Cốc cốc chính thức lên tiếng về nghi án ăn cắp thông tin người dùng
Đại diện Cốc Cốc đã đưa ra những phản hồi liên quan đến nghi vấn trình duyệt web này theo dõi người dùng.
Ngày 16/4 một thành viên của Diễn đàn an ninh mạng WhiteHat.vn đã công bố thông tin cho rằng các nội dung người dùng gõ trên trình duyệt Cốc Cốc đều được gửi về máy chủ của Cốc Cốc.
Cốc Cốc cho rằng các hoạt động nghi vấn là hoàn toàn bình thường.
Trả lời về vấn đề này, ông Hiếu Phan – Trưởng nhóm phát triển trình duyệt Cốc Cốc cho biết: Để phục vụ cho tính năng kiểm tra chính tả, thêm dấu, Cốc Cốc bắt buộc phải gửi những gì người dùng vào các trường văn bản (text field) lên máy chủ.
Máy chủ sẽ kiểm tra và trả kết quả gợi ý trở lại cho trình duyệt. Tất cả dữ liệu gửi lên là vô danh (anonymous). Cốc Cốc không thể biết chính xác ai đã gửi dữ liệu lên. Các dữ liệu này cũng chỉ được lưu trữ tạm thời để sửa lỗi và cải thiện chất lượng dữ liệu. Đấy là thiết kế bình thường cho bất cứ một dịch vụ trực tuyến (online service) nào, ông Hiếu Phan cho biết.
Video đang HOT
Đại diện Cốc Cốc khẳng định tính năng này không hoạt động ô nhập liệu mật khẩu của người dùng. “Do vậy không có việc thông tin mật khẩu người dùng được gửi về máy chủ của Cốc Cốc”, ông Hiếu cho biết. Cũng theo ông Hiếu tất cả các dữ liệu này đều được mã hoá nên dữ liệu của người dùng hoàn toàn được đảm bảo.
Giải thích thêm về tính năng kiểm tra chính tả, đại diện Cốc Cốc cho biết, đây là tính năng giúp người dùng tăng hiệu quả gõ văn bản trên môi trường mạng.
Khi người dùng bình luận trên Facebook hoặc gõ văn bản trên bất cứ cửa sổ soạn thảo văn bản trực tuyến nào bằng tiếng Việt không dấu, trình duyệt Cốc Cốc sẽ tự động điền đấu tiếng Việt có dấu với độ chính xác gần 100%. Tính năng này ước tính sẽ giúp giảm bớt 20% thời gian gõ văn bản.
“Ngoài ra, tính năng này cũng cho phép phát hiện những lỗi chính tả và đưa ra gợi ý sửa lỗi giúp người dùng có được văn bản tốt nhất”, đại diện Cốc Cốc cho biết.
Theo Danviet.vn
Rộ thông tin trình duyệt Cốc Cốc thu thập cookies tài khoản Facebook
Mạng xã hội đang lan truyền thông tin trình duyệt Cốc Cốc thu thập thông tin người dùng, tuy nhiên đại diện Cốc Cốc khẳng định các thông tin trên là "vô danh" nhằm phục vụ người dùng tốt hơn.
Bắt nguồn từ Facebook với nghi vấn rằng trình duyệt Cốc Cốc thu thập cookies tài khoản Facebook người dùng, nơi Cốc Cốc gửi các thông tin có chứa cookies tài khoản vừa đăng nhập lên domain https://spell.itim.vn. Theo ghi nhận, đây là domain do Công ty TNHH Cốc Cốc làm chủ quản, và cookies đăng nhập chính là tài khoản Facebook dẫn đến những lo ngại dữ liệu của mình bị lọt ra ngoài nếu sử dụng Cốc Cốc.
Cốc Cốc đang là trình duyệt được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
Ngay sau khi thông tin được đăng tải, đại diện Cốc Cốc cho biết nguyên nhân xuất phát từ hai vấn đề do người dùng sử dụng add-on Ninja Fast Login Facebook giúp đơn giản hóa việc đăng nhập Facebook hoặc tính năng kiểm tra lỗi chính tả Spell Check của Cốc Cốc. Vì vậy, công ty khuyến cáo người dùng không sử dụng Ninja Fast Login Facebook hoặc tắt tính năng kiểm tra lỗi chính tả cho tới khi vấn đề được giải quyết.
Tuy nhiên, theo cộng đồng an ninh mạng WhiteHat.vn nhận định, câu trả lời từ Cốc Cốc chưa thuyết phục, đặc biệt là có hay không chuyện Cốc Cốc lấy thông tin cookies Facebook của người dùng, cũng như Spell Check có gửi mọi thông tin của người dùng về cho Cốc Cốc hay không?
Ở trường hợp đầu tiên, thành viên mang tên lockv37 cho rằng "Không". Tuy nhiên ở trường hợp thứ hai, tính năng Spell Check được cho là "Có". Để minh chứng điều thứ hai, lockv37 đã so sánh 2 phiên bản của Cốc Cốc trước ngày 16/4 với bản mới phát hành ngày 16/4/2018. Kết quả là, bản đầu tiên server công ty ghi nhận tất cả những gì mà người dùng gõ vào Cốc Cốc, trong khi bản mới nhất điều này đã không còn xảy ra.
Tính năng kiểm tra chính tả của Cốc Cốc được cho là bắt nguồn từ việc thu thập dữ liệu người dùng?
Nhưng theo lý giải từ ông Trần Quang Chiến - CEO Công ty an toàn thông tin CyStack, nhiều khả năng điều này xuất phát từ đặc tính của Spell Check, vốn yêu cầu gửi dữ liệu mà người dùng gõ trên trình duyệt lên một hệ thống kiểm tra chính tả trước khi trả về kết quả đến người dùng. Đây thực sự là một tính năng hữu ích, nhưng nếu người dùng nhập các thông tin nhạy cảm thì nó lại mở ra vấn đề an ninh nhạy cảm.
Bản thân đại diện truyền thông Cốc Cốc cũng thừa nhận yêu cầu mà người dùng nhập vào trường văn bản sẽ được gửi lên server. Vị này khẳng định các dữ liệu gửi lên đây đều vô danh và Cốc Cốc không thể biết chính xác ai đã gửi nó. Quan trọng hơn, nó chỉ được lưu trữ tạm thời để sửa lỗi - một thiết kế bình thường cho bất kỳ dịch vụ trực tuyến nào - và sẽ không làm việc với ô nhập mật khẩu của người dùng cũng như được mã hóa để bảo đảm an toàn.
Cốc Cốc được tích hợp bên trong rất nhiều tính năng.
Vấn đề đặt ra là, mặc dù Chrome cũng có tính năng tương tự Spell Check nhưng nó được tắt đi theo mặc định, trong khi với Cốc Cốc thì người dùng được kích hoạt mà không có thông báo rõ ràng. Và càng thắc mắc hơn khi mà sau khi thông tin được phát hiện, tại sao Cốc Cốc đã cập nhật phiên bản mới của trình duyệt với tính năng Spell Check bị vô hiệu hóa?
Theo Danviet.vn
3.300 ứng dụng Android đang theo dõi trẻ em vượt giới hạn cho phép Các ứng dụng di động đôi khi vượt quá giới hạn của chúng bằng cách thu thập dữ liệu từ trẻ mà cơ quan pháp luật không cho phép. Để có con số này, các nhà nghiên cứu đã sử dụng quy trình kiểm tra tự động, giúp phát hiện ra rằng 3.337 ứng dụng Android dành cho gia đình và trẻ em...