Coi chừng làm khó phát hành chứng chỉ lưu ký ở nước ngoài
Có ý kiến lo ngại việc rộng cửa cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành có thể tạo ra những rủi ro về kiểm soát tỷ lệ sở hữu nước ngoài.
Tránh lẫn hai loại chứng chỉ lưu ký
Liên quan đến nội dung mới về chào bán chứng chỉ lưu ký tại nước ngoài trong dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán, người trong cuộc đề nghị cơ quan hoạch định chính sách xem xét điều chỉnh quy định cho phù hợp với thực tiễn.
Theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019, chứng chỉ lưu ký là một loại chứng khoán được phát hành dựa trên chứng khoán đã phát hành của doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam.
Cho rằng Việt Nam nên khuyến khích phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên chứng khoán cơ sở là cổ phiếu đang lưu hành, để tạo thêm một kênh thu hút vốn ngoại vào thị trường chứng khoán, thay vì loay hoay tìm cách tháo gỡ bế tắc về nới room kéo dài nhiều năm qua nhưng không có kết quả, ý kiến từ một số thành viên thị trường cho rằng, cái hay của việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đã phát hành là đáp ứng nhu cầu của cả phía cung và cầu trên thị trường.
Về phía cung, không phải tất cả các doanh nghiệp đều sẵn sàng với việc tăng vốn cũng như niêm yết ở nước ngoài. Thế nhưng, rất nhiều doanh nghiệp có thể đáp ứng điều kiện phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở là cổ phiếu đang lưu hành không vì mục tiêu tăng vốn, do việc này không làm thay đổi cơ cấu doanh nghiệp, chế độ kế toán.
Còn với bên cầu, điểm mấu chốt là phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành không dẫn đến phát hành cổ phiếu mới, nên các nhà đầu tư hiện hữu không bị pha loãng giá trị cổ phiếu họ đang sở hữu.
Thậm chí, họ còn được hưởng lợi từ tăng giá cổ phiếu do nhu cầu mua bán cổ phiếu cơ sở cũng như chứng chỉ lưu ký gia tăng.
Vì bản chất việc phát hành sản phẩm này không làm pha loãng giá trị cổ phiếu, nên điều kiện về hồ sơ phát hành sản phẩm này cần được đối xử khác với loại chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa phát hành cổ phiếu mới.
Mặt khác, có những tổ chức đầu tư ở nước ngoài, chẳng hạn như quỹ hữu trí ở Mỹ, vì luật pháp của nước này không cho phép họ được đầu tư trực tiếp ra các thị trường chứng khoán nước ngoài, nhưng với sản phẩm chứng chỉ lưu ký thì họ lại được phép tham gia đầu tư.
ây là cách tiếp cận nhà đầu tư nước ngoài mới hiệu quả, mà Việt Nam nên tận dụng để cải thiện khả năng hút vốn ngoại cho thị trường chứng khoán.
Khi giao dịch chứng chỉ lưu ký sôi động sẽ tạo ra hiệu ứng bình thông nhau giữa thị trường nước ngoài, chẳng hạn như thị trường Mỹ, Anh và Việt Nam.
Video đang HOT
Nhờ hiệu ứng này, khi giao dịch các chứng chỉ lưu ký ở thị trường nước ngoài thanh khoản tốt sẽ dẫn đến nhu cầu phát hành thêm cổ phiếu mới làm cơ sở cho phát hành chứng chỉ lưu ký. Qua đó, góp phần thúc đẩy giao dịch cổ phiếu tại Việt Nam sôi động, cải thiện thanh khoản cho thị trường.
Thực tế đó cho thấy có hai loại chứng chỉ lưu ký là chứng chỉ được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành và loại được phát hành dựa trên phát hành cổ phiếu mới, nhưng dự thảo lại chưa phân tách rõ ràng hai sản phẩm này.
Do đó, để khắc phục tình trạng này, ý kiến từ doanh nghiệp cho rằng, dự thảo cần phân định rõ ràng hai loại chứng chỉ và tương ứng với đó là hai bộ hồ sơ phát hành khác nhau.
Theo đó, hồ sơ phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành nên đơn giản, vì càng đơn giản hóa sẽ càng thúc đẩy chứng chỉ lưu ký đi vào thực tế nhanh.
Việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành không nên yêu cầu phải có bản cáo bạch, phải có sự phê duyệt của đại hội đồng cổ đông, vì những hồ sơ này về bản chất là phục vụ cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên chào bán cổ phiếu mới.
Ngoài ra, phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành không cần đặt ra yêu cầu phải có bảo lãnh phát hành, mà chỉ nên đặt ra yêu cầu đơn giản là có nghị quyết của hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành là được.
Sau đó, tổ chức phát hành cần công bố nghị quyết này trên website của công ty cũng như trên các phương tiện thông tin. Cơ chế phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành gọn nhẹ và linh hoạt, sẽ góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia sản phẩm này.
“Với loại chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, theo hiểu biết của chúng tôi, trên thế giới chưa có quốc gia nào đặt ra yêu cầu nhà đầu tư bỏ phiếu biết quyết (thông qua HC) về phương án phát hành loại chứng chỉ lưu ký không vì mục tiêu tăng vốn. Quyết định phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành thuộc thẩm quyền phê duyệt của ban điều hành hoặc hội đồng quản trị.
Bởi theo thông lệ quốc tế, hồ sơ chuẩn chỉ bao gồm một bộ hợp đồng phát hành chứng chỉ lưu ký được ký giữa tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký và doanh nghiệp tại Việt Nam, nghị quyết của hội đồng quản trị. Chúng tôi nhấn mạnh với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về tầm quan trọng của việc cần tạo ra cơ chế thông thoáng cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cơ sở cổ phiếu đang lưu hành nhằm gia tăng sức hút đối với nhà đầu tư nước ngoài…”, đại diện một ngân hàng lưu ký nước ngoài đề xuất.
Với việc phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên phát hành cổ phiếu mới, hồ sơ cần chặt chẽ hơn, trong đó bao gồm một số tài liệu như bản cáo bạch, quyết định phê duyệt của HC…
Về thời gian phê duyệt hồ sơ đối với phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, thay vì từ 15 – 30 ngày như dự thảo, doanh nghiệp có hai đề xuất.
Thứ nhất là nếu được thì Ban soạn thảo nên chuyển từ cơ chế phải được cơ quan quản lý phê duyệt như dự thảo nghị định sang cơ chế doanh nghiệp thông báo hoặc báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Thứ hai, trong trường hợp cơ quan quản lý vẫn duy trì quy định phê duyệt hồ sơ phát hành thì nên rút ngắn thời gian phê duyệt từ 15 – 30 ngày xuống còn 7 ngày. ó là giải pháp để nhanh chóng đưa sản phẩm lưu ký ra thị trường, góp phần thúc đẩy thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
ừng lo không kiểm soát được sở hữu nước ngoài
Có ý kiến lo ngại việc rộng cửa cho phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành có thể tạo ra những rủi ro về kiểm soát tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, ý kiến từ chuyên gia cho rằng, không nên lo lắng về vấn đề này, bởi về bản chất, khi phát hành chứng chỉ lưu ký dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, tổng số lượng cổ phiếu đã phát hành luôn nằm trong ngưỡng hạn chế sở hữu nước ngoài.
Do đó, bản thân số lượng cổ phiếu được đưa vào làm cơ sở cho phát hành chứng chỉ lưu ký không vì mục đích tăng vốn không ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhà đầu tư nước ngoài sở hữu cổ phần của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Chuyên gia và doanh nghiệp kỳ vọng, những đề xuất trên sẽ được Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nghiên cứu tiếp thu để tăng tính khả thi cho phát hành chứng chỉ lưu ký ở nước ngoài. Qua đó, vừa góp phần quảng bá hình ảnh doanh nghiệp, thị trường chứng khoán Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế, vừa rộng cửa cho thị trường thu hút dòng vốn ngoại trong bối cảnh dòng vốn đầu tư toàn cầu đang có sự dịch chuyển do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19.
Không nên đặt nặng trách nhiệm báo cáo với tổ chức phát hành
Bà Vũ Thị Ngọc Tú, Giám đốc Dịch vụ khách hàng, dịch vụ lưu ký, Ngân hàng Deubank tại Việt Nam
Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán đưa ra yêu cầu tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký (thường là ngân hàng) phải báo cáo danh sách nhà đầu tư nắm giữ chứng chỉ lưu ký.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, dù là chứng chỉ lưu ký được phát hành dựa trên cổ phiếu đang lưu hành, hay dựa trên cổ phiếu mới được phát hành thì thường tổ chức phát hành chứng chỉ lưu ký không có danh sách này. Do đó, dự thảo đưa ra quy định như vậy sẽ gây khó khăn cho tổ chức phát hành.
Trong khi đó, tổ chức bảo lãnh phát hành có trong tay danh sách nhà đầu tư đăng ký sở hữu chứng chỉ lưu ký. Dẫu vậy, một khi chứng chỉ lưu ký đã được phát hành và đưa vào thị trường ở nước ngoài giao dịch thì sự sang tay sản phẩm này trên thị trường thứ cấp diễn ra rất phổ biến và biến động hàng giờ, hàng ngày.
Do đó, cơ quan quản lý yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo về danh sách những nhà đầu tư sở hữu chứng chỉ lưu ký cuối cùng là không thể đáp ứng được. Nếu vẫn giữ yêu cầu này sẽ khiến cho việc phát hành chứng chỉ lưu ký gặp khó khăn. Do đó, chúng tôi đề xuất ban soạn thảo nên bỏ quy định về yêu cầu tổ chức phát hành báo cáo danh sách như trên.
Là ngân hàng lưu ký có nhiều năm hoạt động tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc Việt Nam mở ra cơ chế cho phép phát hành chứng chỉ lưu ký sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài có thêm một kênh tiếp cận thị trường chứng khoán Việt Nam không chỉ trên khía cạnh đây là một công cụ đầu tư mà nhà đầu tư ngoại có nhu cầu giao dịch, mà còn là công cụ quảng bá hình ảnh doanh nghiệp cũng như thị trường chứng khoán Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế. iều này sẽ tạo ra bước tiến tốt cho thị trường chứng khoán Việt Nam, vì vừa khuyến khích doanh nghiệp gia tăng tính chủ động trong hội nhập quốc tế, vừa là bước đệm để họ ra niêm yết ở nước ngoài khi có nhu cầu.
Trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ: Liệu có tiềm ẩn rủi ro mới?
Dù không đủ khả năng tiếp cận, phân tích thông tin DN nhưng nhiều nhà đầu tư cá nhân đang dồn tiền đầu tư vào trái phiếu DN (TPDN) phát hành riêng lẻ theo Nghị định 163/2018/NĐ-CP để hưởng lãi suất cao. Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật DN sửa đổi năm 2020 (đều có hiệu lực từ 1/1/2021) chỉ hạn chế đối tượng mua và chuyển nhượng TPDN riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm ngăn chặn tiềm ẩn rủi ro.
Để huy động vốn, nhiều DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Ảnh: Hải Linh
Có nên không quản được thì cấm
Để TPDN trở thành kênh huy động vốn trung dài hạn quan trọng, hạn chế việc DN quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng đòi hỏi Nhà nước phải tìm cách quản lý thị trường TPDN phát triển lành mạnh, chứ không phải tìm cách hạn chế. Tại các nước trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia... để phát hành trái phiếu bắt buộc các DN phải được định hạng bởi một tổ chức định mức tín nhiệm được cấp phép. Nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân bất kỳ đều có thể căn cứ mức định hạng đó để lựa chọn quyết định đầu tư hợp lý. Tại sao nước ta không theo thông lệ quốc tế ấy? Từ năm 2014, Chính phủ đã có Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định khung pháp lý hình thành công ty định mức tín nhiệm để hỗ trợ cho DN phát hành trái phiếu nhưng 6 năm qua, Nghị định này dường như bị lãng quên.
Điều đáng lưu ý, Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 163/2018/NĐ-CP mà Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ sắp tới quy định mức lãi suất TPDN riêng lẻ tối đa là 20%/năm. Rõ ràng, DN có quyền lạm dụng huy động vốn trái phiếu riêng lẻ lãi suất cao để hút vốn tiết kiệm của cá nhân từ kênh tiền gửi ngân hàng chuyển sang.
Từ tháng 11/2019 đến nay, Bộ Tài chính đã 3 lần cảnh báo tiềm ẩn rủi ro đối với nhà đầu tư cá nhân khi đầu tư TPDN phát hành riêng lẻ với lãi suất cao. Nguyên nhân dẫn tới rủi ro là quy định bất cập tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP về phát hành TPDN riêng lẻ. Nghị định này không quy định bắt buộc DN phát hành trái phiếu phải định hạng tín nhiệm. Nhà đầu tư chỉ có cơ sở duy nhất để đánh giá chất lượng trái phiếu là báo cáo tài chính đã kiểm toán của DN nhưng Nghị định lại không quy định DN phải công khai báo cáo tài chính qua thông tin đại chúng hoặc internet.
Nghị định 163/2018/NĐ-CP cũng không quy định khống chế khối lượng trái phiếu và lãi suất trái phiếu tối đa mà DN được phép phát hành. Đây là lỗ hổng để DN lạm dụng chia khối lượng phát hành thành nhiều đợt với nhiều mã trái phiếu khác nhau để huy động vốn trái phiếu đến gấp hàng chục, thậm chí gấp cả trăm lần vốn chủ sở hữu của DN. Để phát hành thành công khối lượng lớn trái phiếu, các DN dùng chiêu áp mức lãi suất trái phiếu rất cao để đánh vào lòng tham và thông qua hệ thống tư vấn chuyên nghiệp là ngân hàng, công ty chứng khoán chèo kéo khách hàng cá nhân.
"Thị trường trái phiếu riêng lẻ đang nóng nên các công ty chứng khoán và ngân hàng đều chuyển mạnh sang mảng tư vấn cho khách hàng cá nhân mua TPDN" - chị T, nhân viên môi giới tại công ty chứng khoán của một ngân hàng cho biết. Cũng theo người này, ngoài phần lãi trái phiếu có mức cao gấp 1,5 - 2 lần lãi sất tiết kiệm, DN còn dành cho người mua trái phiếu nhiều món quà tặng giá trị cao, đặc biệt bên tư vấn cũng nhận được khoản hoa hồng khá hậu hĩnh từ DN. Rõ ràng, với cách thức này, trái phiếu riêng lẻ đang trở thành ma lực cuốn hút không ít nhà đầu tư cá nhân.
Không cần phân tích thêm cũng đã rõ lý do TPDN phát hành riêng lẻ sẽ tiềm ẩn rủi ro cao với nhà đầu tư cá nhân. Điều đáng nói ở đây, lỗi gây rủi ro là bất cập trong quy định tại Nghị định 163/2018/NĐ-CP chứ không phải lỗi từ cá nhân nhà đầu tư. Vậy thì cơ quan quản lý phải sớm sửa đổi Nghị định này chứ sao lại tước đoạt quyền đầu tư TPDN riêng lẻ đối với nhà đầu tư chưa phải nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp?
Dĩ nhiên, giờ đây "đinh đã đóng cột", cả Luật Chứng khoán năm 2019 và Luật DN sửa đổi năm 2020 (đều có hiệu lực từ ngày 1/1/2021) chỉ giới hạn đối tượng được mua và chuyển nhượng TPDN phát hành riêng lẻ là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Như vậy, các nhà đầu tư chưa là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp sẽ mất quyền đầu tư TPDN riêng lẻ. "Không quản được thì cấm" âu cũng là cách hành xử thường gặp để ngăn chặn tiềm ẩn rủi ro của cơ quan quản lý.
Sẽ xuất hiện nhà đầu tư "ma"
Giải thích với đại biểu Quốc hội trước khi thông qua Dự thảo Luật DN sửa đổi năm 2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, để hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cũng như sự lạm dụng của DN, pháp luật thường hạn chế đối tượng mua và chuyển nhượng TPDN riêng lẻ là các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Quy định này không ảnh hưởng đến quyền của nhà đầu tư không phải là nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chuyên nghiệp.
Dịch vụ ủy thác đầu tư chứng khoán đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán nước ta từ những năm 2007 - 2008 và ngày càng bùng nổ. Dường như nó đang là nơi mô tả lòng tham, cả tin, hạn chế hiểu biết pháp luật của không ít cá nhân, nhóm nhà đầu tư và đây cũng là mảnh đất màu mỡ dung dưỡng hành vi căng bẩy lừa lọc của một số cá nhân. Ủy thác đầu tư chứng khoán dù có hợp đồng pháp lý hay pháp lý không rõ ràng đều dựa trên cơ sở là niềm tin của bên ủy thác (nhà đầu tư) với bên nhận ủy thác. Đương nhiên đã là niềm tin rất dễ bị lợi dụng mà người gánh hậu quả rủi ro chính là nhà đầu tư.
Câu chuyện cá nhân mạo danh DN tổ chức huy động vốn ủy thác đầu tư, cá nhân thu tiền rồi DN xác nhận là không hiếm. Vụ nhóm 51 nhà đầu tư tố cáo ông Phan Hoàng Nam - Giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Nobel Global về thiệt hại do ủy thác đầu tư chứng khoán vào tháng 2 vừa rồi là một ví dụ. Nhóm nhà đầu tư này đã ủy thác đầu tư chứng khoán phái sinh cho ông Phan Hoàng Nam số tiền gần 72 tỷ đồng nhưng thiệt hại đến 53 tỷ đồng. Vụ này ông Nam trực tiếp thu tiền vào tài khoản cá nhân nhưng công ty do ông đại diện pháp luật xác nhận để tạo niềm tin cho bên ủy thác.
Ủy thác đầu tư chứng khoán là dịch vụ kinh doanh có điều kiện (vốn pháp định 10 tỷ đồng) chỉ một số định chế tài chính được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Nhưng trên thực tế, không chỉ các tổ chức chưa đáp ứng điều kiện mà ngày càng xuất hiện nhiều cá nhân/nhóm cá nhân tay ngang tổ chức nhận ủy thác đầu tư chứng khoán ngoài vòng kiểm soát, tiềm ẩn rủi ro cao. Mặt trận kiểm soát này dường như đang bị các cơ quan quản lý chức năng bỏ ngỏ.
Theo cách giải thích nói trên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, từ 1/1/2021 nhà đầu tư cá nhân không chuyên nghiệp có thể ủy thác đầu tư trái phiếu riêng lẻ thông qua nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được Luật Chứng khoán quy định bao gồm một số tổ chức, cá nhân. Trong đó nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là cá nhân gồm: Người có giấy phép hành nghề chứng khoán; cá nhân có danh mục đầu tư chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch tối thiểu 2 tỷ đồng; cá nhân có thu nhập đầu tư chứng khoán chịu thuế năm gần nhất tối thiểu 1 tỷ đồng. Với quy định này chắc chắn sẽ có nhiều nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp dạng "ma" sẽ xuất hiện với tư cách người nhận ủy thác vốn đầu tư TPDN riêng lẻ.
20 năm hoàn thiện khung khổ pháp lý cho thị trường chứng khoán Việt Nam Luật Chứng khoán số 54/2019/QH14 được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 26/11/2019 sẽ chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021, đánh dấu 20 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam... Khung khổ pháp lý cho TTCK ngày càng được hoàn thiện Từ Nghị định... Khác với nhiều nước trên thế giới, khi thị trường chứng...