“Cơm ăn có thể thiếu chứ không thể bỏ học”
“Dù thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nhưng chưa một lần em nghĩ đến chuyện bỏ học. Bữa cơm hàng ngày có thể thiếu chứ không thể thiếu cái chữ, không thể bỏ ước mơ đi học”. Đó là lời chia sẻ của em Hoàng Thị Thương, Trường THPT Quảng Xương I, Thanh Hóa.
Em Hoàng Thị Thương là một trong hàng trăm học sinh (HS) nghèo vượt khó được Hội Khuyến học Thanh Hóa trao học bổng tại lễ kỉ niệm và trao học bổng cho các em HS nghèo vượt khó của Hội Khuyến học Thanh Hóa sáng 2/10. Khi nghe Thương chia sẻ trong buổi lễ, nhiều người đã rơi nước mắt khi biết rõ về hoàn cảnh của em.
Em Hoàng Thị Thương là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Hội Khuyến học Thanh Hóa trao học bổng học sinh nghèo vượt khó
Là đứa trẻ mồ côi, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Khi còn trong bụng mẹ, em đã mồ côi bố. 6 tháng sau khi em ra đời, mẹ cũng bỏ em mà đi. Nhưng không vì thế mà em đầu hàng với số phận mà luôn cố gắng vươn lên học giỏi.
Sau khi sinh ra bị mẹ bỏ rơi, ông bà nội đưa em về nuôi cho ăn học. Đến năm em học lớp 9, cả hai ông bà vì tuổi già sức yếu đã ra đi mãi mãi. Thương nhớ lại: “Trong đợt chuẩn bị tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 thì ông bà em mất. Em phải bỏ thi để đưa tang ông bà. Lúc đó em như tuyệt vọng vì chỉ có ông bà là người thân yêu nhất mà cũng bỏ em mà đi, em không biết phải sống thế nào và trông chờ vào ai”.
Chính từ ước mơ trở thành cô giáo mầm non và nghị lực phải sống tiếp, phải cố gắng học tập thật tốt, Thương đã không bỏ học mà cố gắng vững tin. Thương cho biết: “Sở dĩ em có được nghị lực và ý chí để không đầu hàng trước số phận chính mình là nhờ sự quan tâm động viên của những tấm lòng vàng đã giúp em cả về vật chất lẫn tinh thần, em được miễn phí các chi phí học tập, được hỗ trợ sách vở, quần áo, cũng như tạo điều kiện để em nhận học bổng dành cho HS nghèo vượt khó. Em luôn vững tin rằng dù em không còn bố, không có mẹ, không còn ông bà ở bên nhưng em còn có các bác, các cô chú, các thầy cô giáo, các bạn HS và rất nhiều các tấm lòng vàng khác trong xã hội giúp đỡ em”.
Những lời tâm tình sâu sắc của em Hoàng Thị Thương đã khiến rất nhiều người cảm động. Để được đến trường như ngày hôm nay, ngoài sự cố gắng của bản thân em còn có sự giúp đỡ của tất cả mọi người, trong đó của Hội Khuyến học.
“Em có được như ngày hôm nay, được khoác lên mình chiếc áo đồng phục, hàng ngày được cắp sách tới trường, vui đùa cùng bạn bè, được nuôi dưỡng ước mơ, khát vọng về một tương lai tươi sáng… chính là nhờ sự quan tâm giúp đỡ, tận tình cưu mang của các bác, các chú, các cô trong dòng họ, hàng xóm các thầy cô giáo, các bạn HS các cấp. Đặc biệt là sự quan tâm sát sao của Hội Khuyến học Quảng Xương nói riêng và Hội Khuyến học tỉnh Thanh Hóa nói chung”, Thương xúc động.
Video đang HOT
Em Hoàng Thị Thương (ngoài cùng bên trái) trong lễ nhận học bổng học sinh nghèo vượt khó tại buổi lễ kỉ niệm Ngày Khuyến học Việt Nam.
Một năm học mới lại đến. Những lo toan của Thương cũng như những em HS nghèo còn rất nhiều trên bước đường sắp tới. Không chỉ cần sự nỗ lực của bản thân các em mà cần cả sự chung tay của cộng đồng và xã hội để những em HS nghèo không phải bỏ học, tiếp tục đến trường nuôi dưỡng ước mơ của mình.
“Mỗi ngày được đến trường là một ngày vui. Được học hỏi kiến thức để rồi sau này phục vụ quê hương, đất nước là mong mỏi của bao thế hệ học trò. Sự động viên khích lệ động viên của các thầy cô giáo, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, những phần quà đầy ý nghĩa của Hội Khuyến học là nguồn động lực lớn lao nhất để chúng em vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong cuộc sống và học tập để mai này cống hiến cho đời”, Thương chia sẻ.
Thái Bá – Nguyễn Thùy
Theo dân trí
Khốn khó cảnh 3 tân sinh viên nghèo sau lũ
Cơn "đại hồng thủy" đi qua khiến người dân xã Quảng Phú, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) trắng tay. Sau lũ, người nông dân đã khổ là vậy, nhưng giờ đây ước mơ đi tiếp con đường Đại học của những tân sinh viên nơi đây có nguy cơ bị dừng lại giữa chừng.
Hoàn cảnh ba tân sinh viên nghèo: Lê Thị Lan (thôn 15), Đỗ Thị Trang và Đỗ Thị Uyên (cùng ở thôn 13, vùng lũ Quảng Phú, Thọ Xuân) hết tiền, hết gạo, nhịn đói đi học cùng những giọt nước mắt của các em khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng.
Chúng tôi về vùng lũ Quảng Phú sau hơn một tuần khi cơn lũ đi qua, cuốn đi bao tài sản của người dân. Các cánh đồng lúa, mía, sắn đều phủ một màu của bùn đất. Lũ cuốn đi hết lương thực, mùa màng bị nhấn chìm. Cái ăn, cái mặc của những người nông dân đã vậy. Nhiều gia đình có con em đang theo học tại các trường CĐ, ĐH chẳng biết trông chờ vào đâu để cho con được tiếp tục đến trường.
Bác Đỗ Đình Chức, 56 tuổi, thôn 13, xã Quảng Phú - bố em Đỗ Thị Trang, sinh viên năm nhất, ĐH Hồng Đức cho biết cơn lũ đã cuốn đi hết của gia đình bác 1,5 héc ta mía, một mẫu ruộng và ba ao cá. Giờ trắng tay chẳng biết lấy gì nuôi con ăn học.
Bác Đỗ Đình Chất đang dọn dẹp lại vườn bị ngập trong bùn
Cùng cảnh ngộ với bác Chức là bác Đỗ Văn Phượng, 51 tuổi, bác Phượng chia sẻ: "Không phải chúng tôi không muốn làm mà không biết bắt đầu từ đâu đây? Sáng nay, đứa con nhà tôi là cháu Đỗ Thị Uyên gọi điện về nói. Bố ơi! Thôi con không học nữa đâu. Con xin nghỉ học hoặc bảo lưu kết quả đại học. Con đi làm, có tiền sang năm con học tiếp được không bố? Mà tôi đắng lòng quá! Tôi không dám khóc. Nhưng tôi không thể nói được gì, chỉ biết trấn an con không được bỏ học. Bố mẹ sẽ cố gắng lo cho các con. Dù có phải đánh đổi tất cả".
Chúng tôi tìm đến nơi 3 tân sinh viên vùng lũ xã Quảng Phú, hiện đang ở trọ số nhà 33, ngõ 13, đường Tản Đà, phường Đông Sơn, thành phố Thanh Hóa. Cả 3 em đều đang theo học năm thứ nhất ngành Xã hội học, Trường ĐH Hồng Đức là em Lê Thị Lan, Đỗ Thị Trang và Đỗ Thị Uyên.
Ba em sinh viên nghèo vùng lũ Quảng Phú, Thọ Xuân. Từ trái sang: Em Lê Thị Lan, em Đỗ Thị Trang, Đỗ Thị Uyên đang đối mặt với nguy cơ phải bỏ học.
Lúc chúng tôi đến cũng là khi cả 3 em mới đi học Quốc phòng về. Em Trang cho biết: "Từ khi bắt đầu nhập học là chúng em đi học Quốc phòng luôn, đến nay gần được 1 tháng rồi. Mỗi ngày ba chị em đạp xe gần 5km để đến Trung tâm học, sáng đi tối mới về phòng trọ".
Căn phòng trọ nhỏ bé, chưa đầy 6m2 mà chứa đến 3 người. Trong phòng chỉ đủ kê được một chiếc giường và một chiếc bàn học.
Đi học về, mỗi em một việc, em thì quyét dọn phòng trọ, em rửa chén bát, giặt quần áo, em thì chuẩn bị cho bữa cơm tối. Nói là chuẩn bị bữa tối nhưng chẳng có gì đáng kể. Nồi cơm nấu một lon gạo cho 3 người, thức ăn chính cho bữa cơm chỉ có 2 gói mì tôm được cứu trợ mà bố mẹ gửi xuống, rồi bỏ vào nước đun sôi làm thức ăn chính và làm canh. Không có 1 cọng rau chứ chưa nói gì đến miếng thịt hay quả trứng.
Hai gói mì tôm vừa làm thức ăn vừa làm canh trong bữa cơm tối của 3 tân sinh viên vùng lũ.
Mới bắt đầu những ngày đầu đời sinh viên, nhưng 3 em đã nếm trải đủ mọi khó khăn vất vả. Uyên chia sẻ: "Ba chị em đều hết tiền ăn rồi! Chúng em không dám xin bố mẹ vì biết ở nhà mất mùa, lũ cuốn hết cũng không có gì ăn, bố mẹ cũng đang vất vả lắm! Ba chị em đi học Quốc phòng buổi trưa ở lại có hôm mua nắm xôi ăn cho qua bữa, có hôm nhịn. Về nhà nấu cơm thì không dám mua gì ăn vì chẳng có tiền. Hôm nào bữa ăn hẳn hoi thì chỉ dám mua thêm bó rau muống với ít nghìn cá khô về kho mặn ăn cho qua ngày".
Uyên cho biết thêm, nhà có 4 anh chị em. Bố mẹ ở nhà làm ruộng, nay gặp cơn lũ ngập hết lúa rồi. Gia đình khó khăn nay lại càng khó khăn nhiều lần hơn nữa. Trong câu chuyện với chúng tôi, nước mắt các em cứ thế tuôn rơi, cả ba chị em đã có lúc định bỏ học để về quê cùng giúp bố mẹ vượt qua nhưng ngày tháng khó khăn này, nhưng đều không được bố mẹ chấp nhận vì công sức 12 năm ăn học nay các em thi đỗ ĐH thì phải cố gắng học hành, dù có đói khổ đến đâu thì cũng phải cố gắng học
Lan nức nở vừa khóc vừa tâm sự với chúng tôi: "Nhà em có 8 anh chị em, bố mẹ phải vất vả sớm hôm nhưng cũng không đủ tiền cho chúng em ăn học. Anh chị em trong nhà phải vừa học vừa cố gắng làm thêm kiếm tiền ăn học. Giờ lũ cuốn trôi hết, mất mùa nữa không biết lấy gì mà ăn. Em thương mấy đứa em ở nhà vì chúng còn nhỏ đang đi học mà phải bỏ học thì khổ. Em suy nghĩ là sẽ bảo lưu kết quả để về quê cùng bố mẹ khắc phục hậu quả sau cơn lũ, khi nào có điều kiệm mới đi học tiếp được".
Nhà Trang cũng có đến 7 anh chị em, hiện còn 4 người đang đi học. Gia đình Trang cũng chẳng còn gì sau cơn "đại hồng thủy" vừa qua. Ngày bố em đưa xuống nhập học xong, quay về nhà thì đêm hôm ấy cũng là lúc nước dâng cao khiến đê vỡ, nhấn chìm nhà cửa của hàng trăm hộ dân trong đó có gia đình Trang.
"Hôm em về thăm nhà, nước vẫn còn to lắm, phải đi thuyền về nhưng cũng không đến được nhà em vì nước ngập quá sâu. Em không gặp được mẹ, chỉ gặp bố em, em muốn nghỉ học ở nhà giúp bố mẹ nhưng bố em không cho, bắt em quay lại trường đi học tiếp", Trang bùi ngùi.
Hậu quả của cơn lũ để lại không hề nhỏ đối với người dân xã Quảng Phú. Tại các trường Tiểu học, THCS, nhiều phương tiện như máy tính, đồ dùng học tập đều bị lũ cuốn, hư hỏng, hàng trăm học sinh bị ảnh hưởng. Nhiều học sinh gia đình hoàn cảnh không có điều kiện tiếp tục theo học sau khi lũ rút cuốn trôi nhiều tài sản. Nhất là khi mùa đông đang đến gần, các em sẽ không có áo ấm để mặc.
Ông Lê Bá Lộc - Chủ tịch UBND xã Quảng Phú cho biết năm học này, xã có 32 học sinh đỗ ĐH, CĐ. Trong đó có 25 học sinh có hoàn cảnh khó khăn sau lũ. Tính đến thời điểm hiện nay, nhiều em có nguy cơ dừng hoặc bảo lưu kết quả do gia đình không đủ khả năng cung cấp cho các em. Địa phương cũng đang cố gắng liên hệ với các ngành, các cấp và các đơn vị để hỗ trợ phần nào cho các cháu học sinh, sinh viên để các cháu không phải dừng học vì không có tiền.
Thái Bá - Duy Tuyên
Theo dân trí
Gian nan đường đến trường của nữ sinh đỗ ĐH Luật Đỗ vào ĐH Luật Hà Nội với số điểm khá cao (24 điểm), thế nhưng niềm vui ấy với Lê Thị Hòa (ở thôn 5, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) còn đang chông chênh khi em phải đối mặt với nguy cơ bỏ học vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Lê Thị Hòa sinh ra trong một gia...