Cơm bơ chan nước mắm và 4 cách ăn khác lạ của người Việt
Nếu người Đắk Lắk ăn cơm với bơ chan nước mắm thì cơm trộn xoài là đặc sản ở miền Tây.
Mỗi vùng miền sẽ có những cách kết hợp cơm trắng với các món ăn kèm khác nhau. Từ những trái cây quê hương, người dân các nơi đã sáng tạo nhiều kiểu ăn độc đáo, mang đến sự đa dạng cho ẩm thực Việt.
Sự kết hợp quả ngọt cùng cơm trắng có thể lạ lẫm với bạn nhưng lại là món ăn bình dị và quen thuộc của nhiều người.
Cơm trắng, bơ sáp và nước mắm tỏi ớt là sự kết hợp độc đáo trong ẩm thực Việt. Đây là món ăn truyền thống lâu đời của người Đắk Lắk, Lâm Đồng. Bơ là đặc sản nổi tiếng của mảnh đất Tây Nguyên. Do đó, người dân nơi đây đã tận dụng nguồn trái cây dồi dào này để ăn kèm cơm nóng thay thế thịt, cá.
Bơ để ăn cùng cơm phải chín tới, không quá đắng cũng như mềm nhũn, cắt vừa miếng. Nước mắm là loại ngon, pha cùng tỏi tớt. Món ăn trở thành hình ảnh thân thương, đi vào ký ức tuổi thơ của những người con phố núi.
Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được hương vị ngọt bùi của cơm nóng, miếng bơ béo ngậy và chút cay mặn đậm đà của nước mắm.
Video đang HOT
Cơm bơ chan nước mắm là món ăn quen thuộc của người Tây Nguyên. Ảnh: Địa điểm ăn uống.
Cơm trộn xoài
Miền Tây là vùng đất của những trái cây nhiệt đới trong đó có xoài. Tới đây, du khách sẽ được ghé thăm các miệt vườn và thưởng thức những quả xoài tươi ngon, hấp dẫn trên cây. Ngoài là món tráng miệng, xoài còn được người dân nơi đây xem như một món ăn quen thuộc trên mâm cơm hàng ngày.
Xoài được chọn có thể xanh hoặc chín. Khi ăn, người miền Tây sẽ trộn cơm trắng, thịt kho hoặc cá kho và xoài thái sợ lại với nhau. Món ăn mang đến trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn thực khách bởi sự kết hợp độc đáo của nhiều hương vị chua thanh, mặn ngọt và thơm bùi.
Cơm trộn xoài sẽ ngon hơn khi kết hợp cùng cá hoặc thịt kho. Ảnh: Địa điểm ăn uống, TienTran511.
Ngoài xoài, người miền Tây cũng thường cắt một vài lát chuối tiêu chín ngọt để ăn kèm cơm trong những ngày bận rộn. Món ăn chuẩn vị nhất khi đầy đủ 3 thành phần gồm một trái chuối, bát cơm và chén nước tương hoặc nước thịt kho. Đây cũng là lựa chọn hấp dẫn cho những người ăn chay.
Sự kết hợp lạ lùng này lại là hương vị quen thuộc, ngon lành trong tuổi thơ của nhiều người miền Tây, giúp lót dạ nhanh chóng và không mất nhiều thời gian chế biến, nấu nướng.
Cơm trắng có thể kết hợp cùng chuối chín. Ảnh: Say Love.
Về miền Tây, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy nơi đây là thủ phủ của dừa. Loài cây này được trồng từ nhà ra ngõ, đặc biệt ở Bến Tre nổi bật với những vườn dừa rộng lớn. Tận dụng đặc sản quê hương, người miền Tây đã sáng tạo nhiều món ăn từ dừa. Trong đó, món ăn đơn giản nhất là nước dừa chan cơm trắng.
Người dân nơi đây, từ nhỏ tới lớn, thường chặt trái dừa tươi rồi đổ thắng và tô cơm ăn ngon lành. Cách ăn này trở thành nét truyền thống của đất dừa. Ngoài ra, sự kết hợp giữa nước cốt dừa cùng cháo hoặc đồ ăn mặn như cá kho, trứng muối cũng là kiểu ăn đặc sản ở đây.
Ngoài tác dụng giải khát, dừa còn là món canh cho bữa ăn của người miền Tây. Ảnh: Ohman.
Bún nước lèo, đậm đà chân chất tình nghèo miền Tây
Món bún nước lèo luôn được các "tín đồ" ẩm thực bầu chọn vào danh sách những món ăn đặc sản miền Tây mùa nước nổi đáng thưởng thức nhất.
Bún nước lèo có xuất xứ từ người Khmer ở Miền Tây Nam Bộ, nó có mặt hầu khắp những nơi mà cộng đồng người dân tộc này cư ngụ như Trà Vinh, Bạc Liêu, An Giang, Sóc trăng...
Trong quá trình giao thoa ẩm thực, bún nước lèo trở thành một đặc sản của người Việt và rất nổi tiếng tại nhiều địa phương với cách chế biến đa dạng, thú vị như: bún nước lèo Trà Vinh nổi tiếng nhờ rau ghém (hẹ, bắp chuối xắt) ngon giòn thì bún nước lèo Châu Đốc được thực khách ưa chuộng nhờ ăn kèm với thịt quay và nhất là bông điên điển - đặc sản mùa nước nổi ở đây, ngoài ra bún nước lèo Cần Thơ nổi tiếng với "thương hiệu" bún mắm, là một sự pha tạp giữa nhiều dòng bún khác nhau do tiếp thu tinh hoa ẩm thực của nhiều vùng.
Nhưng đặc biệt nhất vẫn là bún nước lèo Sóc trăng, món ăn từng "xao xuyến" bao nhiêu thực khách bởi hương vị đặc trưng mà các nơi khác không có được.
Để có được tô bún nước lèo "trứ danh", phải có bí quyết kết hợp, lựa chọn và sử dụng độc đáo về nguyên liệu và gia vị, nước lèo phải được nấu bằng nước dừa xiêm, xương heo. Nước lèo phải trong và có màu cánh gián nhạt, có vị ngọt tự nhiên từ tôm cá, làm dịu bớt mùi mắm. Do đó, ngay cả khi không quen với vị mắm bạn cũng có thể ăn được. Nhưng bấy nhiêu vẫn chưa đủ, làm nên danh tiếng cho bún nước lèo Sóc Trăng còn phải có một loại củ mà người dân nơi đây gọi là Ngãi bún.
Thực khách sẽ được thưởng thức một tô bún tuyệt vời, tô bún nghi ngút khói với hương thơm của mắm bò hóc như mời gọi, những sợi bún trắng ngà vừa mềm mát, dai dai cộng với rau ghém giòn giòn với nhiều vị hòa với nước lèo mặn ngọt đúng độ, những miếng thịt cá lóc ngọt ngào được đánh bắt từ thiên nhiên, vừa ăn vừa hít hà vị cay của ớt, vị chua của chanh, những lát thịt heo ngòn ngọt, béo béo tất cả những hương vị đó tạo nên món ăn khiến thực khách không thể nào ngơi đũa.
Món ăn càng ngon hơn, nhất là vào sáng sớm, chiều tối hoặc ngày mưa lạnh.
Món ăn càng ngon hơn, nhất là ăn vào buổi sáng sớm, vào buổi chiều tối hoặc những ngày mưa lạnh, cái nóng ấm của tô bún làm ta cảm thấy ấm áp khi được cùng thưởng thức với gia đình. Một tô bún nước lèo nóng hổi kết hợp với mùi thơm của sả, vị mặn ngọt của mắm, mùi hăng của các loại rau mùi làm nên món ăn dân dã mà tuyệt vời.
Những món ăn nhất định phải thử khi đến An Giang mùa nước nổi Cá lóc nướng trui, bún cá Châu Đốc hay canh cá linh bông điên điển là những món ăn nức tiếng ở An Giang mà du khách đến đây không ăn thì tiếc hùi hụi. Cá lóc nướng trui Từ một món ăn dân dã, cá lóc nướng trui đã trở thành món đặc sản mà người dân miền Tây thường đãi khách...