Có thai tự nhiên nhờ bắt đúng bệnh
Nhiều kỹ thuật hiện đại đã được ứng dụng trong điều trị vô sinh, hiếm muộn tại Việt Nam với chi phí thấp, hiệu quả cao, giúp nhiều cặp vợ chồng có được hạnh phúc trọn vẹn
Với chẩn đoán vô sinh thứ phát do tắc vòi tử cung, chị Nguyễn Thị N. (35 tuổi, ở Bắc Giang) đã có thai tự nhiên sau khi được điều trị nong vòi tử cung. Khi thai đủ 40 tuần tuổi, sản phụ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản trung ương mổ bắt thai thành công. Bé trai chào đời nặng 3,7 kg, hoàn toàn khỏe mạnh. Đây cũng là con thứ 2 của vợ chồng chị N. sau 14 năm sinh con gái đầu lòng.
Tin vui cho người hiếm muộn
Theo các chuyên gia, tình trạng vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng, hiện ở mức 7,7%, tức là có khoảng 1 triệu cặp vợ chồng đang bị vô sinh, hiếm muộn cần phải được can thiệp. Đáng báo động là khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30. Ở nam giới trẻ, nguyên nhân hiếm muộn có thể do các yếu tố về sinh hoạt (hút thuốc lá, lạm dụng rượu, làm việc căng thẳng…), do bệnh lý (tắc ống dẫn tinh, quai bị, không có tinh trùng). Ở nữ giới trẻ, nguyên nhân vô sinh thường gặp do viêm nhiễm đường sinh sản (sau nạo, hút, đình chỉ thai, gây viêm nhiễm, tắc vòi trứng, dính tử cung).
Nhằm mang lại cơ hội mang thai tự nhiên cho các bà mẹ, GS-TS Nguyễn Viết Tiến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương, đã nghiên cứu ra phương pháp nong tắc đoạn gần vòi tử cung qua nội soi. Đến nay, nhiều bà mẹ đã có thai tự nhiên sau can thiệp nong vòi tử cung.
“Vô sinh do vòi tử cung có tỉ lệ từ 43%-59%. Đây là điều khiến cho những bà mẹ không may bị tắc đoạn gần vòi tử cung, trước đây chỉ có cách làm thụ tinh trong ống nghiệm mới có thể sinh nở được. Nếu như chi phí thụ tinh trong ống nghiệm rất tốn kém, lên tới cả trăm triệu đồng, thì chi phí nong vòi tử cung chỉ hết khoảng 20 triệu đồng mà sản phụ hoàn toàn có thai tự nhiên” – GS Nguyễn Viết Tiến cho biết.
GS-TS Nguyễn Viết Tiến mổ đón em bé chào đời từ người mẹ mang thai tự nhiên sau khi được chữa trị bằng phương pháp nong vòi tử cung qua nội soi
Tùy thuộc vào nguyên nhân
Video đang HOT
Theo GS-TS Nguyễn Viết Tiến, có rất nhiều kỹ thuật tiên tiến để chữa vô sinh, hiếm muộn nhưng không phải cứ kỹ thuật hiện đại là chữa được căn bệnh này. Vô sinh, hiếm muộn do rất nhiều nguyên nhân, có khi không chỉ ở phía phụ nữ mà do cả vợ và chồng, vì vậy tùy thuộc từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ điều trị cho người bệnh.
Hiện nay, vô sinh do người nữ chiếm khoảng hơn 40%, vô sinh do người nam cũng khoảng 40%, 20% còn lại là vô sinh do cả nam và nữ. “Một trong những lý do khiến nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn chưa đạt được đích đến bởi vẫn chưa hiểu đúng về các phương pháp điều trị. Hầu hết mọi người cho rằng thụ tinh trong ống nghiệm là con đường duy nhất để chữa vô sinh, hiếm muộn nhưng thực chất không phải như vậy” – GS Nguyễn Viết Tiến nhận định.
Bác sĩ Đinh Hữu Việt, Trưởng Khoa Ngoại tiết niệu và Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, cho biết có những cặp vợ chồng đến bệnh viện cứ một mực “đòi” làm thụ tinh trong ống nghiệm nhưng sau khi được thăm khám, tìm nguyên nhân thì có khi bệnh nhân chỉ cần điều trị các rối loạn tình dục hay các bệnh lý như: giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn, tắc ống dẫn tinh… là sau đó có thể có thai tự nhiên hoặc có trường hợp chỉ cần bơm tinh trùng vào tử cung là đã thành công.
Tương tự, với nữ giới, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn để có hướng điều trị phù hợp. Chẳng hạn nếu có bất thường ở buồng tử cung, ứ dịch tắc vòi trứng thì can thiệp phẫu thuật là sau đó có thể có thai tự nhiên được, trường hợp không thành công mới phải áp dụng các kỹ thuật cao hơn như thụ tinh trong ống nghiệm. Với trường hợp nguyên nhân vô sinh do cả vợ và chồng thì phải dựa vào những yếu tố như tuổi, tình trạng bệnh, nguyện vọng của bệnh nhân mà chọn giải pháp phù hợp.
GS Nguyễn Viết Tiến cho biết hiện nay với các kỹ thuật tiên tiến về phôi thai, các phương tiện chẩn đoán, hỗ trợ điều trị rất hiện đại, nên tỉ lệ các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn vẫn có thể sinh con thành công rất cao, có nơi tỉ lệ này lên tới 60%. Điều quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân, từ đó sẽ tìm biện pháp hiệu quả, chi phí ít nhất và gần với tự nhiên nhất.
GS-TS Nguyễn Viết Tiến tư vấn với các cặp vợ chồng trẻ, nếu không dùng bất cứ biện pháp tránh thai nào mà trong 12 tháng vẫn không có thai thì nên đi khám và can thiệp càng sớm càng tốt; những cặp vợ chồng sau khi lập gia đình vài tháng mà cảm thấy có những bất thường cũng cần đi khám ngay.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cảnh báo tình trạng đẻ mổ tăng cao
Ngoài lý do thai bệnh lý, ngày nay tỷ lệ chủ động mổ lấy thai theo yêu cầu cũng tăng cao. Vì áp lực từ nhu cầu của thai phụ mà bác sĩ tiến hành mổ lấy thai (dù có thể không có chỉ định).
Tỷ lệ đẻ mổ gia tăng
Ngày 18/7 trong khuôn khổ chuỗi hoạt động đặc biệt, kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Bệnh viện Phụ sản TW (19/7/1955- 19/7/2020), PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã có những chia sẻ về tình trạng đẻ mổ ngày càng gia tăng.
PGS.TS Trần Danh Cường cho hay, đẻ mổ (mổ lấy thai) không chỉ tăng ở Việt Nam, đây còn là xu thế chung của thế giới.
Tại Việt Nam, tỉ lệ mổ lấy thai đang khoảng là 50%. So với các nước khác, có nước lên đến 80%, Trung Quốc khoảng 60-70% thì Việt Nam đang ở mức trung bình. Các nước Châu Âu tỉ lệ đẻ mổ thấp hơn.
Theo thống kế của Bệnh viện Phụ sản Trung ươn, giai đoạn 2010-2014, số ca đẻ mổ là 51.000/105.543 ca. Giai đoạn 2015-2019 có khoảng 68.000/110.000 ca.
Lý do tỷ lệ mổ đẻ ở BV Phụ sản Trung ương cao, PGS.TS Trần Danh Cường cho hay, do đây là bệnh viện tuyến cuối, chủ yếu là thai bệnh lý của mẹ hoặc thai nhi ở các nơi chuyển về. Có những trường hợp 'con quý con hiếm' doạ đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm, thai chậm phát triển trong tử cung, hay các bệnh lý của bà mẹ như tiền sản giật, rau cài răng lược... bắt buộc phải mổ lấy thai. Đây là những lý do đóng góp vào tỉ lệ mổ tương đối cao.
"Với những trường hợp này, chỉ định mổ đẻ là bắt buộc không thể làm khác. Việc mổ đẻ cũng ảnh hưởng đến việc triển khai tiếp xúc da kề da vì em bé nhỏ, bà mẹ phải chăm sóc đặc biệt"- PGS. TS Trần Danh Cường cho biết.
Ngoài ra, tỉ lệ mổ đẻ lấy thai gia tăng cũng do tác động từ xã hội. Hiện nay, hệ thống khám chữa bệnh theo yêu cầu rất phát triển. Ngoài lý do thai bệnh lý, thì ngày nay tỷ lệ chủ động mổ lấy thai theo yêu cầu cũng tăng cao. Nhiều gia đình mong muốn chọn ngày, giờ sinh con. Vì áp lực từ nhu cầu của thai phụ mà bác sĩ tiến hành mổ lấy thai (dù có thể không có chỉ định).
Ngoài ra, PGS. TS Trần Danh Cường đặc biệt lưu ý tỉ lệ mổ đẻ tăng trên các bệnh nhân có vết mổ cũ. Khi một phụ nữ đẻ con đầu lòng bằng phương pháp mổ thì con thứ 2, thứ 3 chắc chắn phải mổ tiếp. Đây cũng là nguyên nhân khiến tỷ lệ đẻ mổ tăng lên, không thể giảm đi được. Để giảm được tỉ lệ mổ đẻ, phải giảm đẻ mổ ở con so. Bên cạnh đó, phải tăng cường chuyên môn, chăm sóc thai nghén tốt, theo dõi quá trình chuyển dạ, đẻ thường.
Các biến chứng liên quan đến chuyển dạ cũng khó lường, với các trường hợp khó đẻ, các bác sĩ thường chuyển đẻ mổ vì sợ bệnh nhân chuyển biến xấu.
PGS.TS Trần Danh Cường siêu âm cho thai phụ
Đẻ thường tốt cho cả mẹ và em bé
PGS.TS Trần Danh Cường nhấn mạnh "đẻ thường tốt hơn rất nhiều". Khi đẻ thường, em bé sẽ trải qua một thời gian dài trong quá trình chuyển dạ, dịch phổi sẽ trào ra khi bé ra ngoài, tránh được tình trạng chậm tiêu dịch phổi. Sau này, hệ hô hấp của bé sẽ hoạt động tốt hơn.
Ngoài ra, khi đẻ thường, thai phụ sẽ không gặp các biến chứng của sinh mổ như gây tê màng cứng, gây mê, chảy máu vết mổ sau đẻ...
Cái lợi thứ 3, quá trình chuyển dạ sẽ kích hoạt hệ thống nội tiết của người mẹ, sau sinh mẹ có nhiều sữa hơn, thời gian phục hồi sau đẻ ngắn hơn.
"Đẻ thường có nhiều cái lợi cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, thai phụ cần có sự kiên trì, hợp tác, tin tưởng vào chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình chuyển dạ"- PGS.TS Trần Danh Cường cho biết. Ông cũng khẳng định, bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn nỗ lực hết sức trong công tác giám sát chỉ định mổ đẻ, làm sao các ca chỉ định mổ đẻ chính xác nhất.
PGS.TS Trần Danh Cường cho biết, muốn giảm tỷ lệ mổ thai thì phải chăm sóc thai nghén tốt, theo dõi chuyển dạ tốt. Thai phụ phải hợp tác và bác sĩ cần kiên trì, cùng hỗ trợ, thống nhất với nhau trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, các bác sĩ thường bị động do thai phụ khám thai ở nhiều chỗ.
Ví dụ, ban đầu thai phụ khám ở bệnh viện, nhưng thời gian sau lại khám ở chỗ khác, cuối cùng khi gần sinh lại đến bệnh viện mới phát hiện bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này, các bác sĩ "trở tay không kịp", bắt buộc phải đẻ mổ. Vì vậy, thai phụ nên theo dõi thai kỳ ở một nơi, để các bác sĩ nắm rõ tình hình, tư vấn, điều chỉnh phác đồ đúng thời điểm, tránh biến chứng xảy ra.
Tách rời 2 bé song sinh dính liền: Câu chuyện của lòng dũng cảm và nhân văn! Ca mổ tách rơi 2 bé song sinh dính liền được đánh giá là thử thách lớn, nhưng đội ngũ gần 100 y bác sĩ với sự quyết tâm, cùng với kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết đã hoàn tất ca phẫu thuật, thành công thao tác cuối cùng, tách rời 2 bé song sinh dính liền vùng bụng chậu. Ca phẫu thuật...