Có thai hay chỉ là trễ kinh?
Bạn đừng quá lo lắng nếu đến ngày “đèn đỏ” mà không thấy xuất hiện.
Ý nghĩ đầu tiên đến với hầu hết chị em phụ nữ khi bị chậm kinh là họ đang mang thai. Câu hỏi trong đầu họ lúc này là: “Liệu có phải mình đang mang thai?” Thế nhưng cùng với lý do có bầu còn có tới 9 lý do khác khiến kinh nguyệt của bạn bị chậm trễ.
1. Stress
Căng thẳng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của chúng ta trong đó có cả chu kỳ kinh nguyệt. Đôi khi căng thẳng còn làm giảm lượng hormone – nguyên nhân dẫn đến hiện tượng không rụng trứng hoặc chậm kinh. Trong trường hợp này, hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ để tìm ra nguyên nhân.
2. Bệnh tật
Ốm đột ngột, bệnh trong thời gian ngắn hoặc dài đều có thể gây ra chứng trễ kinh ở phụ nữ. Kinh nguyệt sẽ có lại sau khi bạn khỏi ốm. Đây là trường hợp vắng kinh nguyệt tạm thời.
3. Thay đổi chu kỳ
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể khiến bạn thấy kinh sớm hoặc muộn hơn hàng tháng. Điều này không có gì nghiêm trọng.
Video đang HOT
Trễ kinh có thể báo hiệu bạn đã có thai. (Ảnh minh họa)
4. Tác dụng phụ của thuốc
Bạn sử dụng thuốc tránh thai lần đầu hoặc bạn chuyển sang một loại thuốc tránh thai mới… Tất cả đều có thể khiến bạn trễ kinh. Hãy trao đổi trực tiếp với bác sĩ về tác dụng phụ này và tìm một phương pháp tránh thai hiệu quả hơn.
5. Tăng cân
Việc tăng trọng lương cơ thể quá nhiều có thể làm thay đổi chu kỳ hormone và làm bạn trễ kinh. Hầu hết chị em sẽ thấy kinh nguyệt trở lại sau khi giảm trọng lượng.
6. Giảm cân đột ngột
Nếu bạn không đủ trọng lượng chuẩn của cơ thể hoặc giảm cân đột ngột sau khi ốm, bệnh… bạn sẽ không thấy “ngày đèn đỏ”. Hiện tượng này thường xảy ra ở phụ nữ làm việc vất vả hoặc những vận động viên chuyên nghiệp.
7. Tính sai chu kỳ
Theo quy tắc chuẩn thì chu kỳ kinh nguyệt của chị em là 28 ngày nhưng không nhất thiết người này giống người kia và thời gian này cũng thay đổi từ khoảng 25-35 ngày. Đôi khi chúng ta thấy trễ kinh chỉ bởi chúng ta tính nhầm ngày. Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều mà muốn biết ngày rụng trứng, hãy tính sau “ngày đèn đỏ” hai tuần.
8. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là khoảng thời gian bạn đang chuyển từ giai đoạn sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Lúc này, kinh nguyệt của bạn có thể nhiều hơn, ít hơn, và thậm chí vắng kinh. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Để chắc chắn bạn không thể mang thai trong thời gian này, bạn vẫn nên sử dụng các biện pháp tránh thai.
9. Thời kỳ mãn kinh
Mãn kinh là thời điểm bạn sẽ không thể rụng trứng hoặc có kinh nguyệt. Mãn kinh có thể là một hiện tượng tự nhiên hoặc qua phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
10. Mang thai
Cuối cùng, dấu hiệu trễ kinh ở chị em có thể do bạn đang mang thai. Hãy sử dụng que thử thai để biết sớm kết quả.
Theo PNO
Rong kinh tuổi dậy thì
Cháu năm nay 18 tuổi. Kinh nguyệt của cháu rất dài. Cháu đã đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh có đỡ hơn nhưng kinh nguyệt vẫn kéo dài hơn 1 tuần.
Hỏi: Cháu năm nay 18 tuổi. Kinh nguyệt của cháu rất dài. Cháu đã đi khám, uống thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh có đỡ hơn nhưng kinh nguyệt vẫn kéo dài hơn 1 tuần; chu kỳ sau dài hơn chu kỳ trước từ 10 - 15 ngày. Cháu có nên tiếp tục uống thuốc nữa không? Bệnh của cháu có nguy hiểm không?
Trả lời: Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.
Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm "vùng kín" như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng... Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.
Hiện tượng ra kinh kéo dài như của cháu cũng là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Cháu đã đi khám, được bác sĩ kê đơn, sau khi uống thì ngày ra kinh đã rút ngắn lại nhưng khoảng cách giữa các chu kỳ kéo dài hơn từ 10 - 15 ngày, chứng tỏ bệnh vẫn chưa ổn định. Cháu nên đi khám lại sau khi hết thuốc. Qua thăm khám và hỏi tình hình cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng của cháu. Cháu không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cháu nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt... Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
Theo SK&ĐS
8 điều bạn cần biết về ngày 'đèn đỏ' Mặc dù ngày &'đèn đỏ' diễn ra theo chu kỳ hàng tháng nhưng không phải chị em nào cũng có những kiến thức nhất định về nó. 1. Chu kỳ kinh nguyệt không chỉ khác nhau giữa người này với người kia mà còn thay đổi theo tháng. Theo tiến sĩ Jennifer Wider - phát ngôn viên của Hiệp hội Sức khỏe Phụ...