Có thể bạn chưa biết: Ăn quá mặn cũng gây ra ‘nọng cằm’
Trên thực tế, nọng cằm có thể xuất hiện khi bạn đang ở độ tuổi rất trẻ, và kể cả khi bạn chẳng hề thừa cân.
Khi da bắt đầu chảy xệ hoặc tăng cân khiến mỡ tích tụ giữa cổ và cằm, tình trạng “hai cằm” sẽ xuất hiện và thường được coi là dấu hiệu của sự lão hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, cằm đôi cũng có thể xuất hiện khi bạn còn rất trẻ, ngay cả khi bạn không hề thừa cân.
Bởi, ngoài những yếu tố như cân nặng, tuổi tác thì lối sống tưởng chừng như vô hại lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ cằm đôi. Do đó, trước khi nhờ đến sự can thiệp của thẩm mỹ bạn chỉ cần loại bỏ 5 thói quen sau đây.
Chống cằm gây nọng cằm
Thói quen chống nạnh và đưa tay lên mặt gây ra hai hậu quả là mụn và tình trạng hai cằm. Khi bạn thường xuyên chống tay lên cằm, nhiều áp lực sẽ tác động đến cơ cằm, khiến vùng da ở đây bị chảy xệ, mất tính đàn hồi. Vì vậy, cho dù là lúc trò chuyện, ăn uống, xem TV hay đọc sách, hãy cố gắng hạn chế thói quen chống cằm bằng tay nhé.
Ngồi gù lưng
Ngồi với tư thế gù lưng, nhìn xuống màn hình điện thoại, laptop sẽ ảnh hưởng đến cột sống và hình thành mỡ thừa vùng nọng. Để tránh thói quen này, bạn nên cải thiện tư thế ngồi càng sớm càng tốt. Luôn cố gắng ngồi thật thẳng lưng, đặt màn hình máy tính cao hơn một chút để không phải cúi đầu quá thấp khi làm việc.
Ăn quá mặn là nguyên nhân gây ra nọng cằm
Video đang HOT
Ăn mặn sẽ khiến cơ thể ngậm nước, mặt sẽ bị sưng phù nên hai cằm càng “phì nhiêu”. Để sở hữu một gương mặt thon gọn, bạn không nên ăn quá mặn hay tiêu thụ thường xuyên các món ăn chứa nhiều muối như fast-food và đồ chế biến sẵn. Thay vào đó, hãy bổ sung các thực phẩm bổ dưỡng nhiều vitamin và chất xơ như trái cây, rau củ và đừng quên uống đủ nước mỗi ngày.
Nằm sấp khi ngủ cũng là một nguyên nhân gây nọng cằm
Nằm sấp khi ngủ sẽ gây thêm căng thẳng cho tim, gây khó thở và khiến khuôn mặt trở nên bất đối xứng. Việc kê cao gối khi ngủ sẽ khiến cằm áp sát vào cổ, gây ra nếp nhăn, da chùng, hình thành cằm đôi. Thay vì nằm sấp hoặc nằm nghiêng, hãy ngủ ngửa thường xuyên hơn. Ngủ đúng tư thế cũng có thể giúp bạn tránh bị sưng mặt do giữ nước khi thức dậy mỗi sáng.
Nhai thức ăn quá nhanh
Thông thường chúng ta nghĩ rằng hai cằm là mỡ thừa, nếu tích cực vận động cơ cằm thông qua việc ăn nhai nhanh và chăm chỉ thì chúng ta có thể loại bỏ được lớp mỡ thừa đáng ghét đó.Tuy nhiên, chính việc nhai thức ăn quá nhanh mới là nguyên nhân thực sự khiến cơ hàm phát triển và vùng da xung quanh cằm dễ chảy xệ.
Phần thịt nhiều người mua xong thẳng tay vứt bỏ nhưng nhiều người lại coi là 'thần dược', biết công dụng này bạn sẽ biết nên ăn hay không
Nói về giá trị dinh dưỡng thì phần bì lợn cũng là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi chọn thịt lợn, nhiều bà nội trợ thẳng tay lược bỏ bì ngay từ khâu chế biến.
Ra chợ mua thịt lợn, nhiều bà nội trợ khéo léo chỉ cần xin là người bán thịt sẵn sàng cho không bì lợn, thậm chí còn được mời chào vì rất nhiều người mua thịt xong yêu cầu người bán lọc bỏ bì lợn.
Bì lợn được ví như một vị thuốc bổ. Ảnh minh họa
Xét về dinh dưỡng, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu so sánh hàm lượng thịt lợn và bì lợn thì bì lợn có hàm lượng protein cao gấp 2,5 lần, hàm lượng carbohydrate cao gấp 4 lần, trong khi hàm lượng chất béo chỉ chứa một nửa.
Hàm lượng protein có trong bì lợn chứa nhiều thành phần cốt giao (gelatin và collagen) rất cần cho cấu tạo cơ thể - nó như chất xi măng để gắn kết các tế bào lại với nhau thành mô cơ thể vững chắc. Tất cả các mô, từ da, lông, tóc, thịt, xương và mô liên kết đều cần phải có chất cốt giao này để gắn kết lại.
Không chỉ vậy, các chuyên gia dinh dưỡng cũng chỉ ra rằng bì lợn như một vị thuốc bổ, đặc biệt có tác dụng bổ âm. Phụ nữ ăn món này với số lượng phù hợp có tác dụng giữ ẩm cho làn da, làm cho tóc sáng bóng, giảm lão hóa, làm mờ các vết nhăn nheo trên da...
Với những người khỏe mạnh mỗi tuần chỉ nên ăn 1- 2 lần. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, thực tế trước đây những người làm nghề mổ lợn thường đun nước nóng để cạo lông, nhưng hiện nay họ thường cạo lông sống. Chân lông vẫn còn ở lại bì, lông này rất cứng, khi ăn vào có thể gây tổn thương màng ruột, dạ dày.
Để khắc phục nhược điểm đó, sau khi mua bì lợn về tốt nhất nên dội nước nóng vào miếng bì lợn rồi lấy dao cạo sạch chân lông, làm sạch bằng cách xát muối luộc sơ qua, sau đó lọc bỏ lớp mỡ dưới da, chỉ nên ăn phần da.
Lưu ý, chỉ ăn bì lợn với liều lượng vừa phải, ăn kèm với các thực phẩm khác. Với những người khỏe mạnh mỗi tuần cũng chỉ nên ăn 1- 2 lần để hạn chế tác dụng phụ không mong muốn.
4 công dụng đáng ghi nhận của bì lợn với sức khỏe
Tăng cường miễn dịch
Không chỉ chứa hàm lượng lớn protein mà da heo còn rất giàu carbohydrate, chúng đều là những dưỡng chất có tác dụng bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời giúp hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch.
Bì lợn không thể thiếu trong một số món ăn. Ảnh minh họa
Giúp xương chắc khỏe
Bì lợn chứa nhiều collagen - thành phần quan trọng quyết định sự chắc khỏe của xương, vẻ đẹp của mái tóc và phần móng. Chính vì vậy, việc bổ sung những món ăn làm từ bì lợn vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bảo vệ xương và ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
Bổ máu
Theo Đông y, bì lợn có tính mát, vị ngọt dễ ăn, có lợi ích giúp hoạt huyết, bổ máu, cầm máu... Vì vậy, đây là thực phẩm vô cùng phù hợp với những người thường xuyên gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt. Nếu sử dụng bì lợn đúng liều lượng trong các bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường quá trình tuần hoàn máu.
Chăm sóc sắc đẹp
Một hàm lượng lớn collagen trong bì lợn cũng có tác dụng cụ thể trong việc làm đẹp da. Bì lợn có thể thúc đẩy các tế bào da hấp thụ và lưu trữ nước để ngăn ngừa nếp nhăn gây da khô. Ăn một lượng vừa phải món đặc biệt này có thể giúp cho làn da căng mịn và trơn bóng.
3 cách làm cá diêu hồng nướng giấy bạc thơm lừng, ngon khó cưỡng Không chỉ cá kho, cá rán hoặc cá nấu canh, cách làm cá diêu hồng nướng giấy bạc cũng được nhiều chị em tìm kiếm và chế biến cho cả gia đình mỗi dịp rảnh rỗi Cá là loại thực phẩm bổ dưỡng và có thể chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn. Không chỉ làm cá kho, cá rán,...