Cò Shoebill: Nhìn xấu xí nhưng lại ăn thịt được cả linh dương và cá sấu
Tại các đầm lầy ở Đông Phi có một loài chim sở hữu vẻ ngoài vô cùng độc đáo, đó là cò Shoebill.
Trong vương quốc động vật, sau cá, chim là loài động vật có xương sống nhiều thứ hai. Chim rất phổ biến, có rất nhiều chim sẻ, quạ và chim ác là trong các thành phố của con người, và đôi khi bạn có thể nhìn thấy chim ưng ăn thịt.
Dường như mọi quốc gia đều có thể tìm thấy một số loài chim mà họ tự hào: chim Kea ở New Zealand, cò quăm ở Trung Quốc và đại bàng hói ở Hoa Kỳ.
Và nếu muốn chọn những loài chim độc đáo đến từ châu Phi, hẳn một số người nghĩ ngay đến loài đà điểu có khả năng chạy nhanh. Thực tế, tại các đầm lầy ở Đông Phi có một loài chim rất độc đáo và dễ thương, đó là cò Shoebill, hay còn có một tên gọi khác là cò mỏ giày.
Cò mỏ giày chủ yếu sống ở các đầm lầy châu Phi, bề ngoài dũng mãnh và có kích thước to lớn, được ví như khủng long dưới hình hài loài chim. Cò mỏ giày là hậu duệ của loài khủng long có kích cỡ nhỏ “Theropoda” – cùng nhóm khủng long T-Rex. Qua quá trình tiến hóa, cái mồm đầy răng sắc nhọn được thay thế bằng mỏ.
Nhiều người khi lần đầu tiên thấy cò Shoebill sẽ cảm thấy con chim này quá xấu xí, nhưng nếu nhìn lâu thì có lẽ bạn sẽ nhận ra rẳng loài chim này không những xấu xí mà còn sở hữu vẻ ngoài vô cùng đần độn: nó có một bộ lông xù xì với vào sợ “tóc” mọc trên đầu và khuôn mặt rất xấu xí cùng với một chiếc mỏ khổng lồ.
Trong số các loài chim, cò mỏ giày là loài có kích thước tương đối lớn, chim trưởng thành có thể đạt chiều cao khoảng 1,6 mét. Dù sở hữu thân hình tương đối to lớn, nhưng hai chân của chúng lại khá mảnh khảnh, tạo nên sự không cân đối đến khó hiểu, tuy nhiên đôi cánh của loài này rất rộng và mạnh mẽ, thậm chí chúng còn có thể bay thẳng đứng như trực thăng.
Cò mỏ giày trưởng thành thường có màu trắng nhạt và thường đứng bất động trong nước trong một hoặc hai giờ. Đây là màn kiếm ăn độc nhất vô nhị của chúng: kiếm ăn theo kiểu “há miệng chờ sung”.
Ngoài ra, cò mỏ giày cũng là “ngôi sao” trong nhiều vườn thú, nó thường cúi đầu chào đón khách du lịch, đôi khi tự vặt lông của mình đưa cho khách du lịch khi họ vui vẻ.
Đặc điểm đáng chú ý nhất của cò mỏ giày là chiếc mỏ lớn đầy ấn tượng, có nhiều đốm và rộng khoảng 0,12 mét. Mỏ của cò mỏ giày rộng nhất thế giới loài chim với rất nhiều tác dụng, đặc biệt là săn mồi và múc nước giải khát dưới cái nắng gay gắt của châu Phi. Phía trước chiếc mỏ rộng và cứng cáp được uốn cong thành hình móc câu. Chiếc mỏ với cấu tạo đặc biệt này rất sắc bén, có thể xuyên qua da cá sấu, thậm chí phần rìa mỏ chim còn sắc như dao cạo, cắt rách thịt con mồi một cách dễ dàng.
Loài có này thường tựa chiếc mỏ khổng lồ vào ngực, để ngực chịu một phần trọng lượng của chiếc mỏ và chờ đợi con mồi xuất hiện. Vì sự ngoan cường và vẻ ngoài độc đáo của chúng, cò Shoebill được coi là loài động vật mang tính biểu tượng nhất ở các đầm lầy Đông Phi.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân, quần thể cò Shoebill đã giảm mạnh, trên thế giới chỉ còn khoảng 5.300 con cò Shoebill hoang dã và tất cả chúng đều sống ở các đầm lầy có cây thủy sinh dày đặc ở trung tâm Đông Phi. Vì tính khí kỳ quặc và tính cách nhút nhát, cò mỏ giày thường sống ẩn dật cách biệt với thế giới, và ngay cả người dân địa phương cũng khó tìm thấy chúng.
Video đang HOT
So với sống theo bầy đàn, cò mỏ giày thích sống đơn độc hơn, chúng là loài động vật sống về đêm điển hình, ban ngày chúng thường ẩn mình trong đám lau sậy và ngủ, nhưng ban đêm lại ra ngoài tìm kiếm thức ăn, tư thế bay của nó trên đầm lầy rất giống với loài bồ nông, vì vậy nhiều người thường nhầm nó với bồ nông.
Cò mỏ giày có khả năng săn mồi đáng kinh ngạc. Thức ăn chủ yếu của chúng là cá, ếch và bò sát. Đáng chú ý hơn, loài chim này là thiên địch của cá sấu, đặc biệt là cá sấu nhỏ.
Cò Shoebill rất độc đáo, nó là sinh vật duy nhất thuộc họ Stobiidae và chi Shoebill, vẻ ngoài của nó không thể miêu tả là khó coi: nó có một cái mỏ khổng lồ dài 25 cm và rộng 12 cm trên mặt, mỏ có hình dạng như đầu của một con cá nhà táng.
Mép mỏ của cò Shoebill sắc như dao cạo, trên mỏ có những chỗ lồi ra giống như móc câu, vũ khí săn mồi này thậm chí có thể giết chết cả cá sấu chưa trưởng thành, lớp da dày của cá sấu cũng không thể ngăn cản được sự tấn công của cò Shoebill.
Nhưng khi nó đứng bất động trong nước, loài có này lại giữ hình tượng với cái mỏ khổng lồ, đôi mắt đen vàng và “nụ cười” kỳ lạ ở phía trước.
Mặc dù thức ăn chính của cò Shoebill là nhiều loại cá, nhưng thói quen kiếm ăn của nó thực sự rất đa dạng. Cá sấu, cá, thằn lằn, rắn và rùa đều nằm trong thực đơn của nó, thậm chí cả động vật có vú mới sinh như linh dương, cũng có thể bị chúng ăn thịt nếu có cơ hội.
Cò mỏ giày thường đứng bất động dưới nước với phần mỏ ép vào gần sát ngực, giống như một tay bắn tỉa đang chờ kẻ thù cắn câu. Lý giải cho việc chiếc mỏ thường bị chùng xuống, ép sát ngực là vì trọng lượng của mỏ chim khá nặng.
Tổ của Shoebill thường được xây dựng trên vùng đất gần đầm lầy, chúng được tạo thành từ cành và lá cây, đường kính tổng thể có thể đạt tới khoảng hai mét, chim mái đẻ hai quả trứng mỗi lần trong mùa sinh sản, sau đó cả chim trống và mái sẽ luân phiên ấp trứng và những con non có thể chui ra khỏi vỏ sau một tháng rưỡi.
Trong những trường hợp bình thường, kích thước của hai con chim non sẽ có sự khác biệt rõ ràng và chúng không hòa thuận với nhau, con lớn hơn sẽ mổ con nhỏ hơn đến bầm tím khắp người, thậm chí đuổi nó ra khỏi ổ. Trong khi đó, chim bố mẹ khi đi kiếm ăn về thường sẽ cho con khỏe mạnh hơn và to hơn ăn nhiều hơn.
Khi thời tiết nóng, chúng sẽ dùng đôi cánh rộng của mình để che chắn cho con non khỏe mạnh hơn khỏi cái nắng gay gắt, đôi khi chúng sẽ dùng chiếc mỏ khổng lồ của mình để ngậm nước và làm mát cho chim non to hơn, nhưng con non nhỏ hơn thì không được đối xử như vậy, nó thường bị bố mẹ bỏ rơi, đôi khi bị bỏ đói hoặc trực tiếp bị phơi nắng cho đến chết.
Mặc dù phương pháp này có vẻ tàn nhẫn, nhưng nó thực sự là một chiến lược tối ưu sinh tồn và nó cũng rất phổ biến trong giới động vật, trong thời kỳ không đủ thức ăn, có thể đảm bảo ít nhất một con non khỏe mạnh sẽ sống sót.
Kỳ lạ nơi đàn ông cưới nhiều vợ, phụ nữ lấy nhiều chồng nhất ở Việt Nam
Ở một số vùng xa tại Việt Nam có một phong tục lạ lùng, cho phép đàn ông lấy nhiều vợ và phụ nữ cũng có thể lấy nhiều chồng.
Họ sống chung nhà, ngủ chung giường và không có ghen tuông.
Nếu muốn cưới thêm vợ hay chồng, chỉ cần thông báo với vợ/chồng lớn là được. Tuy nhiên, phong tục đặc trưng của người K'ho ở vùng La Ngâu, La Dạ, tỉnh Bình Thuận. Phong tục này trở thành chuyện lạ khó tin tại Việt Nam.
Chị em ruột lấy chung chồng
Sau khi đi qua nhiều khu rừng cao su ở tỉnh Đồng Nai, tìm được đến xã La Ngâu và La Dạ ở tỉnh Bình Thuận. Tại nơi này, chúng tôi bắt gặp nhiều phụ nữ chân trần ngồi rũ tóc và bắt chấy cho nhau. Dọc hai bên đường các nhà cửa được bố trí rất đơn giản và sơ sài.
Người dân tộc thiểu số K'ho
Theo chỉ dẫn của người dân địa phương chúng tôi đã tìm gặp già làng Chao Lo Bọp (tên thật là Huỳnh Lưu Vĩnh) người đã gắn bó và cư trú tại ngôi làng này khoảng thế kỷ.
Già làng Chao Lo Bọp cùng sính lễ có trong ngày cưới của dân tộc K'ho
Sau khi được dẫn tới một ngôi nhà nhỏ ẩn mình trong thung lũng, chúng tôi đã được gặp ông Nguyễn Văn Ngay, một người đàn ông 93 tuổi nhưng vẫn rất yêu đời. Ông không có chút e dè khi kể lại câu chuyện của mình: "Tôi có hai vợ chính và một số vợ ngoài luồng. Tôi cưới bà Hảo (68 tuổi) vào năm 1965 còn dưới bà Hảo là em gái tên Háo (67 tuổi). Sau một thời gian, tôi muốn lấy thêm một cô em vợ, cô ấy đã có chồng nhưng sau đó hai người không thể ở bên nhau được. Khi thấy cô ấy đơn độc, tôi ngỏ lời và cô ấy đồng ý. Bà Hảo cũng ủng hộ cho tôi vì cả hai muốn có chị em gần kề. Vì nhà tôi lúc đó rất nghèo, nên chúng tôi sống chung một buồng mà không phân chia. Mặc dù nhà cửa sơ sài, nhưng chúng tôi vẫn sống hạnh phúc".
Theo Già làng chia sẻ: "Người dân tộc K'ho ở vùng La Ngâu, La Dạ từng có phong tục cho phép anh em ruột lấy chung một vợ. Người em được phép lấy vợ của anh trai ruột. Sau khi lấy nhau họ ở chung nhà, làm kinh tế chung và cả con cái. Tuy nhiên, điều cấm kỵ là người anh không được lấy vợ của người em vì theo tập tục thì đó là sự xúc phạm lớn nhất".
Bà Huỳnh Thị Phen - người phụ nữ lấy cả anh em ruột làm chồng
Bà Phen có hai chồng, ông Lo Văn Níp và em trai ruột của ông Níp. "Ban đầu, bà chỉ nghĩ sẽ lấy ông Níp làm chồng, nhưng khi đến nhà chồng, bà bị thu hút bởi em trai của ông ấy, vì vẻ đẹp trai và hiền lành. Bà nói với chồng rằng muốn cưới cả hai người. Chồng bà đồng ý và cả nhà tổ chức tiệc mừng. Bà ăn chung với ông Níp và khi ông Níp đi vắng, bà ăn chung với em trai của ông. Sau một thời gian, bà có thai và sinh ra một đứa con gái, nhưng không thể phân biệt ai là bố của đứa bé" - Bà Phen chia sẻ
Không phân biệt ai là cha của con mình
Để tận mắt chứng kiến người phụ nữ lấy cả hai cậu cháu làm chồng, nhóm chúng tôi đã tìm đến nhà bà Hoàng Thị Xêu lấy ông Hoàng Văn Thụ, cháu ruột gọi mợ tên là Hoàng Văn Đấu. Ông Thu và bà Xêu cưới nhau năm nào không ai nhớ rõ. Tới hiện nay, chỉ có ông Đấu còn sống.
Theo già làng Chao Lao Pộp cho biết: "Bà Xêu lấy ông Thu lấy nhau được hơn 20 năm thì anh Hoàng Văn Đấu, cháu của ông Thu đang tuổi đôi mươi đi bộ đội xung phong thường xuyên về thăm nhà. Nhiều lần hai mợ cháu gặp nhau họ đem lòng cảm mến và xin phép ông Thu cho cưới.
Ba người họ sống chung được gần 5 năm thì ông Thu mất. Lúc đó, ông Thu cùng bà Xêu mới có một người con. Sau này, giữa bà Xêu và ông Đấu có thêm với nhau 6 người con, không phân biệt con cậu hay con cháu. Tất cả đều xem nhau là anh em ruột thịt.
Các đấng mày râu lấy nhiều vợ thường có khả năng phân biệt con của từng bà vợ sau khi chúng sinh ra. Tuy nhiên, đối với phụ nữ lấy nhiều chồng thì hiếm khi có thể xác định được ai là cha ruột chính thức của đứa trẻ.
Một ví dụ điển hình là trường hợp của bà Phen có con là Huỳnh Thị Hẻm. Khi sinh ra cả bà Phen và hai người chồng của bà đều không thể xác định được đó là con của ai.
Ông Nguyễn Văn Ngay và bà Hoàng Thị Hảo đang kể lại cuộc hôn nhân 3 người
Theo người già trong làng, trước đây, con trai con gái trong dân tộc K'ho thường ăn ở với nhau trước khi cưới. Nếu muốn, họ sẽ về xin phép gia đình và tổ chức lễ cưới. Với những người đã có vợ, chồng nếu muốn thêm vợ/chồng khác, họ có thể đưa người đó về xin phép người vợ/chồng hiện tại để được sống chung.
Trong trường hợp được chấp thuận, không cần phải áp đặt phạt vạ. Tuy nhiên, nếu người vợ hoặc người chồng hiện tại không đồng ý, thì người muốn kết hôn cần phải chuẩn bị đầy đủ số lá khăn là sính lễ để đền đáp, trước khi được chuyển về sống chung.
Xóa bỏ hủ tục và thay đổi suy nghĩ trở nên văn minh
Nhiều người nghĩ rằng việc cưới xin dường như chỉ có trong truyện cổ tích hoặc thời xa xưa nhưng vẫn còn tồn tại vài chục năm trước. Trên thực tế, sau nửa thế kỷ, suy nghĩ của thanh niên La Ngâu, La Dạ ngày nay đã khác hoàn toàn.
Bản làng người K'ho
"Trong suốt hơn 10 năm qua, chúng tôi đã nỗ lực tuyên truyền và thúc đẩy người dân bỏ đi những tập tục sai trái này. Ngày nay, thanh niên người La Ngâu, La Dạ đã thay đổi suy nghĩ và trở nên văn minh hơn. Các cặp trai gái yêu nhau và kết hôn đều tuân thủ đúng quy định pháp luật về hôn nhân, chỉ lấy một vợ hoặc một chồng. Tất cả các cuộc hôn nhân đều phải được xác nhận bởi chính quyền trước khi chính thức diễn ra", một cán bộ địa phương ở La Ngâu chia sẻ.
Ngoài những nỗ lực tự ý thức của thanh niên, chính quyền địa phương phối hợp với Hội Phụ Nữ và các đoàn thể địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động và ngăn chặn tình trạng đa phu đa thê. Nhờ đó, hiện tại gần như không còn tình trạng đa phu đa thê tồn tại nữa.
Ông Vĩnh là một nhân chứng sống của các phong tục cổ xưa, nhưng ông cũng nhận thức rằng phong tục đa phu đa thê của người K'ho đã lạc hậu và không phù hợp với văn minh hiện đại. Vì vậy, chính quyền đã tiến hành tuyên truyền và vận động để người dân bỏ đi những hủ tục lạc hậu đó. Ông chia sẻ: "Tôi không biết phong tục này bắt đầu từ bao giờ, tôi chỉ nhớ từ khi còn bé ở bản là đã thấy tồn tại phong tục này. Tuy nhiên, những thứ tốt đẹp nên được giữ lại, những thứ kém văn minh thì phải dũng cảm xoá bỏ..."
Ngỡ ngàng những loài động vật nhiều dạ dày nhất hành tinh Nhiều loài động vật có hệ thống tiêu hóa độc đáo phù hợp với thói quen ăn uống và môi trường của chúng, và nhiều loài có nhiều dạ dày, mỗi loại có một vai trò thiết yếu khác nhau. 1. Cá voi mũi nhọn có thể có hơn 10 cái dạ dày. Cá voi có 2 khoang dạ dày lớn, dạ dày...