Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ: Chiến đấu cơ mới của TQ chính là… F-35 của Mỹ
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton cho rằng, chiến đấu cơ Trung Quốc sản xuất giống hệt mẫu tiêm kích tàng hình F-35 Mỹ.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton.
“Chiến đấu cơ thế hệ 5 của Trung Quốc rất giống tiêm kích F-35. Đó là bởi nó chính là F-35, họ đã đánh cắp nó”, ông Bolton nói trong buổi họp báo ở Kiev, Ukraine, theo RT.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ không nêu rõ loại chiến đấu cơ nào của Trung Quốc. Theo báo Nga, tiêm kích J-20, mẫu chiến đấu cơ thế hệ 5 duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc không hề giống F-35 một chút nào.
J-20 lớn hơn nhiều, có hai động cơ thay vì một, có thiết kế khí động học khác hẳn. Có lẽ điểm giống nhau duy nhất với chiếc F-35 Mỹ là cả hai máy bay đều có tính năng tàng hình.
Nhưng ông Bolton có thể đã tìm hiểu sâu hơn về những dự án chế tạo máy bay Trung Quốc, nên có thể nghĩ đến mẫu Shenyang FC-31.
Chiếc FC-31 của Trung Quốc có vẻ ngoài rất giống tiêm kích F-35.
Video đang HOT
Mẫu tiêm kích này rất giống F-35. Nhưng FC-31 chỉ mới dừng lại ở dự án nghiên cứu, một vài nguyên mẫu được chế tạo, chứ chưa đi vào sản xuất đại trà.
Mẫu tiêm kích này gặp nhiều vấn đề kỹ thuật, được ấn định sản xuất vào năm 2019 nhưng không rõ nhà sản xuất máy bay Shenyang có kịp đưa mẫu tiêm kích này vào sản xuất đúng theo dự kiến hay không.
Trong nhiều năm, Trung Quốc luôn là đối tượng bị Mỹ chỉ trích vì đánh cắp công nghệ kỹ thuật, liên quan đến cả chiếc F-35. Báo Nga cho rằng, nếu xét về sự giống nhau thì các mẫu tiêm kích đang phát triển của Anh, Pháp-Đức và Thổ Nhĩ Kỳ cung rất giống nguyên mẫu F-35.
Bởi dường như thiết kế của F-35 trở thành chuẩn mực cho các chiến đấu cơ tàng hình trong tương lai để có thể giảm tối đa diện tích phản xạ radar. Điểm khác nhau cơ bản giữa các máy bay này nằm ở hệ thống chỉ huy, tác chiến bên trong, chứ không phải hình dạng bên ngoài, theo RT.
Theo Danviet
Triều Tiên có đủ sức bắn rơi tiêm kích F-35 Hàn Quốc mua của Mỹ?
Không quân Hàn Quốc mới tiếp nhận 2 tiêm kích tàng hình F-35A từ Mỹ và dự kiến sẽ có 10 chiếc vào cuối năm nay.
Tiêm kích tàng hình F-35 vừa có khả năng không chiến, vừa mang theo bom tấn công mặt đất.
Tờ National Interest đặt câu hỏi rằng liệu các chiến đấu cơ mới sẽ đóng vai trò ra sao trong phi đội máy bay Hàn Quốc, cũng như việc F-35 uy lực như thế nào khi đối đầu với không quân Triều Tiên.
Không quân Hàn Quốc hiện đang sử dụng nhiều máy bay do Mỹ sản xuất, bao gồm hàng trăm chiếc KF-16C và khoảng 60 chiếc F-35K. Các máy bay KF-16C được nâng cấp để tương thích với các mẫu tên lửa đối không tầm xa của Mỹ như AIM-120C-5 và AIM-120C-7.
Chiến đấu cơ KF-16C trang bị tên lửa đối không tầm xa vượt trội hoàn toàn so với các máy bay của không quân Triều Tiên.
Triều Tiên hiện chủ yếu sử dụng các tiêm kích MiG-21 và chiến đấu cơ J-7. Hai mẫu máy bay này ngày nay đầu đã lỗi thời, chỉ được trang bị tên lửa tầm ngắn.
Theo các chuyên gia, KF-16C chỉ cần phóng tên lửa tầm xa và giữ khoảng cách là mục tiêu sẽ tự bị tiêu diệt. Trong trường hợp không chiến tầm gần, kỹ năng của phi công là yếu tố quan trọng.
Triều Tiên hiện sở hữu một số lượng hạn chế các tiêm kích MiG-29. Đây được coi là vũ khí uy lực nhất, nhưng vẫn tỏ ra lép vế so với KF-16C và tên lửa tầm xa.
Để dội bom các mục tiêu ở Triều Tiên, Hàn Quốc sẽ sử dụng chiến đấu cơ F-15K trang bị bom dẫn đường bằng laser hoặc bom hạng nặng.
Vậy tiêm kích tàng hình F-35 đóng vai trò gì khi vừa có thể tấn công mặt đất, vừa có thể đối đầu với máy bay Triều Tiên?
Theo National Interest, câu trả lời có thể nằm ở cảm biến. F-35 có cảm biến tối tân hàng đầu và dùng để ngắm bắn mục tiêu đối phương. Trong điều kiện tác chiến điện tử, những máy bay thông thường hoàn toàn bị "mù" còn F-35 vẫn ngắm bắn được mục tiêu.
Tiêm kích F-35A phóng tên lửa tầm xa.
Tiêm kích MiG-29 của Triều Tiên cũng có công nghệ cảm biến quang điện, nhưng xuất hiện từ những năm 1980 nên độ phân giải thấp và không nhạy như các thế hệ cảm biến mới nhất.
Trong môi trường tác chiến hiện đại, việc lực lượng quân đội sử dụng thiết bị gây nhiễu điện tử gần như là điều bắt buộc, theo National Interest.
Đây cũng là cách để không quân Triều Tiên với trang bị ít ỏi hơn có thể gây khó dễ cho máy bay Hàn Quốc. Đó là lý do Hàn Quốc cần đến các tiêm kích F-35A tối tân.
Nhược điểm của F-35 là việc mang vũ khí hạn chế vì phải giấu vũ khí trong thân để đảm bảo khả năng tàng hình. Vậy nên Hàn Quốc sẽ vẫn phải sử dụng các chiến đấu cơ thông thường trong đội hình tiêm kích F-35.
Trong trường hợp các máy bay thông thường bị chiến đấu cơ Triều Tiên bắn rơi, Hàn Quốc sẽ vẫn có tiêm kích F-35 trên bầu trời để đóng vai trò quyết định.
Tờ National Interest kết luận, việc Triều Tiên có khả năng bắn rơi F-35 hay không còn tùy thuộc vào cách Hàn Quốc sử dụng chiến đấu cơ này. F-35 không mạnh như tiêm kích "chim ăn thịt" F-22 nên thường chỉ đóng vai trò hỗ trợ.
Nếu Hàn Quốc để các máy bay này tiếp cận quá gần máy bay Triều Tiên thì khả năng bị bắn rơi vẫn có thể xảy ra.
Theo Danviet
Hàn Quốc tiếp nhận tiêm kích F-35, Triều Tiên cảnh báo "hậu quả thảm khốc" Quan hệ Triều Tiên - Hàn Quốc thời gian qua đã đạt mức ấm lên cao nhất trong hàng thập kỷ, nhưng điều này có thể thay đổi một khi Hàn Quốc triển khai các tiêm kích tàng hình tối tân mua của Mỹ. Triều Tiên chỉ trích mạnh mẽ việc Hàn Quốc tiếp nhận tiêm kích F-35 từ Mỹ. Theo Sputnik, Triều...