Có quyền thay đổi chức vụ của nhân viên so với hợp đồng
Người chủ được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm.
Ảnh minh họa
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động năm 2012 (có hiệu lực kể từ 1/5/2013), khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phụ c tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.
Như vậy với quy định này, nếu công ty bạn thay đổi sơ đồ bộ máy thì có quyền chuyển bạn sang làm một công việc khác kể cả trường hợp không được bạn đồng ý. Tuy nhiên, việc công ty không báo trước cho bạn (ít nhất là 3 ngày làm việc) là chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi chuyển bạn sang làm công việc mới, nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì bạn được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc.
30 ngày làm việc còn lại bạn được hưởng ít nhất bằng 85% mức lương cũ. Hết 60 ngày làm việc này, nếu bạn không đồng ý tiếp tục làm công việc mới thì công ty phải chuyển bạn về làm đúng công việc mà Hợp đồng lao động đã quy định. Trường hợp bạn đã làm đủ 60 làm việc theo công việc mới mà công ty không chuyển bạn về công việc cũ bạn có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền.
Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc sự cần thiết khi khởi kiện vụ việc ra tòa cũng như hiệu quả pháp lý của việc khởi kiện bởi quá trình xét xử thường mất nhiều thời gian, chi phí đi lại.
Về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng và bồi thường chi phí đào tạo pháp luật quy định như sau: Trong trường hợp không muốn làm công việc mới mà công ty giao cho bạn, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 37 Bộ luật Lao động, bạn có quyền đơn phương chấp dứt hợp đồng lao động.
Video đang HOT
Tuy nhiên bạn phải báo trước cho công ty biết ít nhất là 3 ngày làm việc. Việc báo trước nên thực hiện bằng văn bản để có cơ sở pháp lý khi giải quyết tranh chấp, nếu có. Nếu bạn không vi phạm thời hạn báo trước thì về nguyên tắc, khi nghỉ việc bạn không phải bồi thường hợp đồng cũng như không phải bồi thường phí đào tạo cho công ty.
Luật sư Vũ Tiến Vinh
Công ty Luật Bảo An, Hà Nội
Theo VNE
Bị đuổi việc, nữ phó phòng 'quậy' kiện lại cơ quan
Vụ "lùm xùm" của bà Trần Hồng Ly (phó phòng quản lý doanh nghiệp và lao động thuộc ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh) vừa tiếp tục "nóng" trở lại khi bà nộp đơn đến TAND tỉnh Trà Vinh khởi kiện ban quản lý khu kinh tế vì đã ban hành quyết định kỷ luật buộc thôi việc bà trái pháp luật.
Theo đơn khởi kiện, bà Ly đưa ra một số lý do để chứng minh, trong đó quan trọng nhất là việc bà cho rằng ban quản lý khu kinh tế vi phạm điều 39 và điều 111 Bộ luật lao động.
Hai điều này quy định người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ vì lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Bà Trần Hồng Ly
Bà Ly nộp kèm theo đơn khởi kiện hình ảnh và kết quả siêu âm ghi ngày 19/6 tại Bệnh viện đa khoa Minh Tâm (Trà Vinh). Kết quả siêu âm do bác sĩ Phạm Hồng Chơn thực hiện ghi tên Trần Hồng Ly, 34 tuổi, ngụ phường 4, TP Trà Vinh; có một thai sống nặng 394gram, ngôi di động; dự kiến sinh vào ngày 29/10.
Ngày 25/6, trao đổi với phóng viên, bà Ly khẳng định hiện giờ bà đang mang thai thật sự chứ không phải mang thai giả như kết luận của ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Trà Vinh.
Khi chúng tôi đề nghị bà Ly chứng minh thêm bà đang mang thai 22 tuần bằng cách khác ngoài tờ giấy siêu âm, bà Ly nói: "Cứ chờ đến cuối tháng 10, đầu tháng 11/2013 sẽ biết tôi nói thật hay nói dối".
Trong khi đó, quyết định kỷ luật bà Ly hình thức buộc thôi việc do ông Lê Tấn Lực (trưởng ban quản lý khu kinh tế) ký ngày 21/6 nêu rõ "căn cứ vào biên bản cuộc họp, lãnh đạo ban và Đảng ủy ban xem xét hồ sơ mang thai của bà Trần Hồng Ly".
Theo đó, các thành viên dự họp đều khẳng định bà Ly mang thai giả. Việc bà nộp hồ sơ mang thai nhằm để tránh bị kỷ luật về mặt chính quyền sau khi bị kỷ luật đảng hồi tháng 2/2013.
Chiều 25/6, chúng tôi trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Minh (giám đốc Bệnh viện đa khoa Minh Tâm) về bản kết quả siêu âm của bà Trần Hồng Ly. Bác sĩ Minh xác nhận ngày 19/6 bệnh viện có siêu âm thai cho một thai phụ khai tên Trần Hồng Ly ở phường 4, TP Trà Vinh. Kết quả siêu âm khi đó cũng nói rõ bà Ly mang thai khoảng 21 tuần.
"Tuy nhiên, chúng tôi không thể xác định chính xác thai phụ Trần Hồng Ly này có phải là chị Ly ở ban quản lý khu kinh tế hay không vì thực tế có nhiều trường hợp trùng tên, trùng giới tính và cả năm sinh. Hiện chưa có quy định nào bắt bệnh nhân khi đến khám bệnh phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân hay giấy tờ có dán ảnh để bệnh viện lưu lại (trừ khám chữa bệnh bảo hiểm y tế). Bệnh viện đa khoa Minh Tâm chỉ tiếp nhận bệnh nhân, ghi thông tin họ tự khai và khám cho họ. Bây giờ muốn biết chị Trần Hồng Ly có thai thật hay giả thì phải siêu âm lại thôi" - bác sĩ Minh nói.
Ngoài việc cho rằng mình đang mang thai, bà Trần Hồng Ly còn khởi kiện quyết định kỷ luật của trưởng ban quản lý Khu kinh tế Trà Vinh vi phạm điều 2, nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức.
Cụ thể là trước khi ký quyết định kỷ luật, ông Lê Tấn Lực không thành lập hội đồng kỷ luật cơ quan, không có thư mời họp toàn thể cán bộ, công chức để xem xét, cho ý kiến đối với trường hợp của bà Ly. Thông báo của trưởng ban ngày 17/6 chỉ nói thực hiện quy trình công tác cán bộ, không có nội dung gì liên quan đến việc xem xét kỷ luật bà.
Tuy nhiên khi vào họp thì ông Lực đem nội dung kỷ luật bà Ly ra bàn. Cuộc họp chỉ có hai ý kiến của bà Phạm Thị Huệ và Lê Thị Ngọc và được lấy làm căn cứ kỷ luật. Trong khi đó, bà Huệ đang là đối tượng bị bà Ly tố cáo nhận tiền của doanh nghiệp trong đợt kiểm tra vào ngày 14/5.
Chính vì vậy bà Ly cho rằng cuộc họp nói trên không đảm bảo khách quan, thiếu công bằng. Ngoài ra, quyết định kỷ luật được ban hành trong lúc bà Ly đang nghỉ phép chữa bệnh đau thần kinh liên sườn có sự đồng ý của cơ quan là trái với Bộ luật lao động.
Tối 7/1, bà Ly vào trụ sở Văn phòng UBND tỉnh Trà Vinh và đã cãi nhau, xô xát với cảnh sát bảo vệ. Sau đó bà Ly đã bị Đảng ủy khối doanh nghiệp tỉnh Trà Vinh kỷ luật hình thức khai trừ khỏi Đảng. Bà Ly liền nộp hồ sơ chứng minh mình đang mang thai để không nhận quyết định kỷ luật này, đồng thời khiếu nại cho rằng kỷ luật quá nặng.
Sau vụ "lùm xùm" này, dư luận tại tỉnh Trà Vinh cho rằng bà Ly có mối quan hệ tình cảm bất thường với ông Trần Khiêu (chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh). Ủy ban Kiểm tra trung ương cũng đã vào cuộc nhưng không đủ căn cứ kết luận ông Khiêu và bà Ly có quan hệ bất chính.
Đến tháng 4/2013 thì ông Trần Khiêu nộp đơn xin nghỉ hưu sớm và đã được Ban thường vụ Tỉnh ủy chấp thuận, đồng thời đã báo cáo xin ý kiến trung ương, chuẩn bị nhân sự để trình HĐND tỉnh bầu người thay ông Khiêu.
Chiều 25/6, ông Lê Tấn Lực cho biết: "Liên quan việc ra quyết định thôi việc bà Trần Hồng Ly, Tỉnh ủy Trà Vinh đã đề ra người phát ngôn nên tôi không được phép trả lời thông tin chi tiết cho báo chí. Tuy nhiên về mặt cá nhân, tôi vẫn khẳng định đến nay mình hoàn toàn làm đúng, tất cả quyết định đều có cơ sở, dựa trên sự kết luận đồng bộ của nhiều ban ngành chứ không thể ai ưng gì thì làm. Bà Trần Hồng Ly muốn khởi kiện thì đó là quyền của bà Ly, nếu tòa án thụ lý và triệu tập thì chúng tôi sẵn sàng".
Theo vietbao
Quy định mới về giờ làm việc, làm thêm Từ ngày 1/7 tới, người lao động chỉ được làm thêm không quá 12 giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. Số giờ làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày (Ảnh minh họa: Dân Việt) Đó là một trong những nội dung được ghi nhận trong Nghị...