Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo thông báo sai dữ liệu dân cư
Công an TP Hà Nội ngày 22/11 vừa phát đi cảnh báo về thủ đoạn mới của tội phạm lừa đảo công nghệ cao, giả mạo người của UBND quận thông báo công dân sai dữ liệu dân cư nhằm lấy thông tin cá nhân.
Cụ thể, vào ngày 18/11, một công dân trên địa bàn phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nhận được điện thoại của người tự giới thiệu đang làm việc ở Nguyễn Cơ Thạch thông báo công dân bị sai lệch dữ liệu. Ban đầu, người gọi điện thoại mời công dân ra đường Nguyễn Cơ Thạch để chỉnh sửa dữ liệu, nhưng sau đó gợi ý hướng dẫn từ xa để lừa đảo.
Trước đó, vào ngày 17/11, anh T (trú tại phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cũng đã nhận được một cuộc điện thoại với nội dung tương tự. Người gọi điện thoại cho anh T tự xưng là Ngô Trung Kiên, cán bộ bộ phận một cửa của UBND phường Quỳnh Lôi.
Người tên Ngô Trung Kiên thông báo dữ liệu dân cư của anh T bị sai, đề nghị ra bộ phận một cửa của UBND phường để chỉnh sửa. Người tên Kiên còn thể hiện mình là một cán bộ tốt, hướng dẫn cẩn thận và đưa ra lời khuyên với anh T “nên sớm ra bộ phận một cửa để chỉnh sửa dữ liệu, không ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch dân sự”.
Đáng chú ý, thông tin cá nhân mà “cán bộ bộ phận một cửa” như tên tuổi, ngày tháng năm sinh, địa chỉ nơi ở đều rất chính xác khiến anh T bán tín bán nghi.
Anh T sau đó đã trực tiếp liên lạc với UBND phường Quỳnh Lôi, được lãnh đạo phường xác nhận tại bộ phận một cửa của UBND phường không có người tên Ngô Trung Kiên.
Cơ quan công an đã khám phá nhiều vụ mua bán dữ liệu cá nhân, chặn “nguồn tài nguyên” để các đối tượng lừa đảo lợi dụng.
Video đang HOT
Cũng với thủ đoạn liên quan đến cơ sở dữ liệu dân cư, anh Đ.T.T trú tại phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng bất ngờ nhận được thông báo của một người tự xưng là Cảnh sát khu vực Công an phường sở tại, cho biết anh T chưa đi làm CCCD.
Theo vị “Cảnh sát khu vực” này, trên hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư, anh T chỉ mới có CMND 9 số mà chưa có số thẻ CCCD gắn chíp. Trong khi đó, anh T đã đi làm hồ sơ cấp CCCD gắn chíp từ tháng 3/2021 và được nhận thẻ CCCD gắn chíp từ tháng 7/2021. Anh T đã sử dụng thẻ CCCD trong giao dịch dân sự, cổng dịch vụ công trực tuyến. Nghi ngờ người gọi điện thoại cho mình giả danh Công an, anh T đã trình báo cơ quan chức năng.
Tương tự, anh T, người dân ở phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội cũng nhận được điện thoại (10 số) của một nam thanh niên tự xưng là G, cán bộ bộ phận 1 cửa của phường sở tại. Người này nhắn anh T ra ngay bộ phận 1 cửa quận Hoàng Mai, mang theo CCCD để chỉnh sửa thông tin, vì bị trùng khớp với thông tin của người khác. Người tự xưng tên là G còn nói giọng nghiêm trọng: “Nếu anh T không ra làm lại thông tin cá nhân, sau này có vấn đề gì thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
Vì biết bộ phận 1 cửa phường sở tại không ai tên là G, anh T đã vặn hỏi người đang đối thoại và thấy bị “bóc mẽ”, nam thanh niên lạ không còn cách trả lời nào khác, buông ngay một câu chửi tục tĩu rồi cúp máy…
Thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao trong thời gian qua có nhiều diễn biến phức tạp. Các đối tượng với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau.
Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan… yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định. Đặc biệt, người dân không làm theo các yêu cầu, hướng dẫn của nhóm đối tượng liên lạc trên qua điện thoại.
Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Người dân cần cảnh giác trước những thủ đoạn lừa đảo tinh vi
Thời gian qua, Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường công tác tuyên truyền, cảnh báo để người dân cảnh giác về các phương thức, thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các đối tượng tội phạm.
Dù thủ đoạn lừa đảo của các đối tượng không mới nhưng vì sự chủ quan, tin tưởng vào những lời nói "có cánh" nên nhiều người đã bị sập bẫy lừa, bị chiếm đoạt tiền từ hàng chục đến hàng trăm triệu đồng.
Mới đây, chị Trần Thị M (SN 2000, trú tại phường Phú Thượng, TP Huế) đã gửi đơn trình báo đến Công an TP Huế về sự việc bị đối tượng Đào Duy Thạnh (SN 1993, trú tại thôn Thai Dương Hạ Bắc, xã Hải Dương, TP Huế) lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 100 triệu đồng.
Trong đơn trình báo, chị M cho biết, do có mối quan hệ quen biết từ trước nên khi biết người thân của chị M bị cơ quan Công an bắt tạm giam về hành vi "Tàng trữ trái phép chất ma túy" thì đối tượng Thạnh tìm gặp chị M và ngỏ ý giúp chị M "chạy án" cho người thân. Lúc này, Thạnh "nổ" với chị M rằng bản thân có mối quan hệ với Công an, Viện KSND và sẽ xin cho người thân chị M được ra trại sớm. Vì lo lắng cho người thân và một phần tin tưởng khi nghe Thạnh giới thiệu có nhiều mối quan hệ xã hội nên chị M đồng ý để Thạnh "chạy án". Khi biết chị M sập bẫy lừa, Thạnh nhiều lần yêu cầu chị M chuyển tiền cho mình để "chạy án" nhưng thực ra đối tượng chiếm đoạt toàn bộ số tiền để tiêu xài cá nhân.
Cán bộ Đội CSHS Công an TP Huế lấy lời khai đối tượng Đào Duy Thạnh lừa đảo "chạy án".
"Tin tưởng Thạnh nên tôi đã 2 lần chuyển tiền cho đối tượng này. Trong đó, ngày 8/6/2023, Thạnh yêu cầu tôi chuyển số tiền 80 triệu đồng. Tiếp đó Thạnh nói số tiền ấy không đủ "chạy án" nên yêu cầu tôi chuyển thêm 30 triệu đồng. Thế nhưng sau khi chuyển tiền, nhiều lần tôi gọi điện thoại hỏi Thạnh thì người này không nghe máy rồi cắt đứt liên lạc. Biết mình bị lừa nên tôi đã làm đơn trình báo gửi đến cơ quan Công an TP Huế", chị M cho hay.
Trung tá Lê Ngọc Minh, Đội trưởng Đội CSHS Công an TP Huế cho biết, ngay sau khi tiếp nhận đơn thư của chị Trần Thị M, Ban Chỉ huy Công an TP Huế đã chỉ đạo lực lượng đơn vị tập trung xác minh hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng Đào Duy Thạnh. Qua điều tra làm rõ, ngày 31/10 vừa qua, Cơ quan CSĐT Công an TP Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Đào Duy Thạnh để xử lý theo quy định pháp luật.
Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, ngoài thủ đoạn "chạy án" để lừa đảo chiếm đoạt tài sản như trường hợp kể trên thì thời gian gần đây, nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã bị các đối tượng sử dụng những đầu số điện thoại: 0586291097; 0583945381; 0814073108; 0849130115; 0819078726; 0886284501; 0836149554; 0822296690; 0822346178; 0814032589; 0853327415; 0911109884; 0853613907; 0834186052... gọi đến và tự xưng là cán bộ Công an, Viện KSND để thông báo họ có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan Công an đang điều tra. Sau đó các đối tượng yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng nhằm mục đích thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Và thời gian gần đây có nhiều người dân ở tỉnh Thừa Thiên Huế bị các đối tượng sử dụng những đầu số điện thoại nói trên để gọi điện thực hiện hành vi chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng. Như vào đầu tháng 9/2023, anh Đặng Văn Đ. (SN 1983, ở phường An Hòa, TP Huế) nhận được cuộc điện thoại từ số lạ kể trên và người này tự xưng là cán bộ của Bộ Công an, đang điều tra về một vụ án ma túy và cho biết anh Đ có liên quan đến vụ án này. Đối tượng yêu cầu anh Đ kê khai tài sản và toàn bộ số tiền có trong tài khoản ngân hàng. Khi anh Đ. cho biết không hề có liên quan đến vụ án ma túy nào thì đối tượng này lớn tiếng thông báo qua điện thoại rằng: "Cơ quan Công an sẽ điều tra làm rõ, đề nghị anh làm theo hướng dẫn...".
Lo sợ, hoảng loạn nên anh Đ làm theo hướng dẫn của đối tượng này và cung cấp mật khẩu tài khoản ngân hàng, mã OTP cho đối tượng tự xưng là cán bộ Công an. Tuy nhiên chỉ chưa đến 3 phút sau, ĐTDĐ của anh Đ báo tài khoản ngân hàng bị trừ 324 triệu đồng. Lúc này anh Đ mới biết mình đã sập bẫy lừa đảo.
Tương tự, một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn H (SN 1956, ở phường Phường Đúc, TP Huế) cũng bị các đối tượng sử dụng những số điện thoại kể trên để thay nhau gọi điện tự xưng là cán bộ Công an, Viện KSND để lừa đảo chiếm đoạt số tiền hơn 400 triệu đồng.
Đại tá Phạm Văn Toàn, Trưởng phòng CSHS Công an tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra ngày càng nhiều và diễn biến phức tạp. Các đối tượng dùng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua điện thoại, qua mạng internet và hòng tránh sự phát hiện của cơ quan Công an. Trước các vụ việc đối tượng lừa đảo sử dụng đầu số điện thoại lạ gọi điện cho người dân giả danh lực lượng thực thi pháp luật để lừa đảo, Cơ quan Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã niêm yết, thông báo các đầu số điện thoại kể trên để người dân cảnh giác.
Ngoài ra, thông qua các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương, mạng xã hội Facebook, Zalo, Phòng CSHS cùng với Công an các đơn vị, địa phương trên toàn tỉnh cũng đã thường xuyên đăng tải các thông tin, hình ảnh về các thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản để người dân nâng cao cảnh giác.
"Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, cơ quan Công an, Viện KSND để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại. Người dân tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh nhân dân, CCCD, địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch của đối tượng để tránh bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Đại tá Phạm Văn Toàn cho hay
Mất trắng tài sản khi đầu tư vào sàn giao dịch tiền điện tử Thời gian gần đây, Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế liên tiếp nhận được trình báo của người dân về việc bị chiếm đoạt tài sản khi được mời gọi đầu tư vào sàn giao dịch tiền điện tử. Hiện cơ quan Công an đang tích cực xác minh, điều tra làm rõ các đối tượng lừa đảo và tăng cường tuyên truyền, cảnh...