Coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý khác
Đau bụng kinh thường gặp ở thời điểm trước và đang có kinh kỳ. Điều cần lưu ý là coi chừng nhầm lẫn đau bụng kinh với bệnh lý phụ khoa khác.
Đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh – Ảnh minh họa: Shutterstock
Đó là thông tin do bác sĩ Võ Triệu Đạt (Khoa Sản, Bệnh viện FV, TP.HCM) khuyến cáo tại buổi chia sẻ về chăm sóc sức khỏe sinh sản với phụ nữ ở TP.HCM hôm 14.12. Theo bác sĩ Đạt, đau bụng kinh là triệu chứng của hơn 50% phái nữ trước và trong lúc hành kinh. Đó là cơn đau thắt, khó chịu.
Trong đó, đau bụng kinh nguyên phát (chiếm phần lớn, đó là hiện tượng sinh lý bình thường, không liên quan đến bệnh lý khác), xuất hiện lúc 6-12 tháng từ khi bắt đầu có kinh nguyệt. Cơn đau này sẽ dần giảm đi khi thiếu nữ ngày càng lớn, hoặc sau sinh con.
Còn đau bụng kinh thứ phát (chỉ chiếm 10%), thời điểm đau có thể trễ hơn đau bụng kinh nguyên phát, thường sau tuổi 25. Cơn đau thường tăng lên theo thời gian; đau có thể xuất hiện vài ngày trước khi hành kinh và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát. Biểu hiện còn có thể đi kèm cơn đau là rong kinh, xuất huyết giữa chu kỳ, đau khi giao hợp…
Video đang HOT
Đau bụng kinh thứ phát có thể là triệu chứng tiềm ẩn của các bệnh lý phụ khoa như: lạc nội mạc tử cung; u xơ cổ tử cung; polyp cổ tử cung; u nang buồng trứng… Trong số này, bệnh lạc nội mạc tử cung là dễ gây nhầm lẫn với đau bụng kinh nhất (nó cũng khiến đau bụng dữ dội ở vùng chậu khi đến kỳ kinh).
Nội mạc tử cung là những lớp lót (mô) trong tử cung, khi nội mạc bong tróc, ra máu là kinh nguyệt. Bình thường nội mạc nằm trong tử cung và máu chảy ra ngoài khi đến kỳ kinh. Nếu các mảnh nội mạc tử cung di chuyển, phát triển bên ngoài tử cung, “đi lạc” đến những vị trí khác (buồng trứng, vòi trứng, ổ bụng…) bong tróc, ra máu gây cơn đau lúc hành kinh. Bệnh này cần điều trị, vì có thể dẫn đến hiếm muộn, vô sinh…
Theo Thanh niên
Đau bụng kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh?
Đau bụng kinh là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ. Những ngày đến kinh nguyệt, bụng dưới co bóp, những cơn đau khiến chị em cảm thấy không sống nổi. Vậy, đau bụng kinh có dẫn đến vô sinh hay không?
Đau bụng kinh và vô sinh
Có khoảng 90% nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng kinh là do hiện tượng sinh lý của cơ thế, không gây nên vô sinh.
Tuy nhiên, cũng có một số người bị đau bụng kinh do mắc phải một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, adenomyosis, bệnh viêm khoang chậu...) Những bệnh phụ khoa này gây ảnh hưởng đến buồng trứng, chức năng của tử cung, thay đổi môi trường vùng khoang chậu, từ đó ảnh hưởng đến việc thụ thai, dẫn đến vô sinh.
Tình trạng đau bụng kinh là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại.
Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày đèn đỏ. Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh nên làm những kiểm tra nào?
Đối với những chị em có biểu hiện đau bụng kinh không quá nghiêm trọng, hoặc những người chưa lập gia đình, không cần thực hiện quá nhiều lần kiểm tra. Nếu đến kỳ kinh nguyệt bụng đau quá mức hoặc những người đã lâu mà không thụ thai được thì nên thực hiện những kiểm tra dưới đây để tìm hiểu nguyên do và điều trị kịp thời.
Khám phụ khoa: Đau bụng kinh tiên phát sẽ thường không phát hiện gì, nhưng đau bụng kinh thứ phát có lẽ sẽ khám ra những bệnh liên quan đến viêm nang, ấn lên thấy đau hoặc trong khoang chậu xuất hiện những cục u gây đau hoặc tử cung có dấu hiệu mở rộng, ấn lên có cảm giác đau...
Triệu chứng: Đau bụng kinh nguyên phát thường đau nhất vào ngày đầu tiên thấy kinh, kéo dài khoảng 2-3 ngày sau sẽ đỡ dần. Nhưng đau bụng kinh thứ phát sẽ gây đau thời gian dài và càng ngày càng nặng, lần sau đau hơn lần trước, kinh nguyệt càng ngày càng nhiều, thậm chí khi hết kỳ kinh nguyệt còn xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu mãn tính.
Siêu âm: Siêu âm B phụ khoa là biện pháp phổ biến nhất. Qua việc siêu âm có thể kiểm tra tử cung và hai bên xương chậu để tiến hành loại trừ và chẩn đoán một số bệnh phụ khoa.
Xét nghiệm máu: ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh do bệnh adenomyosis có thể bị tăng huyết thanh CA125, bệnh nhân bị viêm vùng chậu có thể xuất hiện triệu chứng bạch cầu tăng cao.
Nguồn: QQ/Helino
Sau khi quan hệ, phụ nữ thấy vùng kín có 7 dấu hiệu này hãy đi khám gấp kẻo tổn thương đường sinh sản mà không biết Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín sau khi quan hệ đều có nguyên nhân của nó, có thể là do bạn bị viêm nhiễm, mãn kinh, đang trong thời kỳ rụng trứng... hoặc có vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, đừng nên chủ quan. Vùng kín luôn là một bộ phận nhạy cảm, không phải lúc nào nó cũng...