Cơm chan trà – quốc hồn của Nhật Bản từng là món ‘đuổi khách’?
Ngày xưa, ochazuke – cơm chan trà vốn được làm từ tất cả các món đồ thừa của ngày hôm trước, cứ thế cho vào bát cơm nóng rồi chan trà vào, trộn lên và ăn.
Ochazuke hay còn được biết đến với cái tên dân dã hơn tại Việt Nam là cơm chan trà. Đây là một món ăn tuy đơn giản nhưng lại hết mực được yêu thích tại xứ sở hoa anh đào. Nếu ở Hàn có món bibimbab thì Nhật Bản coi ochazuke là món cơm trộn mang đậm quốc hồn.
Ngày nay, “phú quý sinh lễ nghĩa”, thực khách có nhu cầu thưởng thức ochazuke theo hướng đẹp mắt, ngon miệng và “sang trọng” hơn nên món này đã được biến tấu một chút. Thông thường sẽ là cơm nóng ở dưới, bên trên có thịt ba chỉ hoặc cá hồi áp chảo nướng, rồi thêm vào vài sợi rong biển khô hoặc cá ngừ bào, xong cứ thế đổ ngập nước trà nóng vào là có ngay ochazuke phiên bản hiện đại đầy tính thẩm mỹ.
Có câu chuyện thú vị xoay quanh món này, là vào ngày xưa với cách chế biến khá “hổ lốn” như đã nói bên trên, ochazuke không chỉ được xem là một món ăn “bình dân”, “nhà nghèo” mà còn được dùng để “đuổi khách”.
Cụ thể, khi muốn “đuổi khéo” những vị khách không biết ý tứ, cứ ngồi lì ở nhà mình cả buổi trời, chủ nhà sẽ ý nhị ngỏ lời mời vị khách dùng món cơm chan trà với ngụ ý rằng: “Anh đã ở nhà tôi lâu đến nỗi tôi chẳng còn gì để mời anh cả”. Khi đó, vị khách ấy sẽ tẽn tò mà hiểu ngay rằng đã đến lúc mình phải về.
Video đang HOT
Từ một món ăn tầm thường, theo dòng thời gian, ochazuke chuyển mình thành món ăn đặc sắc gắn liền với văn hóa Nhật Bản. Thậm chí, vào năm 1952, món ăn này còn được đưa lên phim trong tác phẩm Ochazuke no aji của đạo diễn Ozu Sujiro (tạm dịch: Hương vị cơm chan trà). Bộ phim đã góp phần khắc hoạ tính chất đơn sơ, mộc mạc nhưng đầy trân quý của món ăn khi đặt ra câu chuyện bất hoà của hai vợ chồng được hóa giải nhờ món ochazuke đong đầy tình thương.
Nguồn gốc của ochazuke đến nay vẫn còn là dấu chấm hỏi khi không có một ghi chép rõ ràng về sự xuất hiện của món ăn này. Tuy nhiên, nhiều người truyền miệng nhau rằng món ăn bắt nguồn từ Trung Quốc với xuất thân là cơm chan trà “người nghèo” nhưng như mọi người vẫn thường bảo, món ăn nào cứ hễ đến Nhật sẽ được “tân trang” lên một đẳng cấp mới.
Ngoài ra, một thuyết khác còn cho Nhật Bản vốn dĩ nổi tiếng với Thần đạo Shinto, nơi mà con người được dạy rằng cần phải trân trọng tất cả những gì đang có quanh ta bởi vạn vật đều có linh hồn, đều có một vị thần bảo hộ. Thế nên, nếu bỏ đi những món ăn thừa biết đâu sẽ xúc phạm một vị thần bảo hộ nào đó. Chính bởi thế, người Nhật lấy tất cả những phần thừa đó đem chế biến thành ochazuke – một món ăn riêng biệt đậm chất văn hóa Phù Tang.
Món cơm chan trà xanh lạ lùng ở Nhật Bản
Cơm chan trà (Ochazuke) là một một nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực xứ Phù Tang. Nền văn hóa ẩm thực Nhật Bản vốn nổi tiếng cầu kỳ, tỉ mỉ, nhưng có lẽ món cơm chan trà xanh Ochazuke là ngoại lệ bởi sự giản dị đến khó tin.
Ảnh: japanesecooking101.
Tận dụng thức ăn thừa
Phiên bản đầu tiên của Ochazuke xuất hiện vào thời Heian (năm 794-1185), với tên gọi yuzuke. Cách làm món ăn này đơn giản là lấy nước nóng chan lên cơm nguội thừa lại của hôm trước để cơm dễ ăn hơn. Khi ấy, món ăn chỉ dành cho tầng lớp nghèo khổ và thường ăn vào mùa lạnh.
Ảnh: matsukawa1971.
Đến thời Edo (1603-1868), nước nóng được thay bởi trà và cũng từ đó tạo nên nét đặc sắc cho món ăn dân dã này. Đến những năm 1950, món ăn này ngày càng trở nên phổ biến và dần được ưa chuộng trên khắp các vùng miền của nước Nhật.
Trong tiếng Nhật, "ccha" nghĩa là trà, "zuke" là ngập trong chất lỏng. Vậy nên cái tên Ochazuke có thể hiểu là cơm chan nước trà. Ngay từ cái tên đã thể hiện cách chế biến, thưởng thức không chút cầu kỳ.
Những câu chuyện xoay quanh Ochazuke
Dù món cơm chan trà đã trở thành một món ăn phổ biến và nổi tiếng tại Nhật Bản, hiện tại vẫn chưa có ghi chép nào cho biết rõ ràng, chính xác về nguồn gốc của Ochazuke.
Ảnh: kuppa_rock.
Có giả thiết cho rằng xuất xứ của món cơm chan trà này xuất phát từ Trung Quốc, sau đó du nhập vào Nhật Bản và được người Nhật phát triển thành Ochazuke.
Người Nhật Bản cũng có một câu chuyện truyền miệng khác được đưa ra để lý giải về nguồn gốc của món ăn là được dùng để "đuổi khách".
Thời xưa, khi có những vị khách "thiếu ý tứ" đến nhà và ngồi suốt cả buổi, chủ nhà muốn mời khách về nhưng vì phép lịch sự, họ không thể nói thẳng nên đành lấy món cơm chan nước mời khách nhằm nói rằng: "Anh đã ở nhà tôi lâu đến nỗi tôi chẳng còn gì để mời anh cả". Khi đó, người khách sẽ hiểu rằng "đã đến lúc nên đi rồi".
Ngoài ra, có giả thuyết nữa cho rằng món Ochazuke ra đời vì đất nước Nhật Bản vốn nổi tiếng với thần đạo Shinto. Theo đó, họ được dạy rằng vạn vật đều có linh hồn, những thứ ta đang sở hữu là do được thần bảo hộ ban cho nên phải trân trọng tất cả những gì mình có.
Chính vì vậy, người Nhật lo lắng rằng việc đem thức ăn thừa đổ đi là xúc phạm đến vị thần bảo hộ đó. Họ trộn nốt phần cơm còn thừa, cho nước nóng vào để ăn, và từ đó hình thành nên món ăn lạ lùng rất riêng của xứ sở hoa anh đào.
Thưởng thức món cơm chan trà đúng điệu
Qua nhiều năm, với sự phát triển của nền ẩm thực Nhật Bản để đáp ứng thị hiếu thực khách, món cơm chan trà đơn điệu đã có những phiên bản cầu kỳ và sang trọng hơn.
Ảnh: cookingwithdog.
Để mang đúng tinh thần ẩm thực Nhật Bản, Ochazuke ngày càng được chú trọng hơn trong việc chế biến và cách thức trình bày khi phục vụ trong những nhà hàng cao cấp. Phần đồ mặn ăn kèm đa dạng từ cá hồi áp chảo, thịt ba chỉ nướng, da cá hồi nướng giòn, cá ngừ bào, nhím biển tươi... hay thậm chí có cả đồ ăn phương Tây như thịt hun khói, xúc xích...
Món cơm này còn được biến tấu với những nguyên liệu lành mạnh và bổ dưỡng theo xu hướng ăn uống healthy hiện đại. Họ thay thế gạo trắng bằng gạo lức, thay trà xanh bằng những loại trà cao cấp, cắt giảm dầu mỡ và tăng cường chất xơ...
Ochazuke giờ đây được phục vụ ở khắp mọi nơi, vào mọi bữa trong ngày và còn được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá rất cao. Do dễ tiêu hóa nên Ochazuke giúp làm dịu cơn đau dạ dày, ợ nóng và chữa nôn hiệu quả. Ngoài ra, món này còn rất tốt cho người bị tiểu đường hay bệnh tim.
Tamago Kakegohan Cơm trộn trứng giản dị của người Nhật Phần trứng sẽ đóng vai trò như một loại sốt rất ngon cho món cơm đấy. Cũng như cơm tấm hay bánh mì ở Việt Nam, Tamago Kakegohan là một món ăn ngon cho bữa sáng phổ biến của người Nhật. Người ta thường ăn kèm món cơm trộn này với súp miso hoặc rau củ ngâm tsukemono. Món cơm trộn này có...