Có tới 21/26 xã đạt chuẩn, huyện Vĩnh Tường tăng tốc về đích
So với các địa phương khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Tường là huyện có số xã thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) lớn nhất với 26 xã. Nhờ có sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, đặc biệt là sự đồng thuận của người dân, đến nay, huyện đã có 21 xã đạt chuẩn.
Điểm sáng Vũ Di
Nhớ lại những ngày đầu khi thực hiện xây dựng NTM, ông Lê Ngọc Sính – Bí thư Đảng ủy xã Vũ Di cho biết, ban đầu xã gặp không ít khó khăn như chưa có quy hoạch tổng thể, quy hoạch điểm khu dân cư, quy hoạch vùng sản xuất… Trong khi đó, đây là chương trình mới được triển khai, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vì vậy cán bộ không khỏi lúng túng.
Trên cơ sở những khó khăn, thuận lợi đã nêu rõ, sau khi có kế hoạch của huyện, Đảng ủy xã chủ trương kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng NTM, Ban quản lý xây dựng NTM, Ban phát triển xây dựng NTM; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các ban…
Mô hình trồng rau VietGAP mang lại thu nhập cao cho người dân một số xã của huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc). ảnh: Minh Trí
“Nhờ thực hiện tốt các phong trào thi đua, xã đã đạt được thành tích trên tất cả các lĩnh vực như mức tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13-14%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng liên tục từ 28,6 triệu đồng (năm 2012) lên gần 36 triệu đồng (năm 2017); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn hơn 3%” – ông Sính khẳng định.
“Dù đã về đích từ tháng 7.2018, song chúng tôi vẫn xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ thường xuyên. Để giữ vững danh hiệu xã đạt chuẩn, lãnh đạo xã thường xuyên rà soát kết quả thực hiện trên từng tiêu chí để tiếp tục chỉ đạo nâng cao các tiêu chí về thu nhập, giáo dục, môi trường… Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 50 triệu đồng/người/năm” – ông Sính chia sẻ.
Phấn đấu về đích vào năm 2019
Ông Nguyễn Bình Khiêm – Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường cho biết, huyện đang tập trung huy động mọi
nguồn lực phấn đấu trở thành huyện NTM vào năm 2019.
Video đang HOT
“Cái khó của huyện là một số xã còn khó khăn, kinh phí xây dựng NTM chủ yếu trông chờ vào nguồn đấu giá đất. Tuy nhiên, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để có quỹ đất sạch cũng gặp trở ngại” – ông Khiêm nói.
Đặc biệt, để hoàn thành 2 tiêu chí (văn hóa và môi trường) chưa đạt, ông Khiêm cho biết, huyện đang tập trung chỉ đạo các cấp, ngành chức năng tiếp tục rà soát thực trạng Trung tâm Văn hóa – Thể thao – Thông tin huyện; xây dựng kế hoạch và tổ chức thường xuyên các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, duy trì trên 85% số thôn văn hóa, trên 90% số hộ gia đình văn hóa…
Đối với tiêu chí môi trường, theo ông Khiêm, huyện sẽ lập phương án quản lý chất thải rắn ở các xã để triển khai thực hiện theo quy định tại Thông tư số 35, ngày 26.12.2016 của Bộ NNPTNT. Các xã có làng nghề, hộ chăn nuôi với số lượng lớn phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung, bảo đảm yêu cầu về bảo vệ môi trường trước khi thải ra môi trường.
Theo Danviet
Lạnh sống lưng, tay không bắt rắn hổ mang độc, đùa với tử thần
Nuôi rắn độc là một nghề tiềm ẩn nhiều rủi ro và nguy hiểm, nhiều người ngoài nhìn vào không khỏi rùng mình khi nhìn thấy người dân chủ yếu dùng... tay không bắt rắn. Tuy nhiên, cũng chính cái nghề được coi là đùa giỡn với tử thần ấy đã và đang làm giàu cho rất nhiều người ở xã Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Nghề nuôi rắn hổ mang độc tại xã Vĩnh Sơn có từ lâu đời, tại đây, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 400 con, có những hộ như anh Nguyễn Văn Bình nuôi tới gần 1.000 con rắn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để kịp thời phát hiện bệnh tật cũng như chăm sóc rắn hổ mang, người nuôi hàng ngày phải mở chuồng kiểm tra.
Để tiếp xúc với rắn hổ mang, người nuôi chỉ dùng một chiếc que sắt và găng tay vải dày.
Khi bị soi đèn rắn hổ mang thường thu mình sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.
Nhìn hình ảnh này không ít người rùng mình hoảng sợ khi chúng có thể lao mình ra phía con mồi bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm tích lũy của người nuôi thì các chú rắn hổ mang này khá hiền lành, thậm chí ... thân thiện với người nuôi.
Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang là cóc và chuột nhưng đối với hộ nuôi nhiều thì nguồn thức ăn tự nhiên này không thể đủ cung cấp.
Họ phải cho rắn hổ mang ăn bằng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như thế này.
Người nuôi dùng vòi để bơm thức ăn bột vào miệng rắn hổ mang.
Việc tiêu thụ rắn hổ mang thịt khá thuận lợi do nhu cầu của thị trường lớn, giá thịt rắn hổ mang khoảng 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg tùy rắn to hay nhỏ.
Những người phụ nữ ở Vĩnh Sơn thường ít tiếp xúc với rắn hổ mang hơn, họ chủ yếu làm những công việc hỗ trợ liên quan như sắp xếp trứng rắn, chuẩn bị thức ăn cho rắn...
Ngoài việc bán thịt rắn hổ mang thì nhiều gia đình có nguồn thu lớn từ bán trứng rắn hổ mang cho các trang trại nuôi khác.
Những đổi thay ở làng quê Vĩnh Sơn kể từ khi... "bén duyên" với nghề kiếm sống "tử thần".
Theo Lam Thanh (ANTĐ)
Hà Nội hưởng lợi nhờ Vĩnh Phúc đẩy mạnh sản xuất rau, củ an toàn Ổn định diện tích lúa, liên kết với các doanh nghiệp tăng cường sản xuất rau, củ, quả sạch, an toàn theo quy trình VietGAP, phục vụ cho người dân trong tỉnh, Hà Nội và các tỉnh lân cận. Đó là định hướng phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc, với chủ trương này trong tương lai không xa Vĩnh Phúc sẽ...