Coi lá lược vàng là thần dược, người đàn ông bị ung thư gan
Bị viêm gan vi rút nhưng bệnh nhân không đến bệnh viện điều trị mà tin rằng lá lược vàng có thể tiêu diệt vi rút. Sau nhiều năm mỗi sáng nhai lá lược vàng mà vẫn bị ung thư.
Nhiều người coi cây lược vàng là thần dược. (Ảnh minh họa)
Viêm gan uống lá lược vàng
Đến khám bệnh trong tình trạng gày, sụt cân, chán ăn, ông Đỗ Hữu T. (64 tuổi, ở Hà Nam) không tin vào kết quả ung thư gan nguyên phát. Ông T. có tiền sử viêm gan vi rút từ 10 năm trước. Ban đầu ông bị viêm gan cấp tính điều trị ở bệnh viện tỉnh. Về nhà, ông T. chăm chỉ uống lá lược vàng và các triệu chứng viêm gan không còn.
Ông T. nghĩ mình đã khỏi viêm gan. Ngày nào ngủ dậy ông cũng nhai 1 lá cây lược vàng. Ông coi đó là thần dược. Nhờ có nó, ông không còn thấy mệt mỏi, viêm họng hay các bệnh cảm cúm thông thường.
Không chỉ nhai lá lược vàng, ông T. thi thoảng vẫn nấu canh lá lược vàng với lá mồng tơi để giải độc gan. Ngâm rượu thân cây lược vàng. Ở nhà ông có một vườn lá lược vàng nên dùng quanh năm chẳng hết.
Khi có dấu hiệu mệt mỏi, gầy sụt cân ông vẫn chăm chỉ nhai lá lược vàng. Da sạm hơn, ăn không biết ngon, ông T. cho rằng thời tiết nóng nực người mệt mệt và không đi khám. Đến khi lên bệnh viện siêu âm bác sĩ phát hiện gan có u và giới thiệu lên Bệnh viện K trung ương. Tại đây, u gan của ông T. to và có di căn ở phổi nên bác sĩ khuyên chỉ điều trị giảm đau, không thể nút mạch hóa chất hay phẫu thuật được nữa.
Lúc này, ông T. mới kể việc 14 năm trước có bị viêm gan và ông nghĩ bệnh đã khỏi nhờ chăm chỉ nhai lá lược vàng.
Không riêng vì ông T., trường hợp của bà Nguyễn Thị M. (54 tuổi, Thọ Xuân, Thanh Hóa) cũng mải miết dùng lá lược vàng dẫn tới xơ gan lúc nào không hay. Bà M. bị viêm gan B. Hàng ngày, bà dùng 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi đem rửa sạch rồi giã nhỏ và vắt lấy nước uống trước khi đi ngủ.
Video đang HOT
Khi xuất hiện bụng báng, da vàng, đến bệnh viện thì gan đã bị xơ hóa nặng, việc điều trị chỉ ngăn chặn tế bào gan xơ hóa và điều trị kháng vi rút.
Lược vàng có tác dụng gì?
Theo TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó Giám đốc (PGĐ) Bệnh viện Tuệ Tĩnh Hà Nội, rất nhiều người tin rằng cây lược vàng có tác dụng như thần dược. Tuy nhiên, thực tế TS Hoàng cho rằng cây lược vàng cũng có tác dụng trong một vài bệnh lý nhất định nhưng không phải thần dược có thể tiêu diệt được vi rút viêm gan B và C.
Theo đông y thì cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, hóa đờm, cầm máu, hoạt huyết, dung để chữa lành viết thương. Còn theo dân gian, cây lược vàng được dùng để chữa bệnh loét dạ dày, tá tràng, lợi tiểu, ngăn ngừa và điều trị các khối u trong cơ thể.
Với tây y, trong cây lược vàng có chứa các lipid béo, axit béo, axit hữu cơ, các vitamin BB, B2 và một số sắc tố karoten, flavonoid và steroid có lợi cho sức khỏe, giúp hỗ trợ và phòng ngừa nhiều bệnh lý.
Theo lương y Vũ Quốc Trung, lá lược vàng chỉ có tác dụng như một dược liệu bình thường không phải thần dược. Lá lược vàng dùng có tác dụng cần kết hợp với nhiều dược liệu khác chỉ đơn thuần sử dụng lá lược vàng cũng không có tác dụng đôi khi còn gây ngộ độc.
Nhiều năm trước, lá lược vàng cũng gây sốt ở nhiều nơi nhưng sau đó đã được chứng mình không có tác dụng như mong muốn. Lương y Trung cho rằng nó chỉ hỗ trợ. Đặc biệt, đối với viêm gan vi rút B và C điều trị triệt để phải dùng thuốc tây y. Có thể hỗ trợ thêm tăng cường chức năng gan bằng các loại thảo dược nhưng cũng cần chuyên gia tư vấn và sử dụng.
Theo infonet
Thực hư "thần dược" nhuỵ hoa nghệ Tây Saffron giá gần nửa tỷ/kg chữa bách bệnh?
Với những lời quảng cáo "có cánh", nhuỵ hoa nghệ Tây - Saffron giúp chữa bách bệnh từ ung thư, trầm cảm, cải thiện sắc đẹp... không ít người mạnh tay chi tiền mua. Thế nhưng, các chuyên gia cảnh báo cẩn thận lợi bất cập hại.
Chữa ung thư, trẻ hoá làn da
Gần đây, trên mạng xã hội nhiều người rao bán nhuỵ hoa nghệ Tây với công dụng được mô tả là thần dược chữa bách bệnh. Những thông tin này ngập tràn trên Facebook với đầy đủ những lời mời chào "có cánh".
"1 ngày uống 4 chai nước ngâm nhuỵ hoa nghệ Tây saffron như này sau 2 tuần đảm bảo đẹp nha", là lời quảng cáo bán hàng của nickname X.S.
Chưa hết, nicname N.H. mời chào: "Mỗi ngày 2-3 bình nước Saffron - Nhuỵ hoa nghệ Tây bí quyết làm đẹp của các nữ hoàng, hàng chính gốc Iran, đảm bảo 1 tháng da đẹp liền, chống chữa nhiều bệnh luôn. Chi tiết công dụng inbox em chỉ liền. Quyết tâm tháng tới dùng liên tục chứ thấy mấy chị da đẹp ơi đẹp em khoái quá mấy chị ơi.
Hàng em chuẩn xịn em mới bán. Phương châm của em là hàng em dùng phải chuẩn nhất em mới dùng và dùng ổn em mới bán. Nên các chị khỏi lăn tăn hỏi em hàng em thật hay giả và loại có tốt không nha".
Những lời quảng cáo về "thần dược" chữa bách bệnh trên mạng xã hội.
Kèm theo đó là công dụng của Saffron.
Trong khi đó, nickname Q.A liệt kê các công dụng của Saffron: "Giúp chữa bệnh mất ngủ rất thần kỳ. Ngăn chặn sự hình thành của các tác nhân gây ra ung thư. Hỗ trợ điều trị trầm cảm, tăng cường cải thiện trí nhớ, giúp giảm căng thẳng, giảm stress. Điều hoà huyết áp, tốt cho sức khoẻ tim mạch do đặc tính chống oxy hoá và kháng viêm trong nhuỵ hoa nghệ Tây giúp duy trì hoạt động của động mạch và mạch máu khoẻ mạnh. Giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt. Cải thiện thị lực...".
Theo tìm hiểu của phóng viên báo Người Đưa Tin, nhuỵ hoa nghệ Tây có giá không hề rẻ, dao động từ 200-350 nghìn đồng/1gram có nơi giá khoảng 450 nghìn đồng/gram (tương đương với 450 triệu đồng/kg). Thế nhưng, với những lời quảng cáo hấp dẫn này, không ít chị em đã không ngại ngần chi tiền với mong muốn chữa bách bệnh, cải thiện làn da.
Loại nhuỵ hoa nghệ Tây này có giá không hề rẻ.
Chị Thanh Huyền (Hà Nội) cho biết: "Một tháng vừa qua, tôi hay bị mất ngủ, ngủ không sâu. Tình cờ lướt Facebook thấy một người bạn bán nhuỵ hoa nghệ Tây, mỗi lần lấy khoảng 3-4 sợi pha với 1-2 lít nước uống trong ngày. Tôi mới dùng cũng chưa thấy công dụng mấy".
Anh Nguyễn Huy Doan (Hà Nội) chia sẻ: "Vì thấy quảng cáo chữa bách bệnh, đặc biệt là ngăn ngừa ung thư nên tôi có mua về cho cả nhà uống đề ngăn ngừa bệnh. Giá cả thì cũng đắt, nhưng nếu ngăn ngừa, chữa được bệnh và hiệu quả thì cũng đáng".
Trong khi đó, chị Thu Hường (Hà Nội), thì lại bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng về chất lượng của nhuỵ hoa nghệ Tây: "Tôi cũng vừa mua về dùng, nhưng thấy trên mạng nhiều người bán quá cũng chưa biết công dụng thực sự thế nào. Trót mua rồi nên tôi cứ dùng thử, đằng nào cũng chi một khoản tiền kha khá ra rồi".
Chuyên gia cảnh báo
Trước lời quảng cáo về công dụng thần dược của nhuỵ hoa nghệ Tây, trao đổi với phóng viên, lương y Vũ Quốc Trung (hội đông y Hà Nội) cho biết: "Trong các sách đông y cổ của Việt Nam không có ghi chép lại về công dụng của loại cây này. Còn trên mạng truyền tai nhau công dụng như vậy thì cần phải có cơ sở từ các chuyên gia y tế, chứ chưa nên vội tin lời quảng cáo trên mạng".
Sợi nhuỵ hoa nghệ Tây được gọi là "vàng đỏ".
Cũng trao đổi thêm với phóng viên, PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam cho hay hiện chưa có tài liệu nào nghiên cứu về công dụng của nhuỵ hoa nghệ Tây.
"Còn nếu nói nhuỵ hoa nghệ Tây có tác dụng chữa ung thư thì tôi cho rằng có thể có ảnh hưởng, nhưng về nguyên lý khoa học chỉ là ở một mức độ thôi, chứ không thể chữa được. Vì thế, người tiêu dùng cần cẩn trọng khi mua và dùng các sản phẩm này", PGS.TS Trần Đáng cho hay.
Saffron là tên gọi của một loại gia vị được sản xuất từ nhụy hoa nghệ Tây, một loài cây lâu năm cho hoa vào mùa thu. Loài cây này thích ứng tốt với khí hậu đặc biệt của vùng đất Địa Trung Hải. Những quốc gia như: Iran, Hy Lạp, Maroc và Kashmir được cho là thủ phủ của việc trồng và sản xuất saffron.
Theo nguoiduatin
Những người cấm kỵ với "thần dược" nấm linh chi Nấm linh chi vốn được coi là 'thần dược', có tác dụng bồi bổ cơ thể cực tốt. Thế nhưng không phải ai cũng có thể dùng được loại thuốc bổ quý giá từ thiên nhiên này, đặc biệt là những người mắc bệnh huyết áp, suy gan Ảnh minh hoạ: Internet Nấm linh chi có rất nhiều tác dụng tốt cho sức...