Cơ thể xử lý tình huống như thế nào?
Người ta nói, cái gì mang lại cảm giác thú vị đều không tốt cho sức khỏe – Cũng may không phải bao giờ điều đó cũng là sự thật – Khói thuốc lá gây cảm giác hưng phấn, chắc chắn không giúp gì cho cơ thể. Song hoàn toàn ngược lại – khi bạn phấn chấn dạo bộ…
Hầu như ai cũng biết, cái gì tốt cho sức khỏe, cái gì không. Tuy nhiên không phải bao giờ chúng ta cũng ý thức được lý do đó vì sao …
1. Chuyện gì xảy ra với cơ thể khi bạn khoái ăn thịt… mỡ?
Nhiều người thích ăn món chân giò luộc hơn thịt lạc vai, bởi món đầu ngon miệng hơn vì nhiều mỡ hơn. Tiếc rằng, ăn nhiều thịt mỡ kéo dài với nhiều người sẽ dễ bị béo phì. Thức ăn gần như ở dạng không đổi được đưa đến tận ruột và ở đấy chúng mới thực sự bị tiêu hóa. Ở ruột thức ăn được phân hủy thành từng “quả bóng” cực nhỏ, để có thể thấm vào hệ bạch huyết và từ đó hòa vào dòng máu.
Chất béo được máu đưa đi khắp cơ thể. Một phần cung cấp cho gan (nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất cholesterol), tuy nhiên phần lớn được lưu giữ trong các tế bào mỡ, như “dự trữ năng lượng” này phát triển khá nhanh, nếu bạn ít vận động và ăn nhiều thịt mỡ. Để có thể được kho trong tế bao mỡ, tức dễ dàng và nhanh chóng tích tụ ở bụng hoặc mông, chất béo không đòi hỏi những biến đổi phức tạp như chất đạm hay chất bột, chất đường. Thiên hướng tích lũy chất béo chúng ta thừa kế từ tổ tiên nhằm giúp con người tồn tại qua những ngày đói ăn. Thế nên, bạn sẽ dễ bị phát phì – nếu không bị bỏ đói.
2. Chuyện gì xảy ra với cơ thể, khi bạn…”làm chuyện ấy”?
Khi ấy tim bạn đập nhanh hơn và máu chảy nhiều hơn đến những nơi thầm kín. Đồng thời trong não bộ gia tăng đột ngột nồng độ hooc-mon hạnh phúc serotonin. Nó cải thiện trạng thái tình cảm và mạng thần kinh không khác gì so với cơ thể được cung cấp thỏi sô cô-la. Seronin cũng phát huy tác dụng như viên thuốc ngủ. Vì thế thường xuyên “làm chuyện ấy” phát huy tác dụng phòng chống trầm cảm và mang lại giấc ngủ sâu, thoải mái. Lợi ích còn lớn hơn – trường hợp khéo “chiều nhau” vươn tới cực khoái. Lý do: vào thời điểm cực khoái sẽ gia tăng nồng độ DHA -hooc-môn nổi tiếng bởi tác dụng cải thiện chức năng não bộ, bảo vệ tim, tăng cường đốt cháy mỡ và củng cố khả năng đề kháng của cơ thể. Sex cũng phát huy tác dụng gia tăng sản xuất Endorfin, hooc-mon vô hiệu hóa cảm giác đau đớn và tạo cảm giác phởn chí, giảm áp huyết và thư giãn.
Video đang HOT
Để bảo vệ sức khỏe, hãy uống nhiều nước(ảnh minh họa)
3. Chuyện gì xảy ra với cơ thể, khi bạn… rèn luyện thể lực?
Dẫu sự thật nỗ lực thể chất làm cho tim làm việc nhiều hơn và nhịp tim đập nhanh hơn, song cũng có tác dụng củng cố tim bởi tim có cấu tạo cơ bắp. Thế nên để có phong độ dẻo dai, tim cần được rèn luyện thường xuyên. Nhờ thế tim sẽ không chỉ có khả năng nỗ lực lớn hơn, mà trong những lúc nghỉ ngơi sẽ làm việc chậm hơn, kinh tế hơn, tức kéo dài được tuổi thọ.
Tập thể thao còn mang lại lợi ích cho phổi, Khi tập luyện, phổi được cung cấp nhiều không khí hơn. Nếu bạn chăm vận đồng, hai buồng phổi sẽ tăng dung tích, bạn sẽ không bị hụt hơi sau vài phát tập luyện, trong mọi thế đẹp tạo dáng, giữ eo. Năng lượng ở dạng glukoxza lưu thông trong tuần hoàn máu sẽ được cơ bắp tiêu thụ sau 20 phút nỗ lực thể chất. Khi ấy cơ thể sẽ tìm đến dự trữ năng lượng được tích lũy ở dạng chất béo. Nhờ thế bạn sẽ giảm cân, thân hình mảnh mai hơn. Hơn thế, vận động càng phát huy tác dụng tăng tốc quá trình trao đổi chất. Như vậy bạn sẽ đốt cháy nhiều calo hơn, thậm chí cả khi nghỉ ngơi.
4. Chuyện gì sảy ra với cơ thể khi bạn… hút thuốc lá.
Thuốc lá kích thích, xoa dịu thần kinh, vậy nên không ít người hút thuốc. Tuy nhiên khi bạn hút, khói thuốc sẽ gây khó chịu niêm mạc mũi, mắt và niêm mạc họng. Sau khoảng 10 giây, chất nicotin độc hại sẽ thẩm thấu vào máu và cùng với máu thâm nhập não bộ. Nicotin kích hoạt địa bàn nhất định của não, tác động vào quá trình tiết xuất thần kinh. Một số trong số này đẩy nhanh hoạt động của tim, dẫn đến tình trạng tăng huyết áp. Nicotin cũng làm tổn thương màng mao mạch – yếu tố đeo bám, tạo mảng (hậu quả gây xơ vữa thành mạch).
Ngoài ra trong mỗi lần hút thuốc, nicotin đều dẫn đến tình trạng co thắt thành mạch, kể cả mạch vành. Vì thế hút thuốc lá làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Đồng thời khí cacbonic (C02) có trong khói thuốc thâm nhập vào máu. Chúng gắn với hồng cầu, cản trở khả năng vận chuyển oxy vận chuyển của hồng cầu.
5. Chuyện gì xảy ra, khi bạn… uống rượu?
Liều nhỏ rượu mạnh giúp cơ thể thư giãn, cải thiện trạng thái tình cảm. Tuy nhiên bạn sẽ khó duy trì trạng thái thăng bằng và phát ngôn – khi uống quá chén, bởi rượu làm rối loạn chức năng hệ thần kinh. Ngày hôm sau vẫn thấy choáng đầu và khát nước (rượu làm cơ thể mất nước). Thay vì được các mô hấp thụ, nước nhanh chóng chảy xuống thận. Não bị ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng cơ thể mất nước, vì thế phản ứng chậm chạp và khó tập trung.
Gan cũng đặc biệt khổ sở vì rượu. Đối với gan, rượu là chất độc, vì thế nó phải cố gắng vô hiệu hóa. Thoạt đầu nó biến cồn thành aldehyd kiềm độc hại – thủ phạm gây tăng áp huyết, khó thở và đau đầu. Trước khi rượt kịp tiêu diệt gan, nó đã bị gan biến thành acid kiềm. Cho dù không thực sự nguy hiểm, song axit kiềm có thể bào mòn dạ dày. Cùng với thời gian, nếu bạn tiếp tục thường xuyên uống rượu, cơ thể sẽ bị trả giá bằng tình trạng xơ gan (tế bào gan hoại tử) vì hậu quả gan phải tiếp tục vô hiệu hóa tác dụng độc hại của cồn.
(Theo Tri thức trẻ)
Quả dâu ta: dưỡng huyết an thần, chữa mất ngủ
Quả dâu(còn gọi là quả dâu ta) khi chín màu đỏ đậm hoặc tím đen. Quả dâu giàu chất dinh dưỡng, ăn mềm, chua ngọt, nhiều nước, có thể ăn tươi, nấu rượu, làm nước giải khát, làm mứt, làm vị thuốc... đều tốt, được mọi người ưa chuộng. Toàn bộ cây dâu đều là những vị thuốc, từng được các thầy thuốc, nhà văn trong lịch sử đánh giá cao.
Quả dâu đã được sách vở từ đời Đường thừa nhận có công hiệu bổ can thận, dưỡng huyết, trừ phong, đỡ tiêu khát, lợi ngũ tạng, khớp xương, thông huyết khí, giải độc rượu, uống lâu ngày sẽ an thần, thính tai, tinh mắt, kéo dài tuổi thọ. Quả dâu thường được dùng chữa can thận hư, váng đầu mất ngủ, ù tai, mờ mắt, tiêu khát, táo bón, bệnh tràng nhạc, viêm khớp dạng thấp...
Lá dâu vị đắng ngọt, tính hàn, có công hiệu mát gan sáng mắt, thư phong tán nhiệt, lợi ngũ tạng, thông các khớp xương, làm mượt tóc, dưỡng tân dịch, dùng chữa cảm sốt, do, đau đầu, chóng mặt, đau sưng họng, mắt đau sưng đỏ, xuất huyết do chấn thương, rết cắn, chân phù... Cành dâu vị đắng tính bình, có tác dụng trừ phong, thông kinh lạc, lợi tiểu tiện, dùng chữa các bệnh ho hen, do phế nhiệt, phù chân, khó tiểu tiện. Những năm gần đây còn dùng chữa cao huyết áp, đái tháo đường...
Y học hiện đại qua nghiên cứu đã chứng minh trong quả dâu có chứa nhiều đường glucô, glucôza, axit axetic, chất nhu toan và các loại vitamin A, B1, B2, C... Quả dâu được chế thành phù tang, bảo đơn, mứt dâu dùng điều trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, can thận âm hư, huyết hư, tân dịch thiếu, táo bón... có công hiệu bổ huyết an thần, nhuận tràng. Viên thuốc tễ tang mạt hoàn được chế từ quả dâu, lá dâu, vừng đen có tác dụng điều trị nhất định đối với chứng bạc tóc sớm, dùng lâu ngày tóc trắng chuyển thành đen, tóc rụng sẽ mọc lại. Vì thế, người ta còn đánh giá dâu là vị thuốc trường thọ.
Một số bài thuốc chữa bệnh bằng dâu:
Mất ngủ: Quả dâu tươi 60 gam, hoặc quả dâu khô 30 gam, sắc uống ngày 2 lần vào hai buổi sáng, chiều.
Táo bón do huyết hư: Quả dâu nấu thành cao, ngày 2 lần, mỗi lần dùng 20gam.
Bạc tóc sớm: Quả dâu nấu thành cao, ngày 3 lần, mỗi lần 20 gam.
Viêm khớp: Dâu quả 250 gam, cành dâu 150 gam, tầm gửi cây dâu 100 gam, ngâm rượu uống.
Ho lâu ngày do phế hư: Quả dâu 150 gam, lá dâu 100 gam, vừng đen 100 gam, giã nát, đun thành loại nước đặc sền sệt, tra 500 gam đường, nấu thành cao. Mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 15 gam.
Chữa say rượu: Quả dâu cho vào cải trắng sạch, bóp lấy nước uống vài lần.
(Theo Người cao tuổi)
3 thực phẩm hỗ trợ giấc ngủ ngon Rất nhiều người muốn ăn hoặc uống chút gì đó trước khi đi ngủ nhưng lại sợ sẽ bị tăng cân. Chuối, trà hoa cúc và sữa nóng đều rất tốt cho giấc ngủ mà không gây béo. 1. Chuối Các chuyên gia khuyên rằng trước khi đi ngủ nên ăn chuối vì chuối chính là liều thuốc an thần. Ngoài việc có...