Có thể cho tất và đồ lót giặt cùng nhau không? Đơn giản nhưng nhiều người hiểu sai
Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi các chất cặn bẩn bám vào.
Công việc giặt giũ mỗi ngày tốn khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ. Hơn nữa, nó còn khiến đôi bàn tay bị khô ráp do tiếp xúc với xà phòng. Sự ra đời của máy giặt đã giúp giải phóng đôi tay chị em khỏi công việc nhàm chán này, giúp chị em có nhiều thời gian dành cho bản thân và gia đình hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng máy giặt, nhiều người có thói quen cho tất cả các loại quần áo và tất bẩn vào giặt chung để tiết kiệm thời gian. Vậy cách làm này có đúng không?
Có 2 luồng ý kiến trái chiều.
Một bên cho rằng việc làm này quá nguy hiểm vì trong tất bẩn sẽ có chứa rất nhiều các loại vi khuẩn, nếu giặt chung như vậy sẽ làm bẩn quần áo khác, gây ra sự lây nhiễm chéo. Nhưng lại có ý khiến khác cho rằng, trong bột giặt sẽ có các thành phần khử trùng, diệt khuẩn, chúng sẽ tiêu diệt được các vi khuẩn có trong đồ bẩn. Vậy nên, không vấn đề gì nếu quần áo và tất được giặt chung cùng nhau. Vậy, đâu mới là câu trả lời đúng?
Thực ra, trong hầu hết các trường hợp, có thể giặt chung quần áo và tất bằng máy giặt, nhưng cũng có một số trường hợp không nên giặt bằng máy. Cụ thể:
Những trường hợp nào không nên giặt chung?
Trong trường hợp bàn chân bị bệnh nấm hoặc các bệnh da liễu khác, tốt nhất bạn nên giặt riêng tất bằng tay, hoặc mua máy giặt nhỏ chuyên dụng để giặt tất riêng tránh lây nhiễm chéo vi khuẩn. Ngoài ra, nên sử dụng chất tẩy quần áo hoặc thường xuyên dùng nước sôi có nhiệt độ cao để ngâm, giặt.
Không nên giặt chung đồ lót với tất len (len nhân tạo hoặc len nguyên chất), bởi phần lông tơ dính trên bề mặt đồ lót dễ làm tăng khả năng bị dị ứng và viêm nhiễm. Tốt nhất, thời gian giặt quần áo lót, bó sát người với tất len nên cách xe nhau để hạn chế phần lông còn sót trong máy giặt bị dính vào.
Video đang HOT
Ngoài ra, chị em cũng cần chú ý đến máy giặt, bởi máy giặt bẩn cũng là nguyên nhân khiến quần áo bị nhiễm khuẩn, nấm và các vi khuẩn khác.
Mặc dù có nhiều chất tẩy rửa hoặc chất khử trùng được sử dụng trong quá trình giặt giũ, nhưng vẫn không thể tránh khỏi việc các chất cặn bẩn (các sợi tơ, lông tơ, bụi bẩn) và vi khuẩn bám vào bên trong và bên ngoài lồng giặt sau khi giặt quần áo.
Nếu lồng máy giặt lâu ngày không được làm sạch, sẽ rất dễ sinh vi khuẩn, nấm và các vi sinh vật khác. Vì thế, dù có giặt riêng hay giặt chung, thì quần áo cũng dễ bị nhiễm bẩn, đặc biệt là các sản phẩm cá nhân như tất, quần áo lót… Khi mặc quần áo lót hoặc tất bị nhiễm bẩn thì so với áo khoác ngoài, sự tổn thương và kích ứng đối với cơ thể sẽ nghiêm trọng hơn.
Những trường hợp có thể giặt chung trong máy giặt
Hoạt động sống của vi khuẩn được xúc tác bởi enzim, thành phần của enzim là protein, trong thành phần của màng tế bào vi khuẩn cũng có protein. Khi protein gặp các sản phẩm giặt có tính kiềm như bột giặt thì sẽ xảy ra sự đông tụ và tách ra khỏi nhau, cuối cùng bị phân hủy. Vì thế, hầu hết các loại bột giặt có tính kiềm đều có khả năng tiêu diệt vi khuẩn.
Do đó, nếu chỉ có vi khuẩn thông thường hoặc mồ hôi trên tất, chúng ta có thể giặt chung bằng máy giặt. Nhưng cần lưu ý, nếu có thói quen lưu trữ quần áo trước khi cho vào giặt chung thì chị em nên bảo quản ở nơi khô ráo, để không tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn. Bột giặt sẽ giải quyết các loại vi khuẩn nhưng nếu chị em vẫn chưa yên tâm thì có thể kết hợp thêm chất tẩy để giặt cho sạch sẽ.
Để quần áo qua đêm trong máy giặt là sai lầm, biết lý do tôi hối hận vô cùng
Khi để quần áo trong máy giặt qua đêm dễ khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng.
Sử dụng máy giặt không đúng cách không những làm máy chóng hỏng, không làm sạch được quần áo mà còn có thể tự mình làm hỏng bộ quần áo yêu thích hoặc nguy hiểm hơn sẽ làm giảm tuổi thọ của máy giặt. Một trong những sai lầm đó là để quần áo trong máy giặt qua đêm.
Tại sao không nên để quần áo trong máy giặt qua đêm?
Một vài bà nội trợ thường có thói quen để đồ bẩn dồn trong máy giặt, hoặc giặt đồ xong không lấy ra ngay lập tức mà để một thời gian sau mới phơi. Đây là một trong những thói quen giặt giũ xấu có thể gây ảnh hưởng tới độ bền chiếc máy và sức khỏe của con người. Những hậu quả nghiêm trọng khi để áo quần lâu trong máy giặt dưới đây hy vọng có thể cảnh báo bạn phần nào để từ bỏ thói quen xấu này.
Khi để quần áo trong máy giặt qua đêm dễ khiến vi khuẩn dễ nảy sinh. Quần áo sau khi giặt cần được phơi càng sớm càng tốt và mở cửa máy để bên trong lồng được khô, thoáng. Đồ không được phơi ngay không chỉ mất mùi thơm mà còn khiến máy giặt ẩm ướt, dễ hư hỏng, chập điện.
Bên cạnh đó, các thiết bị đàn hồi trong thùng giặt nhanh mòn, giãn vì chứa một khối lượng lớn áo quần quá lâu (áo quần ẩm ướt sẽ có trọng lượng nặng hơn). Vì những lí do trên, các bà, các mẹ hãy cố gắng tạo thói quen giặt ủi tốt:
- Có một khoảng thời gian giặt áo quần cố định trong tuần, trong ngày, chỉ cho đồ vào máy khi tới khoảng thời gian đó.
- Giặt xong nếu chưa có thời gian phơi, hãy đem đồ ra cho vào thau, chậu trước, không ủ lâu trong máy.
- Ngoài ra, để hạn chế vi khuẩn và mùi hôi trong lồng giặt bạn cũng có thể sử dụng máy giặt không lỗ bởi thiết kế này cho phép ngăn ngừa sự phát sinh nấm mốc ở bên ngoài lồng giặt cũng như sự xâm nhập của chúng vào bên trong gây ra mùi hôi khó chịu.
Những sai lầm khi giặt quần áo nhiều người mắc
Vận hành sai chế độ
Với từng loại quần áo, chăn màn khác nhau, các nhà sản xuất đều có những chế độ giặt riêng. Dù các chế độ này được hiển thị rất rõ ràng trên thân máy, thế nhưng rất nhiều người vẫn dùng sai bởi thói quen... tiện. Nhiều chị em tự thú rằng, hàng ngày vẫn thu quần áo của gia đình, bao quần quần jean, áo cotton... vào một mẻ rồi giặt bình thường theo thói quen mà chẳng chú ý đến rằng mỗi chất liệu có thời gian tiếp xúc với nước, bột giặt khác nhau nên giặt chung như thế đồ sẽ không sạch.
Để khắc phục điều này, hãy nhớ dành thời gian phân loại quần áo có cùng chất lượng và màu sắc tương đồng trước khi giặt, điều này sẽ giúp quần áo sạch sẽ và bền hơn.
Giặt quá trọng lượng giặt quy định của máy
Mặc dù trên vỏ máy giặt luôn dán trọng lượng tối đa mà lồng giặt có thể tải được nhưng nhiều người vẫn thường giặt nhiều hơn với mức máy có thể tải được. Nguyên nhân của việc này là tâm lý giặt cố thêm một vài chiếc, nhân tiện giặt luôn của nhiều bà nội trợ.
Việc giặt lượng quần áo quá cân cộng thêm lượng nước được đưa vào khiến trục quay của lồng giặt quá tải, không quay được. Lặp đi lặp lại một thời gian sẽ dẫn tới hỏng trục hoặc lệch tâm so với thiết kế ban đầu. Hiệu quả giặt cũng không được đảm bảo vì quần áo có quá ít không gian để quay, đảo, chất bẩn khó được tách ra.
Sử dụng sai bột giặt
Để tiết kiệm tiền, nhiều chị em người mua xà phòng loại giặt tay để dùng giặt máy hoặc mua bột giặt, nước giặt cho cửa trên để dùng cho máy cửa trước, điều này rất ảnh hưởng đến máy bởi loại xà phòng giặt tay hay giặt cửa trên cho lượng bọt rất nhiều, có thể dẫn đến bọt trào ra ngoài thùng, gây hư hỏng các bộ phận của máy. Khi xả quần áo cũng tốn nước hơn vì phải xả nhiều lần mới hết bọt.
Đi đôi với đó là việc cho quá nhiều bột giặt một lần giặt với tâm lý cho nhiều càng sạch, trên thực tế điều này cũng khiến máy hoạt động mệt hơn, tốn nhiều nước để xả sạch hơn. Vậy để máy hoạt động tốt, hãy sử dụng bột giặt đúng liều lượng nhé!
Dùng sai chế độ nước
Hầu hết máy giặt hiện nay đều có chế độ giặt nước nóng nhưng nếu giặt đồ mỏng như len, lụa... bạn nên để chế độ nước dưới 30 độ, hoặc nước lạnh để đảm bảo vải không bị co.
Đầu bếp mách chị em mua thớt về nhớ làm ngay việc này để không mốc nứt Chỉ cần thêm vài bước đơn giản dưới đây bạn đã có thể giữ cho tuổi thọ của chiếc thớt kéo dài hơn so với tưởng tượng. Thớt là dụng cụ không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Thớt dùng để thái thịt, cắt hoặc bổ các loại rau củ quả, để chặt thịt/xương... Thật khó hình dung, nếu không...