Coi chừng nhầm lẫn cảm giác nóng rát khó chịu ở ngực là do khó tiêu
Các dấu hiệu cảnh báo cơn đau tim có thể bị hiểu nhầm là chứng khó tiêu.
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nó chiếm khoảng 17,9 triệu sinh mạng mỗi năm.
Các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim rất phổ biến, đặc biệt là ở người lớn tuổi, các triệu chứng thường bị chẩn đoán sai hoặc bị bỏ qua.
Và nhiều người chết oan vì cho rằng cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở ngực là do ăn phải thứ gì đó khó tiêu.
Vì vậy, biết chính xác cơn đau của bạn do đâu là rất quan trọng. Muốn vậy, trước tiên phải phân biệt được đâu là cơn đau tim và đâu là khó tiêu, theo Times Of India.
Nhiều người chết oan vì cho rằng cảm giác nóng rát hoặc khó chịu ở ngực là do ăn phải thứ gì đó khó tiêu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Đau và khó chịu ở ngực
Theo chuyên trang của Trường Y Harvard (Mỹ) Harvard Health Publishing, cơn đau tức ngực bắt đầu từ xương ức có thể là dấu hiệu của chứng ợ nóng.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) tuyên bố: Hầu hết các cơn đau tim gây ra cảm giác khó chịu ở giữa ngực kéo dài hơn vài phút, hoặc có thể biến mất và sau đó quay trở lại. Cảm giác như bị áp lực khó chịu, bị ép chặt, đầy hoặc đau trong ngực.
Do cả hai tình trạng trên đều gây cảm giác khó chịu ở ngực giống nhau. Nên nếu cảm thấy áp lực liên tục, dai dẳng, căng tức, đau hoặc cảm giác ép hoặc đau ở ngực hoặc cánh tay có thể lan đến cổ, hàm hoặc lưng, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức, theo Times Of India.
Buồn nôn hoặc nôn
Đau tim cũng có thể gây choáng váng, buồn nôn và nôn, theo AHA.
Khi cơn đau tim xảy ra, cơ quan này khó bơm đủ máu và oxy đến các bộ phận khác của cơ thể, kể cả đường tiêu hóa. Điều này dẫn đến sự suy giảm nồng độ pH trong dạ dày, gây ra một số vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn và nôn.
Những triệu chứng này cũng có thể trùng lặp với chứng khó tiêu. Theo Phòng khám Mayo Clinic (Mỹ), buồn nôn hoặc nôn hoặc đau bụng cũng là một số dấu hiệu của chứng ợ nóng.
Video đang HOT
Cơn đau tức ngực bắt đầu từ xương ức có thể là dấu hiệu của chứng ợ nóng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Cách nhận biết cơn đau tim hoặc khó tiêu
Mặc dù có những điểm giống nhau về các triệu chứng giữa đau tim và khó tiêu, nhưng cũng có những khác biệt.
Một số dấu hiệu phổ biến của cơn đau tim bao gồm:
Khó thở
Đổ mồ hôi lạnh hoặc lo lắng
Đau ngực đột ngột và dữ dội, theo Times Of India.
Cùng với đau ngực và buồn nôn, khó tiêu cũng làm một lượng nhỏ chất trong dạ dày trào lên cổ họng, kèm với vị chua. Tuy nhiên, những điều này có thể thuyên giảm với thuốc kháng axit.
Hiểu các yếu tố rủi ro của bạn
Để ngăn chặn một cơn đau tim, điều quan trọng là cần phải biết được liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Theo AHA, tuổi tác, di truyền, giới tính, hút thuốc, uống rượu, cholesterol cao và huyết áp cao là những yếu tố nguy cơ chính của cơn đau tim.
Ngoài ra, lối sống ít vận động, thừa cân, hoặc căng thẳng cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, theo Times Of India.
5 tác dụng phụ đáng ngạc nhiên khi uống nước ép cà chua
Cà chua là một trong những loại rau (về mặt dinh dưỡng, cà chua được coi là rau) được ưa thích của nhiều người.
Là một nguồn tuyệt vời của lycopene - một chất chống oxy hóa được tìm thấy trong thực phẩm màu đỏ có thể giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim mạch - nước ép cà chua là một cách dễ dàng để thu được lợi ích của rau.
Do nước ép cà chua được chế biến nhiều hơn các loại cà chua khác và chứa nhiều thành phần hơn, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác nhau khi uống so với khi ăn cà chua tươi.
Dưới đây một số chuyên gia dinh dưỡng cho biết về một số tác dụng đáng ngạc nhiên của việc uống nước ép cà chua một cách thường xuyên, theo Eat This, Not That!
1. Bạn có thể bị ợ chua nhiều hơn
Cà chua và nước ép cà chua. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người trong chúng ta gặp phải các vấn đề về đường tiêu hóa, bao gồm cả trào ngược axit.
Trào ngược axit xảy ra khi các chất trong dạ dày đi vào thực quản của bạn, cụ thể là do cơ thắt thực quản dưới (LES) yếu.
Điều này gây ra chứng khó tiêu hoặc ợ chua.
Trên thực tế, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là bệnh rối loạn tiêu hóa phổ biến nhất, với tỷ lệ người Mỹ mắc bệnh từ 18,1% đến 27,8%. GERD bao gồm các đợt trào ngược axit thường xuyên.
Các triệu chứng trào ngược axit có thể trở nên tồi tệ hơn hoặc kích hoạt bởi quá nhiều chất béo, bạc hà, sô cô la, rượu, caffeine, thực phẩm có tính axit (như nước ép cà chua) hoặc thực phẩm cay.
2. Tăng lượng vitamin C
Vitamin C đã được phổ biến vì khả năng hỗ trợ sức khỏe miễn dịch. Tuy nhiên, vitamin C, còn được gọi là axit L-ascorbic, rất quan trọng đối với các chức năng quan trọng khác trong cơ thể của chúng ta. Vitamin C giúp xây dựng collagen và mô liên kết, củng cố thành mao mạch và mạch máu, tăng khả năng hấp thụ sắt, giúp chữa lành các vết cắt và vết thương.
Cà chua tự nhiên chứa một số vitamin C, nhưng hầu hết các loại nước ép cà chua bán sẵn trên thị trường cũng được tăng cường vitamin C (hãy kiểm tra nhãn!).
Chế độ ăn kiêng được khuyến nghị hằng ngày (RDA) đối với vitamin C là 90 miligram và nhiều loại nước ép cà chua bao gồm 70-110 miligram mỗi khẩu phần tám ounce (227,3 ml), theo Eat This, Not That!
3. Coi chừng quá nhiều natri
Uống nước ép cà chua, bạn nhớ chú ý đến lượng natri. Ảnh SHUTTERSTOCK
Hầu hết các loại nước ép rau, bao gồm cả nước ép cà chua, đều chứa nhiều muối. Muối bổ sung đóng vai trò như một chất bảo quản và cải thiện chất lượng sản phẩm nhưng cũng là một cách hợp lý để tăng khẩu vị.
Nhiều loại nước ép cà chua mỗi khẩu phần 8 ounce có thể chứa khoảng 630 miligram natri.
Tuy nhiên, có một số loại nước ép cà chua ít natri (chứa 140 miligram natri hoặc ít hơn trong mỗi khẩu phần) trên thị trường.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên giữ hầu hết các bữa ăn ở mức khoảng 600 miligram tổng natri và hầu hết các bữa ăn nhẹ ở mức khoảng 300 miligram tổng natri.
4. Sẽ nhận được một khẩu phần rau
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng quá một khẩu phần rau mỗi ngày. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nhiều người trong chúng ta phải cố gắng để đưa đủ rau vào chế độ ăn uống của mình.
Mặc dù chúng ta nên luôn cố gắng ăn rau ở "dạng nguyên hạt" (cho dù đó là rau tươi, đông lạnh, khô hay đóng hộp), 100% nước trái cây có thể giúp chúng ta đạt được lượng tiêu thụ rau khuyến nghị.
Nước ép cà chua, nếu chúng không phải là "cocktail" cà chua hoặc thức uống "có hương vị" cà chua, thì 100% là nước trái cây và được tính vào mục tiêu rau.
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên dùng quá một khẩu phần rau mỗi ngày, 100% là nước trái cây.
5. Có thể cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt
Theo dữ liệu năm 2017-2019 từ Viện Ung thư Quốc gia (Mỹ), ung thư tuyến tiền liệt là dạng ung thư phổ biến thứ 2 ở nam giới, sau ung thư da. Người ta dự đoán rằng khoảng 12,6% tổng số nam giới sẽ bị ung thư tuyến tiền liệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời của họ.
Một chất chống oxy hóa được nghiên cứu vì lợi ích của nó đối với sức khỏe tuyến tiền liệt là carotenoid "lycopene", được tìm thấy trong trái cây và rau màu đỏ và hồng như cà chua, ổi, bưởi và dưa hấu.
Như được đề xuất trong một phân tích tổng hợp năm 2015 trên Tạp chí Y học (Baltimore) và một đánh giá hệ thống năm 2017 trong Ung thư tuyến tiền liệt và Các bệnh về Tuyến tiền liệt, lycopene có thể liên quan đến việc giảm tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt, theo Eat This, Not That!
Loại nước nên uống vào buổi sáng tốt cho sức khỏe, kéo dài tuổi thọ Buổi sáng là thời điểm cơ thể cần cung cấp nước sau một đêm dài, do đó việc bổ sung nước lọc và các loại nước ép trái cây, rau củ rất tốt cho sức khỏe, tăng cường đề kháng, đẹp da. Vì sao nên bổ sung nước vào buổi sáng Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị Điều...