Có tiền đầu tư vàng hay bất động sản?
Tháng đầu tiên của năm 2020, giá vàng tăng phi mã trong bối cảnh thị trường chứng khoán tràn ngập “sắc đỏ” do nhà đầu tư lo ngại dịch cúm Corona và bất ổn chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới. Năm 2020, nhà đầu tư chú ý hai kênh đầu tư vàng và bất động sản. Tuy nhiên, hai thị trường này còn gặp nhiều khó khăn?
Giá vàng tăng cao nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro
Vàng tăng mạnh, rủi ro lớn
Mở cửa phiên giao dịch ngày 31/1, giá vàng miếng trong nước niêm yết ở mức 44,1 – 44,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Nếu so với một năm trước, giá vàng đã tăng gần 1 triệu đồng/lượng (ngày 1/1/2019, giá vàng miếng trong nước ở mức 36,45 – 36,55 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). 2019 được nhiều nhà đầu tư gọi là “năm sóng gió” của giá vàng, bởi có thời điểm, giá vàng trong nước gần 45 triệu đồng/lượng, mức cao nhất trong vòng 9 năm qua.
Theo ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, chỉ số giá vàng năm 2019 tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Bình quân giá vàng năm 2019 tăng 7,55% so với năm 2018.
Bên cạnh đó, giá vàng thế giới cũng đã có đà tăng trưởng ngoạn mục trong năm qua, từ mức 1.282 USD/ounce (đầu năm 2019) lên mức 1.573 USD/ounce (đầu năm 2020). Như vậy, chỉ trong 1 năm, giá vàng đã tăng 17,2%. Đây là mức tăng rất khủng đối với vàng.
Ads by optAd360
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh, giá vàng đã từng tăng lên mốc 1.917 USD/ounce vào tháng 8/2011. Tình hình kinh tế chính trị thế giới khiến giá vàng trong nước và thế giới sẽ tiếp tục biến động khó lường.
“Vàng là tài sản chung của thế giới, giá vàng thế giới đang có tốc độ tăng mạnh, giá vàng trong nước tăng là tất yếu. Tuy nhiên, nếu so với những năm trước, sự quan tâm của người dân tới giá vàng đã không còn được “mặn mà”.Bởi những năm gần đây, nền kinh tế trong nước tương đối phát triển, lạm phát ở mức thấp nên giá vàng cũng được giữ ở mức ổn định hơn”, ông Thịnh cho biết.
Cũng theo ông Thịnh, có thời điểm, giá vàng tăng cao nhất trong vòng 9 năm nhưng không còn tái diễn cảnh người dân xếp hàng đi mua vàng. Điều này cho thấy, nền kinh tế trong nước đã không còn phụ thuộc nhiều vào giá vàng nữa. Người dân cũng không còn tâm lý thích so sánh đồng Việt Nam với giá vàng, coi vàng là một đơn vị thanh toán như mua nhà, mua xe… như trước đây.
Vì thế, những diễn biến của giá vàng trên thế giới thời gian tới có thể tăng mạnh nhưng theo ông Thịnh cũng không có tác động hay gây ảnh hưởng nhiều tới thị trường cũng như tâm lý của người dân Việt Nam.
“Các nhà đầu tư nên thận trọng trong việc mua và bán vàng, bởi thời điểm này nếu mua vàng vào thì giá vàng sẽ tăng nhưng không đáng kể,vì phụ thuộc vào thị trường thế giới. Nên xem việc đầu tư vào vàng thời điểm này là kênh trú ẩn an toàn, không làm mất giá trị tài sản. Còn nếu ai đó mong muốn thu được nhiều lợi nhuận từ đầu tư vàng thì tôi e là khó”, ông Thịnh khuyến cáo.
Video đang HOT
Trong năm 2020, Ngân hàng Nhà nước ( NHNN) đưa ra định hướng điều hành lãi suất linh hoạt, phù hợp cân đối vĩ mô. Với các định hướng của NHNN, năm 2020, nhà đầu tư trông chờ vào việc tăng lãi suất gửi tiết kiệm tại ngân hàng gần như khó khả thi.
Nhà thương mại giá rẻ hút khách
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh đánh giá, thị trường bất động sản đang bị ách tắc, bị sụt giảm nguồn cung dự án, nguồn cung sản phẩm nhà ở. Ông Châu dự báo, năm 2020 và những năm tới, nhiều doanh nghiệp có thể lâm vào tình cảnh khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản. Trong khi đó, người tiêu dùng khó tạo lập nhà ở do giá nhà có xu hướng tăng theo quy luật cung – cầu (do cầu lớn nhưng nguồn cung ít).
Vì vậy, việc đầu tư hay đầu cơ đều không có lợi mà thậm chí có thể bị thua lỗ, vì nhiều khu vực đang bị rớt giá mạnh, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh.Thực tế, từ đầu năm đến nay, giao dịch bất động sản giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư phải bán lỗ để trả lãi ngân hàng.Việc NHNN siết tín dụng bất động sản càng làm thị trường này khó khăn hơn trong
năm 2020.
Chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, dù chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước có thắt chặt nhưng vẫn ở mức độ hợp lý.Việc kiểm soát thị trường tài chính với thị trường bất động sản phải thận trọng, không làm đóng băng mà phải hướng tới sự phát triển ổn định, dài hạn.
Trên thực tế đã thực hiện nhiều phép thử và chưa thấy có tình trạng thị trường đóng băng nhưng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhất định. Xét về tổng thể, nhu cầu và giá có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới nhưng đến cuối năm 2020, thị trường có thể trở lại “bình thường”.
Đánh giá về thị trường bất động sản 2020, đại diện Hiệp hội Bất động sản TPHCM cũng tỏ ra lạc quan, với sự tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các cơ quan chức năng có thể từ quý III/2020 trở đi, thị trường bất động sản sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại theo hướng minh bạch, công bằng, lành mạnh hơn trước đây.
Phân khúc thị trường căn hộ chung cư nhà ở thương mại 1-2 phòng ngủ, có giá vừa túi tiền (trên dưới 2 tỷ đồng/căn) tiếp tục giữ vị trí chủ đạo trong thị trường bất động sản, đi đôi với nguồn cung dự án nhà ở xã hội tăng thêm trong năm 2020.
Giá vàng vượt mốc 45 triệu đồng/lượng
Ngày 2/2, giá vàng miếng trong nước được các công ty vàng niêm yết ở mức 45,1 triệu đồng/lượng. Đây là mức tăng cao nhất trong 10 năm qua. Theo các chuyên gia kinh tế, lo ngại dịch cúm do vi rút corona lan rộng, bất ổn chính trị ở một số khu vực, nhà đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn đã khiến giá vàng tăng. Giá vàng thế giới ngày 2/2 xấp xỉ đạt mốc 1.600 USD/lượng. Ngoài ra, giá vàng trong nước tăng cao một phần do nhu cầu vàng tăng trong Ngày Vía Thần tài (mùng 10 tháng Giêng âm lịch).
Quỳnh Nga
NGỌC MAI – NGỌC LINH
Theo tienphong.vn
Dự trữ ngoại hối tăng ở mức kỷ lục: Tấm đệm lớn để ổn định tỷ giá
Năm 2019, nhiều đồng tiền trên thế giới đã giảm giá đáng kể so với USD trong khi tỷ giá USD/VND vẫn ổn định. Đây được coi là một trong những thành công của công tác điều hành chính sách tiền tệ. Về diễn biến tỷ giá năm 2020, nhiều ý kiến dự báo sẽ tiếp tục ổn định dù còn một số rủi ro đáng quan tâm.
Ngân hàng Nhà nước sẽ điều hành lãi suất, tỷ giá ổn định, linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường. Ảnh: Lê Tiên
"Điểm tựa" cho tỷ giá
Tỷ giá USD/VND gần như duy trì ổn định xuyên suốt trong hầu hết các tháng của năm 2019. Nhờ đó, VND tiếp tục nằm trong nhóm những đồng tiền ổn định nhất khu vực, bất chấp những bất ổn địa chính trị và các sự kiện kinh tế trong và ngoài nước.
Đáng lưu ý, trong bối cảnh thị trường toàn cầu chứng kiến nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc có nhiều diễn biến khó lường khiến đồng nhân dân tệ của Trung Quốc rơi xuống mức giá thấp nhất trong 11 năm qua, đồng won của Hàn Quốc đã có lúc mất giá tới gần 9% so với USD nhưng đã hồi phục dần, hiện tại còn giảm hơn 4% so với USD.
Về diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2019, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV nhận xét, đã có một vài đợt sóng nhỏ trong năm qua, song về cơ bản, tỷ giá vẫn ổn định, hầu như không thay đổi so với đầu năm.
"Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, nhiều đồng tiền mất giá đáng kể so với USD, rõ ràng việc VND ổn định như vậy là một thành công. Lý do chính mang lại thành công là quan hệ cung cầu ngoại tệ tương đối ổn định và Ngân hàng Nhà nước điều hành chính sách tỷ giá trung tâm linh hoạt, theo hướng ngày càng sát với tỷ giá trên thị trường", ông Lực nhấn mạnh.
Từ phía cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cho biết, năm 2019, cơ quan này đã linh hoạt, chủ động, theo sát và dự báo được những diễn biến phức tạp từ thị trường tiền tệ quốc tế và khu vực để có biện pháp, giải pháp chủ động trong kịch bản điều hành tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Theo Thống đốc, điều này thể hiện sự nhất quán trong điều hành, tính chủ động, tăng niềm tin của thị trường cũng như của cộng đồng doanh nghiệp vào năng lực thực thi, điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước. Qua đó, chúng ta giữ được ổn định tỷ giá, kiểm soát được lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối cung cầu ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ của doanh nghiệp và hỗ trợ cho xuất khẩu.
"Có thể nói trong thời gian vừa qua, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng ở mức kỷ lục, gấp trên 2,5 lần so với cuối năm 2015. Đây là một tấm đệm rất lớn cho quốc gia để dự phòng những tác động, những yếu tố bất lợi từ bên ngoài tác động vào nền kinh tế", Thống đốc Lê Minh Hưng chia sẻ.
Vẫn còn rủi ro
Về định hướng điều hành thời gian tới, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục điều hành lãi suất, tỷ giá ổn định, linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô và diễn biến thị trường.
Trong khi đó, ông Cấn Văn Lực dự báo, năm 2020, tỷ giá USD/VND về cơ bản sẽ duy trì trạng thái ổn định, dù vẫn có những đợt sóng nhỏ như đã xảy ra trong năm 2019.
"Tôi tin là với phương châm và cách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước, năm 2020, tỷ giá sẽ tiếp tục ổn định như vậy. Tuy nhiên, vẫn còn một số rủi ro trong năm sau có thể tác động đến tỷ giá. Đó là, các rủi ro địa chính trị từ thị trường thế giới còn phức tạp, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn còn là ẩn số. Tôi cho rằng, VND vẫn có xu hướng giảm giá so với USD nhưng mức độ giảm chỉ trong khoảng từ 1 - 2%", ông Lực nhận định.
Mặt khác, vị chuyên gia này cho rằng, để duy trì tỷ giá ổn định, góp phần hỗ trợ các cân đối vĩ mô, Ngân hàng Nhà nước nên tiếp tục cách thức điều hành chính sách tiền tệ như vậy, đồng thời kiên định chính sách chống đô-la hóa, tích cực tăng dự trữ ngoại hối và phối hợp hài hòa các chính sách điều hành khác để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.
Xuân Yến
Theo Baodauthau.vn
Tăng trưởng tín dụng 10 tháng đạt gần 10%, tín dụng trung và dài hạn chiếm gần nửa dư nợ Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, đến cuối tháng 10/2019, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng 9,97% so với cuối năm 2018. Cơ quan này nhấn mạnh nguồn vốn trung và dài hạn của nền kinh tế hiện nay chủ yếu vẫn dựa vào hệ thống ngân hàng với tỷ trọng khá lớn, khoảng 49,8% tổng dư...