Có vị mặn trong miệng: cẩn thận với nguy cơ mắc loạt vấn đề sức khỏe xấu mà bạn không ngờ tới
Thông thường, sau khi ăn đồ ăn mặn, ta sẽ cảm nhận được vị mặn còn sót lại trong miệng ở một khoảng thời gian ngắn. Nhưng nếu vị mặn trong miệng kéo dài lâu thì hãy chú ý bởi nó là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe sau.
1. Mất nước
Khi bạn cảm thấy trong miệng có vị mằn mặn, chứng tỏ sự cân bằng của muối và nước trong cơ thể bị phá vỡ, từ đó khiến cho nước bọt có chứa khoáng chất mặn.
Không chỉ vậy, mất nước còn có các triệu chứng đi kèm khác là cảm thấy mệt mỏi, mất sức lực, chóng mặt và ra nước tiểu màu vàng.
Hãy thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể
2. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày – thực quản (GERD) xảy ra khi axit dạ dày chảy ngược vào thực quản của bạn. Trào ngược axit có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản.
Khi mắc bệnh này, cơ vòng thực quản dưới trở nên rất yếu, khiến mật và axit bị đẩy ngược lại thực quản dẫn đến cảm thấy vị mặn dai dẳng trong miệng, đôi khi là vị đắng ngắt.
Ngoài ra, bệnh trào ngược dạ dày thực quản còn có các triệu chứng khác như ợ nóng, đau ngực, khó nuốt, cảm giác có khối u trong cổ họng.
3. Hội chứng chảy dịch mũi sau
Video đang HOT
Trường hợp chất nhầy trong khoang mũi được cơ thể tiết ra quá nhiều, chảy ngược từ phía sau mũi xuống cổ họng được gọi là hội chứng chảy dịch mũi sau (Postnasal Drip).
Chất nhầy này nói chung có vị mặn, cho nên khi chảy ngược xuống cổ họng, miệng, ta sẽ cảm nhận được vị mặn của nó.
Ngoài ra, hội chứng còn biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Đau, ngứa họng.
- Cảm giác buồn nôn.
- Có nhiều chất nhầy ở cổ họng, thường xuyên phải nhổ đi hoặc nuốt xuống.
- Hơi thở hôi.
- Ho nhiều hơn vào buổi tối.
4. Nhiễm trùng miệng
Nếu các vấn đề về răng miệng không được điều trị kịp thời, nó có thể gây các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, bệnh tưa lưỡi. Những vấn đề đó có thể làm cho miệng cảm thấy mằn mặn.
Bên cạnh đó, các vấn đề về răng miệng có thể gây ra xuất huyết ở chân răng, nướu cũng tạo nên vị mặn trong miệng.
5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chúng ta uống có tác dụng gây khô miệng và mặn trong miệng.
Ngoài 5 lý do trên, sự mất cân bằng hormone trong trong cơ thể, bổ sung dinh dưỡng không đầy đủ cũng có thể làm cho miệng hay có vị mặn. Khi đó nên chú ý thay đổi khẩu phần ăn hợp lý hơn.
Source (Nguồn): QQ, Mayoclinic, MNT
Theo Helino
Những sai lầm cực nguy hiểm khi uống sữa vào buổi sáng cần loại bỏ ngay tránh rước họa vào thân
Nhiều người có thói quen uống sữa vào buổi sáng. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho rằng việc uống sữa vào buổi sáng sớm không hẳn là điều tốt nhất.
Sữa là thực phẩm được nhiều người yêu thích - Ảnh: Minh họa
Người mắc bệnh gì không nên uống sữa vào buổi sáng?
- Người bị trào ngược dạ dày thực quản
Khi ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, họ thường sẽ bị co bóp cơ vòng thực quản dưới. Trong khi đó, sữa lại chứa rất nhiều chất béo nên những người bị trào ngược dạ dày thực quản khi uống sữa vào buổi sáng sẽ làm tăng sự trào ngược của dịch dạ dày hoặc dịch ruột. Điều này khiến cho dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng.
- Người mắc bệnh viêm túi mật và viêm tuyến tụy
Dịch mật và dịch tụy tham gia trong quá trình tiêu hóa chất béo trong sữa. Vì thế khi sử dụng sữa cho bữa sáng sẽ khiến tình trạng bệnh gia tăng và khó chữa trị hơn.
- Người sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng
Sau khi làm phẫu thuật ở vùng bụng bệnh nhân thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu. Trong khi đó, sữa lại chứa nhiều chất béo và casein, khi kết hợp với men tiêu hóa trong đường ruột sẽ biến thành thể khí gây trướng bụng, đầy hơi, bất lợi cho quá trình phục hồi chức năng nhu động ruột.
- Người mắc chứng thiếu máu
Những người mắc chứng bệnh này nếu uống sữa vào buổi sáng sẽ khiến lượng chất sắt có trong sữa kết hợp với canxi và phốt phát tạo thành một hợp chất không hòa tan, ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
- Người mắc bệnh viêm đường tiêu hóa
Sữa sẽ làm giảm mức độ ảnh hưởng của acid trong dạ dày với chứng viêm nhiễm. Tuy nhiên, nếu sửa dụng các loại thực phẩm này vào buổi sáng khi bụng đang trống rỗng thì dịch dạ dày lại có thể tăng. Lâu dần sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm thêm trầm trọng, gây cảm giác đau bụng, khó chịu.
Những người mắc chứng thiếu máu không nên uống sữa vào buổi sáng - Ảnh: Minh họa
Uống sữa vào thời điểm nào là tốt nhất?
Thay vì uống sữa vào buổi sáng, bạn có thể uống trước khi đi ngủ để mang lại những lợi ích cho sức khỏe như ngủ ngon, tăng cường khả năng hấp thu, tăng cường canxi... Không những thế, uống sữa vào buổi tối trước khi đi ngủ còn giúp làm đẹp cho người trung niên và người cao tuổi do chỉ ban đêm mới diễn ra quá trình phân tách tế bào trong cơ thể.
Trường hợp thường xuyên mất ngủ, ngủ không sâu giấc hãy uống 1 ly sữa ấm trước khi đi ngủ. Sữa được xem là thức uống tốt nhất vào ban đêm khi cơ thể bạn cần chuyển từ chế độ hoạt động sang chế độ thư giãn.
Quan trọng hơn cả, dù uống sữa vào thời điểm nào thì bạn cũng nên uống 1 ly sữa ấm bởi nó tốt cho hệ tiêu hóa hơn. Song uống quá nhiều sữa cũng không tốt cho sức khỏe. Mỗi ngày bạn nên uống 150-200 ml sữa là vừa đủ.
Quỳnh Chi
Theo ĐSPL
Những vấn đề thường gặp trong thời kỳ mang thai Bạn cần nắm rõ những vấn đề thường gặp trong thời kì mang thai để biết khi nào cần đến gặp bác sĩ. Ợ nóng: Ợ nóng hay trào ngược dạ dày thực quản (GED) thường xảy ra vào giai đoạn đầu của thai kì. Bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập để đối mặt với vấn đề...