Cô Tô – đi rồi lại muốn đến
Cô Tô là tập hợp của nhiều hòn đảo nhỏ nằm trong vịnh Bắc Bộ, trong đó, nổi tiếng nhất là đảo Cô Tô lớn và Cô Tô nhỏ
Nếu bạn là người yêu thích khám phá thì quần đảo Cô Tô hoang sơ sẽ là nơi thích hợp dành cho những ngày nghỉ cuối tuần của bạn.
Từ Hà Nội, bạn có thể tới Cô Tô bằng xe khách tại các bến xe như Mỹ Đình, Lương Yên. Xe sẽ đưa bạn tới Cửa Ông, sau đó bạn tiếp tục đón taxi để tới cảng Cái Rồng. Trong ảnh là khung cảnh bến thuyền ở cảng Cái Rồng, nơi bạn sẽ đi thuyền ra đảo.
Điểm đến là đảo Cô Tô lớn vì ở đây có nhiều cảnh đẹp cũng như các dịch vụ du lịch cũng phong phú. Từ cảng Cái Rồng tới Cô Tô lớn có thể mất 3 – 3,5 tiếng tùy theo điều kiện thời tiết và cũng tùy thuộc vào việc bạn đón được tàu cao tốc hay tàu gỗ.
Đường ra đảo Cô Tô lớn sẽ đi qua nhiều hòn đảo nhỏ và núi đá trên biển.
Vào những ngày đẹp trời, nước biển ở Cô Tô trong xanh và khá lặng sóng. Điểm đặc biệt ở đảo Cô Tô là màu nước biển thay đổi tùy theo độ xa bờ, khi ở gần bờ, nước biển có màu xanh ngọc, càng ra xa, nước càng chuyển sang màu xanh thẫm như bầu trời.
Video đang HOT
Màu trời và màu nước biển như hòa vào làm một.
Từ trên ngọn hải đăng của đảo Cô Tô lớn, bạn có thể nhìn thấy những vũng, vịnh trên đảo và xa xa là những hòn đảo nhỏ.
Trên những ngôi nhà của các ngư dân ở gần biển luôn treo
lá cờ đỏ thắm.
Thông thường, đảo Cô Tô chỉ đông khách vào cuối tuần.
Bãi biển Bắc Vàn, một trong số những bãi tắm ở Cô Tô vẫn còn
hoang sơ và sạch sẽ.
Hoàng hôn trên bãi biển Bắc Vàn.
Ngoài biển, trên đảo Cô Tô còn có nhiều đồng lúa bát ngát.
Theo giadinh.net.vn
Quảng Ninh, Hải Phòng khẩn trương chống bão
Toàn bộ tàu thuyền trong khu vực Vịnh Hạ Long và tại các huyện đảo Vân Đồn, Cô Tô đã được chỉ đạo di dời về nơi trú ẩn tránh bão an toàn.
Sáng nay 24/6, trao đổi với PV Dân trí, ông Đỗ Thông - Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Trước diễn biến bất thường của cơn bão số 2 hình thành trên biển Đông gây nên áp thấp nhiệt đới khiến cho nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh xảy ra tình trạng mưa cục bộ, UBND tỉnh đã tiến hành cuộc họp với các cơ quan ban ngành liên quan để ra thông báo khẩn về việc ứng phó với tình hình áp thấp nhiệt đới xảy ra trên địa bàn.
Tất cả các tàu thuyền hoạt động trên địa bàn Hải Phòng, Quảng Ninh đã được đưa đi tránh bão an toàn.
UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT và TKCN) tỉnh, yêu cầu UBND các địa phương, Ban Chỉ huy PCTT & TKCN các địa phương, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh thông báo cho các chủ phương tiện tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực ảnh hưởng của bão; nắm chắc số lượng và khu vực hoạt động của từng tàu thuyền, giữ thông tin liên lạc thường xuyên với các chủ tàu thuyền.
Công điện khẩn cũng yêu cầu các địa phương cần rà soát và triển khai các phương án phòng chống mưa lớn gây lũ, ngập úng, lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, khu mỏ và các khu đô thị; thực hiện các phương án đảm bảo an toàn cho người, và tài sản trên các khu nuôi trồng thuỷ hải sản, đặc biệt khu vực vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và khu nuôi lồng bè.
Ông Mai Tuấn Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Cô Tô, trưởng ban phòng chống lụt bão huyện đảo Cô Tô - cho biết: "Cho đến thời điểm hiện tại, hầu hết tàu thuyền và các phương tiện của ngư dân đã vào nơi trú bão an toàn. Trên địa bàn huyện, gió đang ở cấp 5, 6. Mưa rả rích và chưa có thiệt hại gì do ảnh hưởng của cơn bão gây ra. Cơn bão số 2 đi theo hương Tây Tây Bắc không tràn qua huyện đảo. Bão hiện cách huyện đảo Cô Tô hơn 100km. Chúng tôi cũng đã trực tiếp đi kiểm tra và khuyến cáo người dân thực hiệc việc giằng níu chắc chắn nhà cửa và các biện pháp an toàn kịp thời ứng phó khi bão bất ngờ tràn đến".
Áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều khu vực trên địa bàn Quảng Ninh, Hải phòng.
Về tình hình phòng chống lụt bão trên huyện đảo Vân Đồn, ông Bùi Văn Cẩn - Chủ tịch UBND huyện Vân Đồn cho biết: "Lãnh đạo UBND huyện Vân Đồn cũng đã tổ chức họp khẩn và tổ chức chỉ đạo các cơ quan liên quan kịp thời triển khai đến người dân chuẩn bị các phương án kịp thời ứng phó với diễn biến của cơn bão số 2 trên Biển Đông.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chỉ có mưa rả rích trên địa bàn huyện. Cơn bão số 2 chưa đổ bộ vào đến khu vực nên chưa có một thiệt hại nào. UBND huyện đảo Vân Đồn, các cơ quan liên quan và nhân dân trên đảo vẫn đang chuẩn bị hết sức chu đáo để chủ động ứng phó khi bão tràn về".
Tại Vịnh Hạ Long, theo thông tin từ ông Đỗ Mạnh Hùng - Trạm trưởng Cảngvụ thủy nội địa Cảng tàu du lịch Bãi Cháy: Toàn bộ số tàu thuyền du lịch của cảng tàu Bãi Cháy đã được di dời về các điểm leo đậu an toàn. Hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long sẽ tạm dừng cho đến khi cơn bão số 2 kết thúc mới hoạt động trở lại.
Tại Hải Phòng, Để ứng phó kịp thời với cơn bão số 2, UBND TP Hải Phòng đã tổ chức họp khẩn cấp triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, đê điều, chỉ đạo khẩn trương thu hoạch lúa; biện pháp phòng chống ngập úng; có thông báo yêu cầu các nhà máy, xí nghiệp ở khu vực nông thôn tạo điều kiện cho công nhân nghỉ việc để giúp gia đình thu hoạch lúa.
Cũng theo báo cáo, Bộ Chỉ huy bộ đội biên phòng Hải Phòng đã phối hợp kiểm đếm, thông báo, hướng dẫn cho hơn 4.000 phương tiện với hơn 12.000 lao động đang hoạt động trên khu vực biển Hải Phòng và hơn 500 lồng bè biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Hiện tất cả các tàu thuyền thủy sản nhận được thông tin về diễn biến của bão số 2 đang di chuyển về bến neo đậu an toàn tránh bão đổ bộ vào bờ.
Theo Dân Trí
Còn hơn 700 thuyền còn đang hoạt động trên biển Theo báo cáo từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, đến 16h ngày 23/6, Thanh Hóa có 737 tàu thuyền vẫn đang hoạt động trên biển với 5.619 lao động đi trên tàu. Theo thống kê, đã có 8.568 phương tiện khai thác trên biển (100% tàu thuyền) đã nhận được thông tin có bão số 2. Đến thời...