Cơ thể lên tiếng khi thiếu nước
Nước có vai trò đặc biệt quan trọng trong cơ thể, con người có thể nhịn ăn được vài ngày nhưng không thể nhịn uống nước.
Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65 – 75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng là nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra đồng bộ trong cơ thể, các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể sau đó chuyển hóa vào máu dưới dạng dung dịch nước. Uống nước không đủ sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của tế bào, suy giảm chức năng thận… Hãy để ý các dấu hiệu sau đây của cơ thể, bạn sẽ nhận biết được khi nào cần bổ sung thêm nước:
Khi bạn nhận thấy miệng bị khô đi là đã đến lúc bổ sung thêm nước cho cơ thể. Giữ một chai nước bên mình và uống thường xuyên kể cả bạn không thấy khát.
Cũng có trường hợp, nếu đang trong giai đoạn dùng thuốc đặc trị một căn bệnh nào đó, có thể tác dụng phụ của thuốc sẽ gây chứng khô miệng và bạn dễ bị nhầm thành tình trạng thiếu hoặc mất nước.
Cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến chứng đau đầu nhẹ hoặc vừa cùng một số biểu hiện khác. Nếu bạn gặp phải tình trạng đau, nhức đầu thường xuyên, cơ thể bạn đang nhắc nhở bạn hãy tích cực bổ sung nước.
Màu sắc của nước tiểu phản ánh cơ thể bạn thực sự thiếu nước hay không. Nếu quan sát thấy nước tiểu có màu vàng đậm, hoặc nâu đậm thì chắc chắn cơ thể bạn đang bị thiếu nước trầm trọng.
Video đang HOT
Chóng mặt
Tác dụng phụ của các thuốc đặc trị hoặc chứng thiếu ngủ cũng dễ khiến bạn cảm thấy chóng mặt. Tuy nhiên, khi nó kết hợp với một số triệu chứng khác thì bạn hãy nhanh chóng uống nước.
Có cảm giác đói
Đôi khi khát nước cũng “đính kèm” cảm giác đói. Vì vậy, trước khi muốn ăn một bữa ăn nhẹ, bạn hãy uống một cốc nước, nếu sau đó cảm giác đói bụng không còn thì chứng tỏ bạn chỉ khát nước thôi. Đây là một trong những cách hữu hiệu để kiểm soát chế độ ăn uống của bạn.
Bổ sung nước cho cơ thể hàng ngày để đảm bảo sức khỏe. (ảnh minh họa)
Buồn ngủ
Cảm giác uể oải và buồn ngủ là dấu hiệu bạn đang không uống đủ nước. Khi thiếu nước, cơ thể phải “tiết kiệm” các hoạt động, giảm tốc độ làm việc để giữ nước. Tình trạng sẽ được cải thiện đáng kể, ít nhất là bạn sẽ cảm thấy tỉnh táo hơn, nếu đáp ứng nhu cầu cơ thể bằng một cốc nước mát.
Da khô
Khô da là một triệu chứng của mất nước. Dù bạn đã thoa lotion và son dưỡng môi nhưng dường như da vẫn khô và bong tróc, đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước. Một làn da khỏe mạnh, tươi tắn chỉ khi được cung cấp đủ nước vì vậy bạn đừng bỏ qua cách đơn giản mà hiệuq quả để bảo vệ da và duy trì độ đàn hồi này.
Tim đập nhanh và mạnh là một trong những dấu hiệu nguy hiểm khi bạn không uống đủ nước. Hãy đảm bảo uống đủ 8 ly nước mỗi ngày để cơ thể trơn tru hơn cho các hoạt động điều tiết và vận động.
Khát nước
Bạn sẽ cảm thấy khát khi bạn không bổ sung đủ nước cho cơ thể. Ngay cả khi bạn bổ sung nước đầy đủ trong cơ thể mà các triệu chứng trên vẫn xảy ra, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì đó có thể là một trong những triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Theo SKDS
Khi cơ thể mất nước
Cảm giác khát nước, khô miệng, nhức đầu, khó tập trung khi làm việc, phản xạ chậm... là những dấu hiệu đầu tiên cảnh báo cơ thể mất nước. Phải làm sao?
Tập thói quen thường xuyên bổ sung nước
Theo BS Trọng Thông (Bộ môn Dược lý, Trường ĐH Y Hà Nội), trung bình một ngày cơ thể chúng ta có thể mất hai - ba lít nước qua tiết mồ hôi, tiểu tiện, đại tiện và cả trong quá trình hô hấp. Thời tiết nắng nóng, cơ thể có thể mất nước nhiều hơn. Bởi vậy, nếu không cung cấp nước đầy đủ rất dễ dẫn đến tình trạng cơ thể mất nước. Trẻ em và người cao tuổi là đối tượng đặc biệt bị đe dọa nguy cơ mất nước. Trẻ em thường ham chơi hoặc mải mê học tập mà ít uống nước. Với người cao tuổi, một số gặp vấn đề về trí nhớ khiến họ quên uống nước, một số sợ phải đi tiểu nhiều, tiểu đêm, nên hạn chế uống nước.
Khi cơ thể mất nước, thậm chí cả khi mất nước không nhiều, chỉ ở mức xấp xỉ 2% trọng lượng cơ thể, đã có thể dẫn đến những hiện tượng khó chịu, như nhức đầu, mệt mỏi, kém tập trung, dễ quên và phản xạ chậm chạp. Để ngăn ngừa tình trạng đó, bạn cần uống nước thường xuyên, ngay cả khi không cảm thấy khát nước. Bạn nên uống từng ngụm nhỏ, thường xuyên trong ngày, không nên uống ít lần với số lượng lớn vì dễ gây tức bụng. Bằng cách này chúng ta cung cấp cho cơ thể lượng nước cần, để cơ thể duy trì hoạt động bình thường.
Nam giới trưởng thành cần uống trung bình 2,5 lít nước/ngày, phụ nữ cần khoảng hai lít. Nguồn nước trong thực đơn bao gồm cả thức ăn hàng ngày (chiếm khoảng 20-30% nhu cầu nước của cơ thể) và các loại đồ uống đảm bảo khoảng 70-80% còn lại, tuy nhiên, tỷ lệ này tùy thuộc vào thực đơn cụ thể của từng người. Đó là khuyến cáo của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA). Theo khuyến cáo của EFSA, với trẻ sơ sinh đến sáu tháng tuổi cần bổ sung 680ml/ngày, hoặc 100-190ml/ngày (sữa mẹ hoặc sữa bò đã chế biến). Trẻ từ 6-12 tháng tuổi cần bổ sung 0,8 - 1,0 lít/ngày (sữa mẹ, sữa bò đã chế biến và những thức ăn, đồ uống thích hợp). Trẻ từ một-hai tuổi cần 1,1 - 1,2 lít/ngày. Trẻ từ hai-ba tuổi cần 1,3 lít/ngày. Trẻ em từ bốn-tám tuổi cần 1,6 lít/ngày. Trẻ em trai từ 9-13 tuổi cần 2,1 lít/ngày, tuổi tương tự với trẻ em gái cần 1,9 lít/ngày. Trẻ vị thành niên 14-18 tuổi, cần 2-2,5 lít/ngày. Lượng nước này được chỉ định trong điều kiện thời tiết và cường độ hoạt động thể chất bình thường.
Điều trị mất nước
Trường hợp người lớn hay trẻ nhỏ mất nước và các chất điện giải do bị bệnh như tiêu chảy hoặc sốt cao... thì phải bù nước bằng thuốc. Theo BS Trọng Thông, khi rối loạn nước, điện giải, nhẹ có thể bị chướng bụng, mệt mỏi, khát nước nặng có thể đi tiểu ít, co giật, hôn mê. Nếu không bù nước và chất điện giải kịp thời sẽ gây nên rối loạn chuyển hóa và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Tốt nhất, người bệnh nên dùng Oresol.
Trên thị trường hiện nay, Oresol có hai dạng đóng gói: gói bột 27,9g (gồm có: glucose khan 20g atri clorid 3,5g natri citrat 2,9g kali clorid 1,5g), cách dùng: hòa tan cả gói trong một lít nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu). Với gói bột 5,5g (gồm có: glucose khan 4.000mg, natri citrat 580mg, natri clorid 700mg, kali clorid 300mg), sử dụng như sau: hòa tan cả gói trong 200ml nước đun sôi để nguội. Người lớn uống theo nhu cầu. Trẻ em uống theo liều (theo bảng hướng dẫn, trong bốn giờ đầu).Với trẻ nhỏ cần cho uống từng ít một, uống chậm và nhiều lần. Nếu chưa hết 24 giờ, trẻ đã uống hết 150ml dịch/kg thì nên cho uống thêm nước trắng để tránh tăng natri huyết và đỡ khát.
Lưu ý, các dung dịch Oresol pha xong chỉ uống trong ngày, sô còn thừa phải bỏ.
Đối với người dân các vùng nông thôn, miền núi, nếu không có điều kiện mua Oresol, theo BS Trọng Thông, có thể tạo dung dịch muối - đường bằng một trong hai cách. Cách 1: pha một muỗng cà phê muối ăn (gạt ngang) và tám muỗng cà phê đường (gạt ngang) vào một lít nước đun sôi để nguội, vắt nửa quả cam vào dung dịch để có thêm kali. Cách 2: nấu 50g gạo với nước, cho thêm một muỗng cà phê muối, ninh nhừ thành cháo, lấy nước cháo uống (tinh bột của gạo khi nấu lên đóng vai trò chất đường).
Theo PNO
Những nguyên nhân gây chóng mặt không thể xem thường Những cơn chóng mặt dù nhẹ hay nặng đều là dấu hiệu của cơ thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. 1. Viêm tai Các chuyên gia của Trunng tâm chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ) cho biết, chứng viêm tai có thể gây ra cơn chóng mặt kéo dài ít nhất là vài ngày. Thêm vào đó,...