt không lẫn vào đâu giữa hàng ngàn thức bánh.
Ram bắp, món ngon xứ Quảng nghe lạ nhưng dễ làm, ăn ngon Ram bắp là món ăn đặc sản của Quảng Ngãi. Ram bắp đặc biệt ở chính nguyên liệu của nó. Những món ram thông thường sẽ được làm từ thịt heo, tôm, mộc nhĩ, miến.... Còn ram bắp làm từ bắp ngô. Ram bắp ngoài việc được sử dụng trong các bữa ăn hay cỗ của các gia đình, thì còn được làm...