Cơ trưởng QZ8501 rời ghế để tiến hành “thao tác bất thường”
Cơ trưởng chuyến bay QZ8501 của AirAsia được cho là đã rời ghế lái để tiến hành một thao tác bất thường không theo quy trình trong khi cơ phó mất kiểm soát chiếc máy bay.
Phần đuôi của máy bay QZ8501 đang được chở về đất liền. (Ảnh: EPA)
Báo Bloomberg ngày 31/1 dẫn lời một nguồn tin hiểu vụ việc cho biết cơ trưởng Iriyanto đã rời ghế lái để tiến hành một thao tác bất thường.
Theo đó, cơ trưởng chuyến bay QZ8501 đã ra ngoài để kéo thiết bị giống như “cầu dao” để ngắt điện máy tính điều khiển máy bay (FAC), sau khi đã cố gắng khởi động lại thiết bị này. Khi ông trở lại và lấy lại quyền kiểm soát, đã quá trễ để ngăn chiếc phi cơ rơi xuống biển.
Để thực hiện hành động ngắt điện, cơ trưởng phải rời khỏi ghế, vì thiết bị này ở ngay sau lưng cơ phó và khó có thể chạm tới từ chỗ ngồi của ông Iriyanto, người khi đó đang giám sát cơ phó cầm lái chiếc QZ8501.
Thao tác ngắt điện FAC của cơ trưởng Iriyanto cũng khiến các chuyên gia khá ngạc nhiên vì thủ tục thông thường để khởi động lại máy tính này là ấn một nút trên bảng điều khiển phía trên đầu phi công. Các chuyên gia cho biết hệ thống FAC hỏng hóc sẽ không trực tiếp ảnh hưởng đến đường bay của phi cơ nhưng sẽ giải trừ một tầng bảo vệ ngăn cản các phi công điều khiển máy bay quá các giới hạn an toàn, đồng thời buộc họ phải điều khiển bằng tay.
Video đang HOT
Một nguồn tin chưa được kiểm chứng cũng cho biết hệ thống FAC của chiếc máy bay này cũng thỉnh thoảng gặp trục trặc khi cơ trưởng điều khiển trong nhiều ngày trước đó.
Bloomberg dẫn nguồn tin trên cho hay việc cơ trưởng ngắt điện thiết bị FAC “dường như đã làm cơ phó ngạc nhiên hoặc giật mình”. “Cơ phó đã nâng độ cao lên rất nhanh, và đến lúc cơ trưởng trở lại điều khiển máy bay thì đã quá muộn”, nguồn tin nói.
Trước đó, Ủy ban An toàn Giao thông Indonesia (NTSC) thông báo cơ phó Remi đã điều khiển chiếc chiếc phi cơ QZ8501 khi nó tăng độ cao quá đột ngột, sau đó lâm vào trạng thái mất lực nâng ở cánh máy bay rồi rơi xuống biển. Thông tin cơ phó Remi Plese mới chỉ có 2.275 giờ bay ngồi ghế lái thay cơ trưởng Iriyanto, người dày dạn kinh nghiệm với hơn 20.000 giờ bay, cũng mở ra những giả định mới về vụ rơi máy bay QZ8501.
Ông Tatang Kurniadi, người đứng đầu NTSC cho hay cơ trưởng đã nhanh chóng lấy lại quyền kiểm soát máy bay. Tuy nhiên, ông và cơ quan điều tra từ chối nói rõ chi tiết và khẳng đinh vẫn còn quá sớm để kết luận nguyên nhân chính của vụ tai nạn QZ8501 do con người hay máy móc.
Hôm qua 30/1, Pháp đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ rơi máy bay QZ8501 ở biển Java sau khi có thông tin cơ phó người Pháp cầm lái trước khi máy bay gặp nạn.
AFP cho biết, gia đình của phi công Plesel tại Pháp đã đưa đơn kiện chi nhánh AirAsia tại Indonesia vì đã “gây nguy hiểm đến mạng sống của người khác” và “tiến hành bay trái phép tuyến bay từ Surabaya (Indonesia) đến Singapore” trong ngày máy bay gặp nạn.
Chiếc Airbus A320 mang số hiệu QZ8501 của AirAsia đã rơi xuống biển Java hôm 28/12 khi đang trên đường bay từ Surabaya đến Singapore, làm 162 người trên máy bay thiệt mạng.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ Bloomberg
Đuôi của máy bay QZ8501 đã được kéo lên, hộp đen vẫn biệt tích
Các đội tìm kiếm và cứu hộ Indonesia đã đưa được phần đuôi của chiếc máy bay gặp nạn QZ8501 lên khỏi mặt nước vào sáng nay theo giờ địa phương, mở ra hy vọng sẽ sớm tìm ra manh mối của vụ tai nạn.
Phần đuôi máy bay bắt đầu lộ dần lên mặt nước trước khi được kéo hẳn lên (Ảnh: BBC)
Theo BBC, toàn bộ quá trình này được thực hiện nhờ lực kéo của các quả bóng nổi móc vào đuôi máy bay.
"Các quả bóng nổi đã được sử dụng để nâng phần đuôi máy bay, phần lớn nhất của chiếc máy bay gặp nạn được tìm thấy kể từ khi vụ tai nạn xảy ra hôm 28/12/2014", giới chức Indonesia cho hay.
Trước đó, các thợ lặn đã phải rất vất vả tìm cách móc các quả bóng nổi sau khi phát hiện vị trí của đuôi chiếc máy bay gặp nạn.
Ngoài ra, họ cũng đang tích cực lần theo hướng phát tín hiệu "ping" để tìm kiếm hộp đen của máy bay, bộ phận lưu giữ toàn bộ thông tin về chuyến bay. Giới chức Indonesia tin rằng hộp đen bị văng ra cách đuôi máy bay không xa.
Chiếc máy bay QZ8501 của hãng hàng không giá rẻ AirAsia bị nạn trên biển Java hôm 28/12 sau khoảng 40 phút cất cánh từ Surabaya trong hành trình bay từ Indonesia tới Singapore.
Trên máy bay chở 162 người, trong đó có 155 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn.
Sau hơn 2 tuần tìm kiếm, tới nay lực lượng cứu hộ đã vớt được 48 thi thể. Các đội tìm kiếm tin rằng phần lớn số thi thể còn lại vẫn đang mắc kẹt ở thân máy bay và hiện chưa được tìm thấy.
Vũ Anh
Theo Dantri/BBC
Máy bay AirAsia mất kiểm soát trong khi cơ trưởng rời ghế Cơ trưởng của chiếc máy bay AirAsia đâm xuống biển Java đang rời ghế trong khi người cơ phó mất kiểm soát và mọi chuyện đã quá muộn lúc ông quay trở lại, Reuters ngày 31.1 dẫn hai nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết. Chiếc máy bay Airbus A320-200 của hãng hàng không AirAsia, mang số hiệu QZ8501, chở...