Có thật tablet 2 màn hình “xịn” hơn một màn hình?
Desktop 2 màn hình đem lại trải nghiệm tuyệt nhưng tablet có được như vậy?
Sony đã công bố về S2 – tablet 2 màn hình sắp được ra mắt của hãng. Đây không phải là tablet màn hình đôi đầu tiên, nhưng khi xem xét những nỗ lực chưa đạt được thành công rõ ràng của các sản phẩm tương tự từ Acer, Toshiba và Kyocera, chúng tôi (BTV Gizmodo) có đôi chút hoài nghi. Với S2, về cơ bản Sony đã chia đôi một màn hình 10-inch bằng một bản lề ở giữa.
Trước hết, tất cả các tablet 2 màn hình này đều sử dụng hệ điều hành mà vốn ban đầu không hề được thiết kế để vận hành thiết bị có 2 màn hình. Iconia của Acer chạy Window 7. Cả Kyocera Echo và S2 đều chạy (sẽ chạy) các phiên bản hệ điều hành Android, được thiết kế cho các thiết bị một màn hình. Duy chỉ có tablet của Kno chạy hệ điều hành Linux được viết riêng nhưng lại vướng phải hạn chế vì hệ điều hành này không được thiết kế để chạy trên các máy tính bảng.
Nếu bạn phân vân: việc có 2 màn hình sẽ có lợi cho việc xài các ứng dụng ra sao? Câu trả lời là: Các ứng dụng có thể được thiết kế để vận hành giống hệt nhau trên cả thiết bị sở hữu 1 và 2 màn hình. Microsoft Courie – dự án tablet 2 màn hình bị đình chỉ gần đây, đã cho ta thấy những ý tưởng thú vị về việc có thể sử dụng 2 màn hình hiệu quả và sáng tạo thế nào (GenK sẽ có bài riêng giới thiệu về mẫu sản phẩm này). Tuy nhiên, người dùng có thể làm được điều tương tự với 1 tablet màn hình đơn thông thường, đó chỉ là vấn đề lập trình mà thôi (ví dụ như thiết kế multi-paned của hầu hết ứng dụng e-mail cho tablet).
Chắc chắn có nhiều người nói: màn hình thứ 2 có thể đóng vai trò keyboard và gamepad ảo hiệu quả hơn. Thế nhưng, nếu bạn đã sử dụng on-screen keyboard và gamepad của tablet, có thể thấy rằng: Dù chúng vẫn hoạt động hiệu quả, nhưng chắc chắn dù bạn có xoay trở hay điều chỉnh thế nào, thì việc gõ và thao tác trên một màn hình thứ 2 cũng chẳng thể nhanh hơn hẳn trên duy nhất 1 màn hình và càng không thể nào so sánh với việc sử dụng bàn phím thật.
Video đang HOT
Thêm một vài điểm yếu về phần cứng nữa có thể kể ra đối với tablet 2 màn hình. Thứ nhất, kẽ hở giữa 2 màn hình gây 1 cảm giác đứt quãng khó chịu. Thứ hai, các tablet 2 màn hình có kích cỡ tương đối cồng kềnh so với các tablet chính thống như iPad, Xoom. Thế nên việc mang theo sẽ khá bất tiện.
Khá khôi hài là: Thiết kế gấp được của các tablet 2 màn hình chỉ thiết thực khi kích thước máy to. Mà kích thước to lại khiến việc mang theo khá khó khăn vì trọng lượng sẽ trăng (chẳng hạn như mỗi màn hình 10 inch). Thế nhưng, với một tablet, 2 màn hình 10-inch liệu có là quá nhiều? Chắc chỉ một số nhà thiết kế đồ họa đam mê sáng tạo mới thích thú với những sản phẩm như vậy. Nhưng phải chăng đó là một thị trường quá nhỏ bé so vơi những nguồn lực bỏ ra để phát triển sản phẩm?
Máy chơi game Nintendo DS là một ví dụ khá thú vị về một thiết bị 2 màn hình gây được nhiều chú ý và thành công, nhưng đó là một sản phẩm rất “kì dị” và thiên về game. Về cơ bản, Nintendo là một máy chơi game có thêm một vài tính năng độc đáo. Nó có giao diện được thiết kế riêng và phạm vi giao diện thì có thiết kế nhỏ hơn rất nhiều so với các Tablet chạy các hệ điều hành tân tiến. Thêm vào đó, nó chỉ có một màn hình cảm ứng cùng các nút điều khiển vật lí, điều này có nghĩa là: trong các tình huống mà ta không thể điều khiển thông qua màn hình cảm ứng, có thể thay thế bằng các phím vật lí. Các tablet màn hình đôi lại không thể làm được điều này.
Cuối cùng, tablet với 1 màn hình đã có thể dễ dàng thỏa mãn những nhu cầu giải trí và làm việc đối với 90% người sử dụng thông thường. Thế nên việc có thêm 1 màn hình có thể là 1 sự thừa thãi và nhiều khi gây phiền phức. Nhiều người mơ mộng về những gì họ có thể làm được với 2 màn hình tablet. Tuy nhiên, thực tế là: cũng như các màn hình 3D, nó mới chỉ là những ý tưởng hấp dẫn cho tương lai còn hiện tại thì chưa có nhiều ứng dụng thực tiễn.
Theo PLXH
Điện thoại di động Nhật "trông cậy" Android
Không còn chỉ chú trọng đến phần cứng, các hãng điện thoại của Nhật Bản đang "cậy nhờ" hệ điều hành di động Android để vươn ra thị trường nước ngoài.
Phiên bản mới nhất của Xperia đã sử dụng phần mềm Android.
ĐTDĐ Nhật Bản là giấc mơ của những người yêu công nghệ. "Dế" vừa là thẻ tín dụng, vừa có thể xem TV. Thậm chí, một số còn có khả năng sạc năng lượng mặt trời. Song dù đã có tất cả những sáng tạo này, sản phẩm Nhật Bản vẫn ít tác động đến thị trường nước ngoài. Chúng chỉ chiếm một phần nhỏ trong thị trường ĐTDĐ toàn cầu do những hãng như Apple, Research In Motion và Samsung thống lĩnh.
Giờ đây ngành công nghiệp điện thoại Nhật Bản đã có hy vọng để ra toàn cầu - bằng cách ứng dụng hệ điều hành di động đang "hot" Android của Google. Ban đầu, Android bị iPhone lấn lướt, nhưng hiện nay số người dùng Android đang tăng trưởng mạnh. Theo hãng nghiên cứu Gartner, năm 2010, doanh số toàn cầu của điện thoại Android đạt 67,2 triệu, cao hơn mức 46 triệu của iPhone.
Hiện nay, ngành công nghiệp điện thoại của Nhật Bản hầu như chưa có công ty nào đủ lớn, hoặc đủ sáng tạo, hiểu biết để "dấn thân" ra nước ngoài. Thay vào đó, các nhà sản xuất lâu nay vẫn bằng lòng phục vụ 3 mạng di động lớn nhất của Nhật, với một thị trường khoảng hơn 100 triệu người dùng.
"Chúng tôi đã có công nghệ để cạnh tranh tại Mỹ", Naoki Shiraishi, phụ trách phát triển phần mềm của một dòng smartphone Android mới của Sharp - nhà sản xuất ĐTDĐ lớn nhất Nhật Bản, nói. Sony Ericsson, NEC và Kyocera là những hãng ĐTDĐ Nhật khác đang đặt cược lên Android.
Đối với các nhà sản xuất điện thoại Nhật Bản, đầu tư vào Android nghĩa là họ sẽ phải học thêm một số kỹ năng mới, như marketing, trong khi phải từ bỏ một số thói quen cũ, như tập trung quá nhiều vào phần cứng mà lơ là phần mềm. Nhấn mạnh vào phần cứng, ĐTDĐ của các nhà sản xuất Nhật không tập trung vào việc tải các ứng dụng của bên thứ ba. Điều đó khiến họ dường như nằm ngoài xu hướng của thế giới - đó là những thiết bị như iPhone, chạy phần mềm như một chiếc máy tính và để người dùng tải ứng dụng của các nhà phát triển độc lập.
Chính thành công của iPhone tại Nhật - cùng với hàng trăm ngàn ứng dụng trên App Store - đã khiến các nhà sản xuất ĐTDĐ Nhật "mở mắt". Hiện nay, các nhà sản xuất Nhật đang chạy đua giới thiệu các thiết bị Android. Đó là Sony Ericsson với nền smartphone Xperia. Hãng NEC giới thiệu chiếc smartphone theo lời của hãng là mỏng nhất thế giới. Medias N-04C dày 8 millimeter chạy Android, có chức năng ví điện tử, xem truyền hình số mặt đất và camera 5 "chấm". Kyocera cũng là một nhà sản xuất khác của Nhật đang dự định thâm nhập thị trường Mỹ khi đưa ra smartphone Android 2 màn hình, có thể chạy các ứng dụng tách biệt cùng lúc.
Sharp lên kế hoạch bắt đầu với thị trường Trung Quốc, dù các quan chức Sharp cho biết họ sẽ không bỏ qua Bắc Mỹ. Hầu hết các nhà mạng toàn cầu đang chuẩn bị ứng dụng mạng lưới tiên tiến LTE, và như thế sẽ dễ dàng hơn cho các mẫu máy Nhật Bản.
Hiện nay Sharp đã mời các nhà phát triển bên ngoài đến phòng thí nghiệm của hãng để thử nghiệm các mẫu máy mới và phát triển ứng dụng. Đây là một việc làm rất hiếm của một nhà sản xuất Nhật Bản. Cuối năm ngoái, Sharp đã chủ trì hai chương trình khuyến khích thêm nhiều nhà phát triển sáng tạo ra các ứng dụng được tùy biến cho smartphone của Sharp.
Trong khi đó, chính Google cũng thúc giục các nhà sản xuất điện thoại sử dụng Android. Mặc dù Google không lấy "hoa hồng" từ bất kỳ chiếc máy Android nào được bán ra, song hãng lại "ăn" tới 30% số tiền của các ứng dụng bán trên Android Market.
Tuy nhiên, nếu Android giúp họ lên kế hoạch ra nước ngoài, thì chính thị trường trong nước của họ cũng sẽ đón nhận các hãng cạnh tranh ngoại nhập. Samsung đã "dọn đường" vào Nhật Bản với chiếc smartphone Galaxy chạy Android.
Không ít ý kiến cũng cho rằng Android mang lại cho các hãng Nhật Bản cơ hội, song nó cũng đặt họ vào một vị trí chẳng mấy thích thú. Đó là biến họ thành một trong những chiến binh trong đội quân của Google, trong đó Google là vua.
Theo ICT
Độc đáo smartphone 2 màn hình sử dụng Android đầu tiên Hang viên thông Sprint Nextel (My) đa hơp tac cung hang điên tư Kyocera International (Nhât) đê cho ra măt Kyocera Echo, chiêc smartphone 2 man hinh đâu tiên trên thê giơi sư dung hê điêu hanh Android. Vơi nhưng ai yêu thich sư nho gon cua smartphone, nhưng lai muôn khai thac sưc manh va sư tiên lơi cua may tinh bang,...