Có tới 76% doanh nghiệp chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ
Nhiều ý kiến góp ý TP.HCM cần tháo gỡ ách tắc về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài, đầu tư tư nhân để DN nhanh chóng hồi phục sản xuất kinh doanh.
Sáng 3-10, UBND TP.HCM đã tổ buổi toạ đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TP.HCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện nay” nhằm lắng nghe những vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp (DN) cũng như tiếp nhận những kiến nghị giải pháp phục hồi thúc đẩy kinh tế TP.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết mới đây hiệp hội có một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy số lượng DN trở lại trạng thái bình thường chiếm khoảng 5%, số DN vượt qua những khó khăn bước đầu chiếm 9%, khó khăn còn nghiêm trọng là 40%. Số DN khó khăn và rất khó khăn chiếm 84%.
Về nguyên nhân khó khăn, 40% DN được hỏi trả lời là do thiếu vốn, 14% khó khăn là do đứt gãy các chuỗi cung ứng, 88% DN bị thu hẹp thị trường. Ngoài ra, có 52% DN được hỏi cho biết đã cắt giảm lao động vì khó khăn.
Theo ông Dũng, bức tranh chung của DN TP.HCM gồm có 4 nhóm. Nhóm 1 là những DN hoạt động và hoạt động có hiệu quả, có lãi. Chủ yếu nằm ở tài chính, ngân hàng, lương thực thực phẩm, chế biến, thiết bị máy móc, phòng chống dịch, đồ gỗ, CNTT, hạ tầng kỹ thuật…
Số lượng DN thuộc nhóm này chiếm khoảng 10-15%. Nhóm 2 là những DN đang duy trì hoạt động, chờ cơ hội phục hồi chiếm chừng 20%.
Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hiệp hội DN TP.HCM cho biết chỉ có 20% số lượng DN hấp thụ được các gói hỗ trợ tín dụng, hầu hết đều không tiếp cận được.
Nhóm 3 là những DN năng lực sản xuất cạn kiệt, suy yếu về tài chính, nhân lực, thị trường bị thu hẹp quy mô, cung ứng đứt gãy, thu hẹp thị trường… Nhóm DN này đang thua lỗ, ngừng hoạt động chủ yếu nằm trong ngành du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí, bất động sản,… chiếm tới 40-50%.
Nhóm 4 là DN nhỏ, siêu nhỏ không đủ năng lực phải ngừng sản xuất, chấm dứt hoạt động chiếm 20%.
Video đang HOT
Kết quả các DN tiếp cận gói chính sách, ông Dũng cho biết có tới 76% DN được hỏi chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ này của nhà nước. Chỉ có 10% DN đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay… 5% DN tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí, chưa có DN nào được gói vay lãi suất 0%.
Hầu hết DN không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động vì DN lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng quen, còn khách hàng mới rất ít.
Trông chờ lớn nhất của DN là được “bơm máu” từ ngân hàng, các điều kiện cần thuận lợi hơn. Chính sách chưa thể hiện chia sẻ rủi ro cùng DN, chậm và không hát huy được các tác dụng. Theo ông Dũng, các gói chỉ hấp thụ được khoảng 20%.
Kiến nghị để phục hồi, thúc đẩy kinh tế TP.HCM, ông Dũng cho biết TP quyết liệt đồng hành, chia sẻ, rủi ro cùng DN để các gói hỗ trợ tới tay DN, mới có thể thúc đẩy kinh tế.
Thứ hai, TP nên đẩy mạnh kích cầu du lịch, mua sắm tiêu dùng. Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cải thiện các điều kiện cho vay, có thể cho DN vay bằng cách thẩm định các nguồn thu dòng tiền, phương án kinh doanh, tín chấp…
Ngoài ra, cần gia hạn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thêm 12 tháng; hỗ trợ đào tạo lại nhân lực của DN cần có sự tiếp sức của TP. Bên cạnh đó, TP cần hỗ trợ triển khai chuyển đổi số trong cộng đồng DN.
“Về gói hỗ trợ tiếp theo, TP.HCM cần thực sự đồng hành DN lâu dài để phục hồi sản xuất, đề xuất ngân hàng mở rộng các điều kiện, giảm lãi suất cho vay, DN được vay nhiều hơn, lãi suất thấp hơn, điều kiện thuận lợi hơn. Đặc biệt, DN đề xuất cơ quan quản lý nhà nước cần hạn chế kiểm tra, thanh tra trong đợt dịch này để DN ổn định sản xuất kinh doanh”, ông Dũng nói.
DN hiến kế để khôi phục, phát triển TP.HCM tại toạ đàm sáng 3-10.
Theo ông Nguyễn Cao Trí, Chủ tịch Hiệp hội DN quận 1, ách tắc lớn nhất là thủ tục hành chính cần tháo gỡ, tạo thuận lợi thì sẽ có dòng vốn chảy vào thị trường rất lớn. Vốn có rồi, tiền có rồi nhưng thủ tục vướng khiến hàng chục dự án không triển khai được.
“Về giáo dục, y tế vẫn tăng trưởng, thì TP.HCM cần có chính sách riêng trong việc cấp thủ tục đầu tư, phát triển hơn nữa… Cơ hội chuyển đổi số, xin thành lập trung tâm đổi mới sáng tạo tại TP.HCM để mời các chuyên gia trong nước, nước ngoài tham gia”, ông Trí nói.
Theo ông Trí, gói hỗ trợ từ nhà nước, DN cũng cũng không mong chờ, DN chỉ cần các sở ban ngành tháo gỡ nhanh thủ tục hành chính, và chọn ra 30 DN làm thí điểm thực hiện, sau đó triển khai ra cộng đồng DN TP.
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá rất cao vai trò của hiệp hội DN vì hiện nay TP cũng chưa nắm hết hoạt động DN. Sắp tới, TP sẽ có các giải pháp để phát huy vai trò của các hiệp hội.
Theo ông Phong, TP.HCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành không chỉ gồm lãnh đạo sở ngành, mà có cả chuyên gia, cả hiệp hội, DN tham gia. Từ đó, TP tập hợp được nhiều đóng góp, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TP.HCM.
Sửa Nghị định 20: Không cho hồi tố là không công bằng?
Theo các chuyên gia, việc Bộ Tài chính bảo lưu quan điểm không hồi tố khoản thuế liên quan đến trần lãi vay trong giai đoạn 2017-2018 là không công bằng.
Quy định khống chế chi phí lãi vay 20% gây bức xúc cộng đồng doanh nghiệp trong 3 năm qua tưởng sẽ được phần nào tháo gỡ khi Bộ Tài chính đưa ra dự thảo lấy ý kiến sửa đổi, tăng khống chế chi phí lãi vay lên 30%. Nhưng trong bản dự thảo trình Chính phủ, Bộ này đã "gạt" đi một số quy định khiến doanh nghiệp "ngã ngửa".
Cụ thể, văn bản sửa đổi sẽ chỉ được áp dụng từ kỳ quyết toán thuế 2019, trong khi mong mỏi của doanh nghiệp là được hồi tố về năm 2017, 2018 bởi từ khi ban hành đến nay, quy định đã khiến nhiều đơn vị kiệt sức vì phải cõng số thuế thu nhập doanh nghiệp tăng vọt. 4.875 tỷ đồng thu sai rất có thể sẽ không quay về với doanh nghiệp.
Sửa Nghị định 20: Không cho hồi tố là không công bằng.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, trong trường hợp hồi tố có thể sẽ tạo ra cơ chế xin cho phức tạp, không loại trừ khả năng phát sinh tiêu cực.
Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cho rằng cách giải thích này của Bộ là đang né tránh trách nhiệm quản lý của mình, bởi bởi cán bộ thuế có trách nhiệm phân xử cuối cùng. Nếu ngành thuế làm đúng trách nhiệm quản lý, minh bạch, hoàn toàn không thể xảy ra việc xin - cho và lợi ích nhóm.
Chuyên gia kinh tế Nguyễn Thanh Bình thẳng thắn nhìn nhận, việc né trách nhiệm của Bộ Tài chính là "không sòng phẳng":
" Nếu đã sửa trần lãi vay thì phải trả lại phần chênh cho doanh nghiệp. Phải xác định đây là thu sai chứ không phải nộp thừa. Thu sai rồi mà cố tình chây ỳ thì càng sai. Trong khi doanh nghiệp mà nộp thuế chậm thì bị phạt ngay, như thế là không sòng phẳng", vị chuyên gia nhận định.
Cùng quan điểm, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu nói, Bộ Tài chính không nên tư duy đẩy cái khó, cái khổ về phía doanh nghiệp. Rõ ràng công tác quản lý thuộc về các cơ quan nhà nước còn việc bồi hoàn cho doanh nghiệp là việc cần phải thực hiện để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp:
" Số thuế từng doanh nghiệp đã nộp mỗi năm không thể sửa lại vì đã lưu vào sổ sách kế toán, nộp cho Nhà nước. Việc khấu trừ, bồi hoàn trên là sự điều chỉnh chung với các doanh nghiệp chứ không phải là ưu đãi theo từng trường hợp cụ thể nào. Điều này rất khách quan nên chúng ta không sợ xin cho", ông Hiếu phân tích.
Bên cạnh việc "ngại xin cho", một lý do nữa được Bộ Tài chính đưa ra để bảo lưu quan điểm không ủng hộ hồi tố, đó là nếu hồi tố sẽ không có nguồn hoàn trả số tiền 4.875 tỷ đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia đều phản biện rằng, khoản hồi tố gần 5.000 tỷ đồng có thể khấu trừ hàng năm, không ảnh hưởng tới ngân sách.
PGS, TS Đinh Trọng Thịnh phân tích, việc khấu trừ dần vào tiền thuế phải nộp hàng năm sẽ giúp ngân sách không cần bố trí ngay một khoản hàng nghìn tỷ, không cần quyết toán lại ngân sách nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp hưởng lợi ích chính đáng. Việc này hoàn toàn không có gì khó khăn.
Theo Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch công ty luật Basico, khi cơ quan quản lý Nhà nước đã xác định đây là quy định bất hợp lý và đã sửa (nâng trần 20% lên 30%) thì cần phải sửa sai đến cùng bằng cách hồi tố.
Việc hồi tố cũng có đầy đủ cơ sở pháp lý. Điều 152 Luật ban hành văn bản pháp luật năm 2015 quy định, trong trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện quyền, lợi ích của tổ chức nhân, văn bản quy phạm pháp luật được quy định hiệu lực trở về trước (hồi tố).
Mặt khác, số tiền thuế đã nộp có thể được hiểu là "số tiền thuế do cơ quan thuế ấn định thừa hoặc số tiền thuế doanh nghiệp bị tính thừa" nên có thể vận dụng các điều quy định tại Luật quản lý thuế hiện hành.
Trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, các doanh nghiệp mong được hồi tố như một liều thuốc giảm đau. Việc hồi tố ở đây không phải dành cho lợi ích của một hay một nhóm doanh nghiệp nào mà rõ ràng là lợi ích chung cả cả xã hội.
NGỌC VY
Tập trung bình ổn giá thịt lợn trong nước trước sức ép hàng nhập khẩu Kể từ ngày 1/4 đến nay, nhiều doanh nghiệp bắt đầu thực hiện cam kết đưa giá lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg. Người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh có thể mua thịt lợn trong nước lẫn hàng nhập khẩu tại kênh phân phối hiện đại. Theo đó, ghi nhận tại thị trường Tp. Hồ Chí Minh giá thịt lợn trong nước...