“Cơ trưởng MH370 dường như không còn tâm trí để bay”
Một người bạn của cơ trưởng chuyến bay MH370 cho biết Zaharie rất buồn vì quyết định ly hôn của vợ và có thể ông đã coi chuyến bay hôm 8.3 là “cuộc dạo chơi cuối cùng”.
Bạn của Zaharie cho rằng trước chuyến bay, dường như tâm trạng của Zaharie không tốt. “Tôi không phải là một chuyên gia y tế nhưng trước tất cả những biến cố xảy ra gần đây trong cuộc sống gia đình của cơ trưởng Zaharie, dường như anh ấy đã không còn tâm trí để bay”, bạn của cơ trưởng nói với NZ Herald. Tuy nhiên ông đề nghị giấu tên.
Một người bạn lâu năm của cơ trưởng MH370 cho rằng, trước chuyến bay, dường như tâm trạng của Zaharie không tốt. Ảnh: Daily Mail.
Theo dự đoán của người bạn này, có thể cơ trưởng 53 tuổi đã chọn chuyến bay MH370 là cơ hội để ông thử sức bay ở độ cao mà ông từng luyện tập với mô hình giả lập tại nhà.
Những tuyên bố gây sốc này xuất hiện sau khi giới truyền thông thông báo rằng chiếc Boeing 777 đã bay ở độ cao tới 13.700 m, cao hơn trần bay cho phép, ngay sau tín hiệu liên lạc cuối cùng phát ra từ buồng lái.
Theo một chuyên gia hàng không, giới chức ghi nhận dấu hiệu cho thấy máy bay đã bay ở độ cao tới 13.700 m trong vòng 23 phút trước khi lao xuống độ cao gần 8.000 m. Mặt nạ dưỡng khí sẽ hoạt động tại độ cao 13.700 m. Tuy nhiên, lượng oxy chỉ đủ cung cấp trong vòng 5 đến 10 phút.
Ron Bishop, chuyên gia công nghệ hàng không của Đại học Queensland, Australia cho biết, việc giảm áp suất buồng lái quá mức và đột ngột khiến toàn bộ hành khách và các thành viên phi hành đoàn bất tỉnh. Phi cơ sẽ tiếp tục bay cho tới khi hết nhiên liệu và rơi xuống phía nam Ấn Độ Dương. “Điều này lý giải vì sao phi cơ đã bay trong một khoảng thời gian dài, từ Biển Đông tới gần bờ biến phía tây Australia”, ông Ron kết luận.
Tại cuộc họp báo ngày 25.3, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Datuk Seri Hishammuddin, công bố chi tiết về phương pháp phân tích dữ liệu đi đến kết luận MH370 kết thúc hành trình ở nam Ấn Độ Dương dựa trên dữ liệu vệ tinh do công ty Inmarsat và Cơ quan Điều tra Tai nạn hàng không Anh (AAIB) cung cấp.
Malaysia quyết định thu hẹp phạm vi tìm kiếm chuyến bay MH370. Mọi nỗ lực hiện nay hướng vào khu vực tìm kiếm của vành đai nam với diện tích hơn 460.000 dặm vuông, tức đã giới hạn hẹp hơn so với 2,24 triệu dặm vuông trước đó.
Theo VNE
Video đang HOT
Sự thật thú vị về tiêm kích nhanh nhất thế giới MiG-25
Lần đầu tiên bay lên bầu trời cách đây 50 năm, tiêm kích đánh chặn nhanh nhất thế giới MiG-25 từ lâu đã là một biểu tượng của hàng không quân sự.
Dưới đây là 7 sự thật thú vị về MiG-25 - "niềm tự hào" của công nghiệp hàng không quân sự Liên Xô:
1. Được thiết kế để đối phó với XB-70 ValkyrieMiG-25 (tên định danh của NATO là Foxbat) là một nỗ lực của Liên Xô để đánh chặn các máy bay ném bom siêu âm XB-70 Valkyrie (Mỹ), nhằm tránh việc các máy bay này phá vỡ các tuyến phòng thủ của máy bay tiêm kích và ném bom hạt nhân xuống các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Liên Xô.
Các loại máy bay tiêm kích đánh chặn của Liên Xô khi đó khó có thể chống lại có hiệu quả các máy bay ném bom siêu âm của Mỹ. Hơn nữa, chúng cũng không thể đối phó với những chiếc máy bay trinh sát tốc độ cao Lockheed SR-71, với tốc độ lên đến Mach 2,8.
Tiêm kích đánh chặn siêu tốc MiG-25.
Những chiếc MiG-21 và Su-15 của Liên Xô khó có thể leo cao và đạt tốc độ đủ nhanh để chống lại máy bay ném bom siêu thanh XB-70 Valkyrie.
Các nhà thiết kế của MiG-25 đã thành công trong việc "tăng tốc" máy bay lên tốc độ 2.896km/h ở độ cao khoảng 23.000m, đủ để đeo bám và đánh chặn XB-70 Valkyrie.
Tuy vậy, trong suốt thời gian phục vụ, hai loại máy bay này lại chưa có dịp đọ sức với nhau trên bầu trời.
2. Máy bay được điều khiển để ngắm mục tiêu bán tự động
Thiết kế của khung thân MiG-25 chưa bao giờ được thấy trước đó trong các máy bay chiến đấu. Máy bay có cửa hút không khí ở bên, với hai động cơ được đặt ở phần thân phía sau. Thiết kế này cho phép máy bay đạt được tốc độ cao nhất có thể.
Các thiết bị điện tử trên máy bay yêu cầu ngắm mục tiêu bán tự động trong lần đầu tiên. Ở tốc độ rất cao của MiG-25, điều đó là khá khó khăn với phi công, bởi những phản xạ của con người không đủ nhanh.
Là mẫu máy bay rất lớn, với trọng lượng cất cánh khoảng 36,7 tấn, nhưng MiG-25 mang được vũ khí quá ít (chỉ gồm 2 đạn đối không tầm trung dẫn radar R-40R và 2 đạn dẫn hồng ngoại R-40T).
3. Máy bay rất nóng!
Khi vượt quá tốc độ Mach 2,5, máy bay MiG-25 có thể nóng lên đến 570-750 F. Vì vậy, thân máy bay MiG-25 không thể sử dụng những vật liệu truyền thống.
Các kỹ sư Liên Xô đã đặt niềm tin vào thép - chiếm 80% của tổng trọng lượng của thiết kế MiG-25. Titan và hợp kim nhôm chịu nhiệt đã được sử dụng cho phần còn lại.
4. Máy bay có hơn 3 dặm đường hàn
Có 3 dặm đường hàn trong cấu trúc của khung thân máy bay, tương ứng với 1,4 triệu mối hàn. Thực tế là chỉ có hai trường hợp rò rỉ nhiên liệu trong một năm, không đáng kể so với 270 dặm đường hàn được thực hiện trong thời gian đó.
Việc sử dụng nhiều đường hàn kĩ lưỡng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho bảo trì máy bay.
Không phải bộ vũ khí mạnh hay radar tối tân mà cặp động cơ cực khỏe R-15B-300 mang lại sự nổi tiếng của MiG-25, nó có thể đạt tốc độ tối đa tới 3.470km/h (Mach 3).
5. Máy bay gây ra một phiên điều trần khẩn cấp trong Quốc hội Mỹ
Sự phát triển của MiG-25 và chương trình thử nghiệm của nó đã được thực hiện trong bí mật nghiêm ngặt. Nó lần đầu tiên được công bố với thế giới ngày 9/7/1967 trong một chuyến bay kỉ niệm Ngày Không quân tại sân bay Domodedovo ở ngoại ô Moscow. Bốn máy bay chiến đấu bay qua khán đài ở độ cao thấp. Các nhà bình luận công bố rằng đây là một máy bay chiến đấu mới có khả năng đạt tốc độ gần 3.000km/h
Đối với phương Tây, đây là một bất ngờ lớn, và hơn nữa nó không phải là tin tốt. Các phiên điều trần đặc biệt được tổ chức tại Quốc hội Mỹ sau đó.
6. Máy bay Liên Xô đào thoát
Vào tháng 9/1976, Thiếu úy Không quân Liên Xô Viktor Belenko đã lái một chiếc MiG-25P từ căn cứ không quân ở Viễn Đông chạy đến Nhật Bản, hạ cánh trên đảo Hokkaido, nơi ông đã yêu cầu tị nạn chính trị.
Chiếc máy bay được tháo dỡ và kiểm tra bởi các chuyên gia Mỹ. Tuy nhiên, sau đó nó đã được trả lại một tháng rưỡi theo yêu cầu của Bộ Ngoại giao Liên Xô.
MiG-25 hiện vẫn còn phục vụ trong Không quân Nga, nhưng chủ yếu là dùng để trinh sát, huấn luyện.
Việc phi công Liên Xô đào tẩu gây ra hậu quả nghiêm trọng. Đồng thời, có một khía cạnh tích cực: nó đã mở đường cho việc cải thiện hiệu quả chiến đấu của MiG.
Tất cả các thiết bị điện tử trên máy bay được thay thế, kể cả các hệ thống rất hiệu quả trước đó trong chống lại các kẻ thù tiềm năng. Kết quả là dẫn đến sự ra đời của biến thể nâng cấp mạnh MiG-25PD (trang bị động cơ mới R-15BD-300, radar xung-Doppler Sphir-25, tổ hợp trinh sát hồng ngoại)
7. Máy bay nắm giữ 29 kỷ lục thế giới
Trong suốt thời gian hoạt động, MiG-25 đã đạt và nắm giữ 29 kỷ lục thế giới, Trong số này có những kỉ lục không bị đánh bại cho đến ngày này - những kỷ lục độ cao cho một chiếc máy bay sử dụng động cơ phản lực. Ngày 21/8/1977, phi công thử nghiệm của Liên Xô Alexander Fedotov đã đạt đến độ cao kỉ lục 37,6km bằng chiếc MiG-25.
Theo Kiến thức
Tiết lộ lần liên lạc cuối cùng của cơ trưởng máy bay bị mất tích Một phi công lái máy bay Boeing 777, người cất cánh sau chiếc máy bay bị mất tích của Malaysia Airlines MH370, cho biết ông đã liên lạc được với phi công của chuyến bay này vài phút sau khi kiểm soát không lưu của Việt Nam đề nghị. Phi công phụ Fariq Abdul Hamid (trái) và cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah lái...