Cơ thể sẽ ra sao nếu ăn phải thức ăn bị ruồi đậu?
Mỗi bước chân của ruồi sẽ reo rắc hàng ngàn vi khuẩn, vì vậy bất cứ thứ gì chúng chạm vào cũng có thể tiềm tàng nguồn lây nhiễm bệnh.
Ruồi có thể “nôn” vào đồ ăn
Ruồi ăn bằng cách mút chất lỏng qua miệng. Cũng chính vì vậy nên miệng chúng có hình ống.
Ruồi thường nhả nước dãi lên thức ăn và chuyển hóa chúng thành chất lỏng rồi mới đưa vào cơ thể. Thứ nước dãi này mang theo bất cứ chất bẩn gì chúng đã ăn trước đó.
Ruồi có thể đẻ trứng vào bữa ăn
Những thức ăn ngon miệng bạn để dành có thể biến thành ổ đẻ trứng hoàn hảo cho lũ ruồi. Sau một thời gian ngắn, chúng có thể nở thành ruồi con (giòi hoặc ấu trùng).
Đây chính là nguồn mang theo vi khuẩn độc hại. Vì vậy, hãy nhớ che đậy, bảo quản thức ăn của bạn nếu không có ý định ăn nữa.
Video đang HOT
Biến thức ăn thành một ổ vi khuẩn
Ai cũng biết ruồi chứa đầy vi khuẩn bên trong. Nhưng bạn có biết số lượng vi khuẩn cao nhất có thể được tìm thấy ở bên ngoài cơ thể chúng không?
Theo Đại học Công nghệ Nanyang, mỗi bước chân của con ruồi sẽ reo rắc hàng đàn vi khuẩn. Điều đó đồng nghĩa với việc bất cứ thứ gì chúng chạm vào cũng có thể tiềm tàng nguồn lây nhiễm bệnh nghiêm trọng.
Mầm mống hơn 60 bệnh nguy hiểm
Ruồi có thể truyền ít nhất 65 bệnh khác nhau cho con người, bao gồm kiết lỵ, tiêu chảy, dịch tả và thậm chí là bệnh phong. Và không chỉ con người phải chịu đựng, ruồi có thể lây nhiễm sang cả các động vật khác như gà hay lợn.
Vì sao nước dừa tốt cho người bệnh sốt xuất huyết?
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày.
Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
1. Sốt xuất huyết uống thuốc gì?
Điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue chủ yếu là điều trị triệu chứng, người bệnh được theo dõi chặt chẽ để có thể phát hiện sớm tình trạng sốc, nhằm xử trí kịp thời.
Khi điều trị triệu chứng, nếu bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên, thì phải dùng thuốc hạ nhiệt, khuyến khích người bệnh mặc quần áo thoáng mát, lau mát cơ thể bằng nước ấm.
Chú ý, thuốc hạ nhiệt được sử dụng ở đây là paracetamol đơn thuần, với liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng trong một lần, uống cách nhau trong khoảng 4 - 6 giờ, và tổng liều paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong 24 giờ. Đặc biệt, cần lưu ý là không được dùng các loại thuốc hạ nhiệt như aspirin (acetyl salicylic acid), analgin, ibuprofen... để điều trị, vì có thể gây ra tình trạng xuất huyết, toan máu.
2. Vì sao bị sốt xuất huyết uống nước dừa?
Khi điều trị ngoại trú đối với sốt xuất huyết Dengue thì một vấn đề khác không kém phần quan trọng đó là khuyến khích người bệnh bù dịch sớm bằng đường uống vì khi sốt thường gây mất nước. Người bệnh có thể bổ sung và uống uống nhiều dung dịch điện giải oresol, nước sôi để nguội, các loại nước trái cây hoặc uống nước cháo loãng với muối.
Trong các loại nước trái cây thìnước dừa được y học cổ truyền cho là một trong những thực phẩm tốt đối với người bệnh sốt xuất huyết bởi nước dừa là nguồn nước tự nhiên, cung cấp những khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa là cách tốt nhất để bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
Nước dừa giúp cung cấp nhiều khoáng chất giúp bệnh nhân nhanh phục hồi
Sốt xuất huyết làm gì cho nhanh khỏi , người bệnh có thể uống thêm nước dừa bên cạnh các thức uống bù nước khác. Bởi trong nước dừa có đến 95,5% là nước, còn lại là 4,0% carbohydrate, 2,2 - 3,7 mg% vitamin C, 0,5mg% sắt, 0,4% chất vô cơ, 0,1% protein, 0,1% lipid, 0,02% canxi, 0,01% photpho, cùng nhiều axit amin (arginin, alanin, cystein và serin) và vitamin nhóm B.
Sốt xuất huyết uống nước dừa có thể giúp cơ thể giải nhiệt, giải độc, cầm máu, lợi tiểu. Nước dừa với vị ngọt tự nhiên, mát, tính bình, có tác dụng tiêu khát, đồng thời có nhiều chất bổ dưỡng có thể giúp hạ sốt nóng, chữa các bệnh sởi, tiêu chảy, kiết lỵ, đau dạ dày. Bên cạnh đó, nước dừa được lấy trong điều kiện vô khuẩn còn có thể thay dung dịch truyền và dùng để pha chế thuốc.
3. Phòng bệnh sốt xuất huyết uống nước dừa như thế nào cho đúng?
Bệnh nhân nếu có biểu hiện nặng cần được đến cơ sở y tế
Trong mùa cao điểm của dịch bệnh sốt xuất huyết, để phòng bệnh, bạn có thể uống nước dừa thường xuyên và có thể uống từ 3 đến 4 quả dừa mỗi ngày.
Đối với người đang bị sốt, bất kể là sốt vì bệnh gì, thì cũng nên uống nước dừa thay cho nước sôi để nguội thông thường nếu thấy khát. Tuy nhiên, lưu ý là không nên pha thêm gì vào nước dừa. Uống trực tiếp nước dừa tươi và sau đó ăn cơm dừa là cách tốt nhất.
Mặc dù sốt xuất huyết uống nước dừa có thể hỗ trợ làm giảm triệu chứng sốt, hạ nhiệt và giải độc, tuy nhiên nếu bệnh có các biểu hiện nặng thì người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Covid-19 khác gì với những đại dịch từng xảy ra trên thế giới? Mặc dù Covid-19 là dịch bệnh mà hầu hết chúng ta chưa từng trải qua trước đây, nhưng đại dịch vốn không phải là điều gì mới mẻ. Đại dịch đã đóng một vai trò trong việc định hình lịch sử loài người qua các thời đại. Lịch sử cho thấy rằng mặc dù đại dịch có sức tàn phá khủng khiếp, nhưng...