Cô vợ Hà Nội đưa ra cảnh báo: “Nhà 1 phòng ngủ đẹp mấy kết hôn cũng đổi sang căn 2 ngủ, xa cũng được”
Sau khoảng thời gian vất vả vì chọn sai nhà, L. rút ra bài toán kinh tế…
Người ta vẫn có câu “an cư, lạc nghiệp”, với người trẻ năng động hiện nay thì việc có nhà trước khi kết hôn không hiếm. Những căn studio xinh xắn, view triệu đô và được thiết kế theo ý gia chủ, chill suốt 4 mùa là niềm mơ ước của rất nhiều người. Và cũng có nhiều cặp vợ chồng mới cưới quyết tậu cho mình 1 căn hộ nhỏ xinh 1 phòng ngủ gần trung tâm, vừa tiết kiệm chi phí lại vừa tiện đi lại. Thế nhưng cô vợ dưới đây lại khẳng định quan điểm đó là sai lầm.
V.L ( Hà Nội) cho biết: “Tôi đã bán căn nhà mà tôi rất tâm huyết để chuyển sang căn hộ rộng hơn, xa hơn chỗ cũ 10km lại ở ngoại thành. Nhưng đến giờ tôi vẫn hài lòng với sự lựa chọn của mình”.
Căn hộ nhỏ xinh chỉ thích hợp với người độc thân, vợ chồng son hoặc chưa có con nhỏ
Vợ chồng L. sau khi xác định đám cưới thì có bàn việc chung tiền mua 1 căn chung cư trả góp. Căn hộ rộng khoảng hơn 40m2, được thiết kế 1 phòng ngủ, 1 nhà vệ sinh. Khi chưa từng sở hữu 1 căn nhà nào thì đây là căn nhà đáng mơ ước của vợ chồng L.: view thoáng mát, diện tích nhỏ nhưng thiết kế thông minh, gần chỗ làm và full các dịch vụ tiện ích.
Cuộc sống vẫn tươi đẹp và căn hộ vẫn là tâm điểm bàn tán của đám bạn mỗi lần gặp mặt cho đến khi L. có con đầu lòng. Mọi thứ thật ngoài sức tưởng tượng của cô.
Ảnh minh họa
Thời gian đầu ở cữ, bé nhà L. quấy khóc rất khó ngủ. Đêm nào vợ chồng cô cũng phải thay nhau bế con. L. được nghỉ đẻ còn dư giả thời gian chứ chồng cô ngày nào cũng đi làm từ 7h sáng mà đêm mất ngủ nên mệt mỏi vô cùng. Cứ như thế ròng rã 1 tháng sức khỏe anh yếu đi, thiếu ngủ nên cũng thường xuyên cáu gắt lại thêm áp lực công việc. L. có nói chồng ra phòng khách ngủ để cô trông con nhưng căn hộ nhỏ xíu tiếng khóc thì to có bịt bông vào tai cũng chẳng ngủ nổi.
Video đang HOT
Đến khi L. hết thời gian nghỉ thai sản, cô đi làm trở lại thì bà nội lên trông em bé. Nhà chật lại có thêm 1 người, nắng nóng rồi mùi bỉm sữa khiến ngôi nhà chẳng còn thơ mộng như trước. Chồng cô phải đổi sofa sang ghế giường để có thêm chỗ ngủ. Chưa kể trẻ con thường xuyên phải dùng nhà vệ sinh mà lắm lúc vội quá chẳng có chỗ cho người lớn đi.
Mua nhà xa chút cũng không sao, miễn là ở thoải mái
Năm ngoái thấy có người hỏi mua tự dưng L. nghĩ đến việc đổi nhà, ở xa chút cũng được nhưng nhất định phải có 2 phòng ngủ.
L. bàn với chồng và anh đồng ý luôn. Rất may mắn là giá căn hộ mới giá chỉ ngang bằng căn hộ cũ vì nó thuộc ngoại thành.
Sau khoảng thời gian vất vả vì chọn sai nhà, L. rút ra bài toán kinh tế cho những cặp vợ chồng sắp cưới, mới cưới có ý định mua nhà như sau:
Chị L. nhận định: “Mua nhà xa chút cũng không sao, miễn là ở thoải mái”
- Về dự án: Tìm dự án có đầy đủ tiện ích, gần trường học, bệnh viện… và được review tốt trên các hội nhóm.
- Về nhu cầu: Gạt bỏ những nhu cầu không cần thiết, tính tương lai xa chứ không phải hào nhoáng trước mắt. Ngôi nhà là nơi diễn ra nhiều hoạt động sinh hoạt hàng ngày nên ưu tiên diện tích rộng, thoáng, thiết kế hợp lý.
- Về khoảng cách địa lý: Có thể chọn dự án nào gần chỗ làm vợ hoặc chồng. Đôi khi ở xa 1 chút, ra ngoại thành sẽ có ưu điểm, ít tắc đường, giá sinh hoạt phí rẻ, không khí trong lành thoáng đãng như ở quê.
- Về thiết kế: Nhất định phải có từ 2 phòng ngủ trở lên. Bởi khi bạn có em bé sẽ có lúc phải ngủ riêng. Chưa kể tương lai gần, phòng dư để đón tiếp người thân đến chơi, tương lai xa thì sẽ để con mình ở. Đừng nghĩ vợ chồng đi làm cả ngày ở nhà ít nên chỉ cần chỗ “đi ra đi vào” là được.
- Về giá cả: Hãy đặt lên bàn cân so sánh trong cùng phân khúc giá và những tiện ích dự án đó có, độ phù hợp với gia đình bạn. Đặc biệt là tương lai nó có thể là khu vực sẽ phát triển, không mất giá nếu bạn muốn bán đi.
'Đẹp' trong mắt mình và mọi người
'An cư mới lạc nghiệp', có lẽ vậy mà ai cũng muốn sở hữu một ngôi nhà thật đẹp và hợp phong thủy để có cuộc sống bình an.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ am tường để làm được điều đó. Chính sự thiếu hiểu biết và ý thức kém đã làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của chính ngôi nhà mình và không gian xung quanh.
Một ngôi nhà đẹp là phải có kiến trúc cân đối, hài hòa với cảnh quan xung quanh. Ảnh: ST
Đẹp mà không đẹp!
Câu chuyện tưởng chừng như rất cũ nhưng luôn mang tính thời sự bởi trong cuộc sống hằng ngày, đâu đó chúng ta vẫn bắt gặp những căn nhà không đẹp do lấn chiếm không gian vỉa hè để cơi nới diện tích; hoặc tự ý chặt bỏ, thay thế cây xanh đô thị bằng các loại cây khác theo ý mình. Điều này không chỉ làm xấu cảnh quan mà còn cản trở người đi bộ. Thậm chí còn gây ra những mâu thuẫn, xích mích không đáng có giữa bà con hàng xóm.
Cách đây không lâu, một người dân phải lên fanpage Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi - xanh - sạch - đẹp "kêu cứu" cơ quan chức năng vào cuộc khi hàng cây của một ngôi nhà trên đường Ngô Văn Sở (quận Liên Chiểu) che chắn hết đường đi. Hay ở đường Lý Văn Tố, phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà), mặc dù các lực lượng chức năng đã ra quân quyết liệt và mạnh mẽ trong việc dọn dẹp trật tự vỉa hè để trả lại mặt đường cho người đi bộ nhưng một số hộ vẫn lợi dụng vỉa hè để chậu hoa, cây cảnh khiến lực lượng chức năng phải nhắc nhở nhiều lần.
Thậm chí, không ít ngôi nhà còn ngang nhiên lấn chiếm luôn cả lối thoát hiểm hoặc xây dựng nửa chừng rồi bỏ hoang kéo dài hàng chục năm gây nên tình trạng nhếch nhác và xuống cấp rất nguy hiểm cho người đi đường. Nhiều ngôi nhà biệt thự còn trồng cây xanh trước cổng nhà ngay trên phần vỉa hè, choán hết lối đi dành cho người đi bộ.
Khi chia sẻ về những khó khăn trong công tác quản lý cây xanh đô thị, ông Lê Huy Hoàng, Trưởng phòng Kỹ thuật, Công ty Công viên - Cây xanh Đà Nẵng cho biết, trong quá trình kiểm tra, công ty vẫn gặp một số trường hợp cố ý hủy hoại cây xanh đường phố do nhu cầu cá nhân từ các hoạt động kinh doanh thương mại. Các hành vi thường gặp là đổ hóa chất độc hại gây chết cây; chặt hạ cây xanh; khoanh vỏ xung quanh gốc, thân cây; chặt trụi cành nhánh, hay chặt cành làm lệch tán cây; bứng cây dời sang vị trí khác... Điều này không chỉ làm mất mỹ quan đường phố mà còn ảnh hưởng đến công tác phát triển và quản lý cây xanh đô thị.
Hòa hợp môi trường xung quanh
Thực tế cho thấy, nhiều gia chủ khi làm nhà chỉ chú trọng đến việc chọn hướng nhà phù hợp mà không quan tâm đến các vấn đề khác, dẫn đến kết cấu không ổn định, nhà ẩm thấp, không khí không lưu thông, dễ gây bệnh tật cho những người sống trong đó.
Để hiểu đúng về phong thủy khi xây dựng một ngôi nhà đẹp đúng nghĩa, chúng tôi gặp chuyên gia phong thủy Phạm Thị Lành (phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà). Theo bà Lành, bản chất của việc xem phong thủy là giúp ngôi nhà tiếp nhận được nguồn năng lượng từ bên ngoài như thiên khí trong ấm ngoài mát, không bị gió lùa. Thứ hai, ngôi nhà được xử lý địa khí, tức là xây dựng trên nền đất tốt khi đã qua xử lý đất như thay đất, thay lớp thạch anh... nhằm tạo ra năng lượng tốt từ nền địa nhiệt. Thứ ba, hình dáng ngôi nhà phải nằm trong kiến trúc tổng thể các ngôi nhà xung quanh.
"Người Việt luôn hướng đến những giá trị kết nối, đoàn kết khi sống trong cộng đồng. Do đó, khi làm nhà, gia chủ cần để ý hình thái, bố cục xung quanh để ngôi nhà của mình hòa hợp với môi trường. Người làm nhà không nên tìm một mẫu nhà ở đâu đó rồi xây theo. Điều này sẽ dẫn đến trường hợp không phù hợp với môi trường xung quanh và tạo những hình thế xấu như mái nhọn nhà mình đâm trước cửa nhà người khác; hoặc bị những thế xấu của nhà người khác đập vào nhà mình. Hình thái cấu trúc nhà phải bảo đảm không làm xấu kiến trúc xung quanh và cũng tự bảo vệ cho gia chủ. Ngoài ra, mỗi ngôi nhà cần tương thích với ngành nghề của chủ nhà để có những kết cấu phù hợp. Chẳng hạn, ngôi nhà hướng đến sự bình an thì làm nhà mái bằng; những người hướng ngoại, làm nghề kinh doanh hoặc liên quan đến sáng tạo thì ngôi nhà nên có sân rộng, không gian mở...", bà Phạm Thị Lành chia sẻ.
Về vấn đề chặt bỏ hoặc thay thế cây xanh đô thị để trồng loại cây khác theo ý gia chủ nhằm thay đổi phong thủy, bà Lành cho rằng, điều này không nên vì khi thành phố quyết định trồng loại cây gì thì đã có sự nghiên cứu, tính toán kỹ về đặc tính của mỗi loại cây cho phù hợp với không gian, thổ nhưỡng và theo quy hoạch tổng thể. Nếu cây cối rậm rạp, u tối thì chủ nhà có thể cắt tỉa để bảo đảm sự thông thoáng.
Một ngôi nhà đẹp là phải có kiến trúc bảo đảm 3 yếu tố: cân đối, hài hòa với cảnh quan xung quanh; bảo đảm thông gió và chiếu sáng cho ngôi nhà; phù hợp với phong cách của ngôi nhà. Người xưa có câu "Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà/ Trong ba việc ấy ắt là khó thay". Ngôi nhà là thành quả của hạnh phúc gia đình và là trái ngọt của quá trình lao động . Mặc dù khái niệm về "cái đẹp" hết sức trừu tượng và không đồng nhất, nhưng phong cách, hình thức kiến trúc, cũng như trang trí nội thất trong ngôi nhà phải thỏa mãn gu thẩm mỹ của chủ nhà kết hợp với tri thức, kiến trúc của kiến trúc sư để ngôi nhà không chỉ "đẹp" trong mắt gia chủ mà còn "đẹp" trong mắt tất cả mọi người.
Y án tử hình người đàn bà cuồng yêu phóng hỏa đốt nhà trọ nhân tình Ngày 11/3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa hình sự phúc thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Thanh Hải (SN 1993, trú tại xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định) về tội "Giết người" và tội "Hủy hoại tài sản". Đây là vụ án dùng xăng đốt khu nhà trọ khiến một phụ nữ mang thai tử...