Có thể thám sát bão bằng máy bay, tên lửa
“Để xác định vị trí, cường độ, tôc đô, hương di chuyên bão chính xác hơn, chúng tôi kiên nghi Bô Tài nguyên- Môi trường va Chinh phu quan tâm đâu tư hê thông dự báo hiện đại và xem xét đến khả năng thám sát bao băng may bay hoăc tên lưa”.
Sau khi bị chỉ trích nặng nề vì dự báo không chính xác các cơn bão số 1 và 2, trao đổi với Dân Việt hôm nay 9.8, TS. Hoàng Đức Cường- Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn T.Ư cho biết: “Để xác định vị trí, cường độ, tôc đô, hương di chuyên bão chính xác hơn, chúng tôi kiên nghi Bô Tài nguyên- Môi trường va Chinh phu quan tâm đâu tư hê thông dự báo hiện đại và xem xét đến khả năng thám sát bao băng may bay hoăc tên lưa”.
Về nhận định, từ nay đến cuối năm còn 6-8 cơn bão nữa ảnh hưởng tới nước ta, TS. Cường cho biết: “Hiện nay khí quyển – đại dương toàn cầu đang ở trạng thái trung tính, chuyên tư pha nong (El Nino) sang pha lanh (La Nina), khả năng cao xuất hiện La Nina cường độ trung bình tới yếu trong các tháng cuôi năm 2016. Hệ quả của quá trình chuyển pha ENSO (từ trung tính sang La Nina) đối với thời tiết, khí hậu nước ta trong những tháng cuối năm 2016 là khả năng mua bão, áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) sẽ kết thúc muộn, gió mùa đông bắc hoạt động sớm, mưa lũ xuất hiện với tần suất va cương đô cao hơn năm 2015, đặc biệt khu vực miền Trung”.
Theo TS. Cường, bão, ATNĐ có khả năng sẽ tập trung nhiều hơn trên các khu vực giữa và Nam Biển Đông va khu vưc Trung Bộ – Nam Bộ so vơi trung bình nhiều năm (TBNN). Các cơn bão xuất hiện nhiêu hơn trong thời kỳ tư nay đến cuôi năm, cụ thể vân con 6-8 cơn hoat đông trên Biên Đông, trong đo 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Trả lời câu hỏi về việc, vì sao liên tiếp trong cả 2 cơn bão số 1 và 2, công tác dự báo không chính xác, TS. Cường cho biết: “Chúng tôi sẽ rà soát, đánh giá lại công nghệ dự báo bão hiện có và nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong dự báo bão bằng các mô hình hiện đại với hệ thống siêu máy tính để có nhiều hơn và tốt hơn các sản phẩm dự báo hiện có của Việt Nam khi bão vào Biển Đông. Xây dưng va đưa vao dư bao nghiêp vu mô hinh dư bao bao chuyên dung.
Ngoài ra, TS. Cường cũng cho biết, sẽ nâng cao năng lực đội ngũ dự báo viên ở Trung ương, các Đài khí tượng thủy văn khu vực và đặc biệt là ở các Đài khí tượng thủy văn tỉnh nhằm phục vụ tốt hơn cho các địa phương thường xuyên có bão và các loại thiên tai khác. Cải tiến nôi dung các bản tin dự báo bão theo hướng chi tiết va rõ ràng hơn.
Video đang HOT
Đông thơi, Trung tâm kiên nghi Bô TNMT va Chinh phu quan tâm đâu tư nhăm tăng cường số liệu bão trên biển với hê thông hiện đại và xem xét đến khả năng bay thám sát bao băng may bay hoăc tên lưa nhằm xác định vị trí, cường độ, tôc đô, hương di chuyên bão chính xác hơn.
Ông Lê Thanh Hải – Phó Tổng giám đốc Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cũng cho biết: “Khi xuất hiện một cơn bão, ở các nước phát triển họ sẽ cho một đội máy bay quân sự hoặc máy bay tốt bay vào tâm cơn bão để đo các thông số của bão. Hiện nay để đỡ tốn kém, các nước đã triển khai máy bay không người lái hoặc bắn tên lửa đi xuyên qua tâm bão, đến mắt bão thì thả một thiết bi đo các thông số trong quá trình bão di chuyển để ghi nhận chính xác các thông số của bão”.
Theo Danviet
Việt Nam còn hứng chịu bao nhiêu cơn bão trong năm nay?
Thời tiết ngày càng khắc nghiệt, dự báo mùa mưa bão năm nay sẽ kết thúc muộn và mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 1 và số 2.
Nâng cao năng lực dự báo bão
Chiều nay (8/8), Hội nghị rút kinh nghiệm ứng phó và khắc phục hậu quả cơn bão số 1 và số 2 đã diễn ra tại trụ sở Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Hà Nội) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường.
Về công tác dự báo, ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho rằng, trước thời điểm bão số 1 vào đất liền, Bắc Bộ và Trung Bộ xảy ra nắng nóng dài ngày làm cho khí quyển bất ổn định nên gây ra lốc xoáy cục bộ kèm theo gió giật mạnh thêm 1-2 cấp so với bình thường. Ngay cả khi bão tan vẫn còn xuất hiện lốc xoáy, vòi rồng nên gây thiệt hại lớn.
"Dưới tác động của biến đổi khí hậu, hoạt động của bão ngày càng trái quy luật hơn, nhất là về cường độ, tốc độ, hướng di chuyển và các hiện tượng mưa lớn, dông, lốc xoáy kèm theo. Trong khi đó, thiết bị dự báo còn nhiều hạn chế dẫn đến việc dự báo chưa chính xác", ông Cường nói.
Theo ông Cường, việc thiếu số liệu quan trắc trên biển khiến việc xác định hướng đi, cường độ thực tế, đặc biệt là cấu trúc bão dẫn đến khó khăn trong công tác nhận định sự di chuyển của bão khi vào gần bờ.
Về giải pháp khắc phục, ông Cường cho hay, sẽ rà soát, đánh giá lại công nghệ dự báo bão hiện có và nâng cao năng lực khoa học công nghệ trong dự báo bằng các mô hình hiện đại với hệ thống siêu máy tính. Việc làm này sẽ giúp Trung tâm có nhiều hơn các sản phẩm dự báo bão chất lượng khi bão đổ bộ vào Việt Nam.
Trung tâm sẽ nâng cao năng lực đội ngũ dự báo viên ở các cấp từ Trung ương đến địa phương. Cải tiến nội dung các bản tin dự báo theo hướng chi tiết và rõ ràng các thông tin về gió trung bình, gió giật mạnh tức thời, vùng ảnh hưởng, các hiện tượng nguy hiểm kèm theo bão...
Ông Cường cũng kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chính phủ quan tâm, đầu tư nhằm tăng cường số liệu bão trên biển với hệ thống các trạm phao, trạm đo trên giàn khoan . Đồng thời, xem xét khả năng bay thám sát bão bằng máy bay hoặc tên lửa nhằm xác định vị trí, cường độ, tốc độ, hướng di chuyển của bão chính xác hơn.
Còn 3-4 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền
Nhận định về tình hình mưa bão năm nay, ông Cường cho hay, do trạng thái khí quyển - đại dương toàn cầu đang ở trung tính, chuyển từ pha nóng sang pha lạnh nên mùa mưa bão ở nước ta sẽ kết thúc muộn.
Ông Hoàng Đức Cường - Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTVTƯ.
Mưa, lũ xuất hiện với tần suất và cường độ nhiều hơn các năm trước. Những tháng cuối năm 2016, gió mùa đông bắc sẽ hoạt động sớm và mạnh hơn.
"Từ nay đến cuối năm sẽ còn 6-8 cơn bão, áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông. Trong đó, 3-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta", ông Cường nói.
Ông Cường cho biết thêm, bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng sẽ tập trung nhiều hơn trên các khu vực giữa và Nam Biển Đông và khu vực Trung bộ - Nam Bộ so với trung bình nhiều năm (TBNN).
Cũng theo dự báo, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ trong các tháng 8, 9 năm nay ở mức cao hơn TBNN. Các tháng 10, 11/2016 ở mức thấp hơn TBNN, riêng tháng 12 có thể thiếu hụt từ 20-40%.
Trong khi đó, tình trạng khô hạn, thiếu hụt lượng mưa ở khu vực Nam Trung Bộ sẽ còn tiếp tục kéo dài cho tới tháng 9 và dần được cải thiện khi mùa mưa được thiết lập trên khu vực.
Lựợng mưa tại khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ, trong các tháng 8,9, 12 ở mức thấp hơn TBNN. Các tháng 10,11 ở mức cao hơn TBNN.
Theo Triệu Quang (Dân Việt)
Bão số 2 mạnh lên, phía Bắc Biển Đông có mưa bão và gió giật mạnh Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 16 giờ ngày 1/8, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 21,3 độ Vĩ Bắc; 117,1 độ Kinh Đông, cách Hong Kong (Trung Quốc) khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (120-135 km/giờ), giật cấp 14-15. Đường...