Cơ quan thuế vẫn muốn “đòi” nhà băng cung cấp thông tin tài khoản
Tại dự thảo Luật Quản lý thuế, Ban soạn thảo giữ nguyên đề xuất quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng là người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế.
Ảnh minh họa.
Ngày 8/11, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã thay mặt Chính phủ đọc tờ trình Quốc hội về dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi).
Một điểm đáng lưu ý trong dự thảo là đã quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan (bao gồm cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Kho bạc Nhà nước; ngân hàng thương mại; cơ quan quản lý nhà, đất…) trong việc cung cấp thông tin về người nộp thuế.
Cụ thể, khoản 2 Điều 98 quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin tài khoản của khách hàng là người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế, gồm nội dung giao dịch tài khoản, số dư tài khoản người nộp thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan quản lý thuế.
Video đang HOT
Trước đó, phản hồi tại dự thảo quy định này, phía Ngân hàng Nhà nước (NHNN) khẳng định, việc quy định thêm trách nhiệm phối hợp trong quản lý thuế là không phù hợp với chức năng và các mục tiêu của NHNN. Qua rà soát kinh nghiệm quốc tế, NHNN chưa thấy có quốc gia nào có quy định tương tự đối với ngân hàng Trung ương.
Về việc ngành thuế đề xuất NHTM tự động khấu trừ tiền trên tài khoản của khách hàng để nộp thuế mà không được sự đồng ý của khách hàng, NHNN cho biết, nếu làm điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của tổ chức, cá nhân được Hiến pháp, pháp luật ghi nhận và không phù hợp với trách nhiệm bảo vệ quyền lợi khách hàng.
NHNN lưu ý rằng, pháp luật hiện hành quy định, NHTM chỉ được cung cấp thông tin theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan Nhà nước trong quá trình thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…
“Việc định kỳ cung cấp thông tin tài khoản, cung cấp thông tin của người nộp thuế quy định tại khoản này có phạm vi quá rộng và có thể dẫn tới việc lạm dụng quy định trong quá trình thực thi, đồng thời không phù hợp với yêu cầu về bảo mật thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 14, Luật Các TCTD”, NHNN nêu.
Liên quan đến vấn đề này, đại diện VCCI từng nhận xét quy định này là chưa bảo đảm tính minh bạch ở chỗ không rõ trong các trường hợp nào thì cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp các thông tin này và căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước cụ thể là gì. Nếu quy định mở như dự thảo luật thì có khả năng hiểu theo nhiều cách khác nhau, việc áp dụng có thể rất tùy tiện trên thực tế.
VCCI cho rằng, quy định này là chưa bảo đảm tính minh bạch ở chỗ không rõ trong các trường hợp nào thì cơ quan quản lý thuế có quyền yêu cầu NHTM cung cấp các thông tin này và căn cứ vào nhu cầu quản lý nhà nước cụ thể là gì.
“Nếu quy định mở như hiện nay thì có khả năng hiểu theo nhiều cách khác nhau, việc áp dụng có thể rất tùy tiện trên thực tế”, VCCI đánh giá.
Theo VCCI, quan hệ giữa NHTM và người nộp thuế là quan hệ dân sự. Khi ký kết hợp đồng, NHTM cần phải cho khách hàng của mình biết các trường hợp thông tin của họ sẽ được cung cấp cho bên thứ ba. Các trường hợp này cần phải hợp lý và rõ ràng để bảo đảm quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức và bảo đảm NHTM không phải chịu gánh nặng tuân thủ yêu cầu này của cơ quan quản lý thuế.
LÂM AN
Theo bizlive.vn
Hướng dẫn mới về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 87/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 215/2013/TT-BTC hướng dẫn về cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Ảnh Nguyễn Huế.
Theo đó, Thông tư sửa đổi Khoản 3, Điều 5 theo hướng tạm dừng, hoặc chưa thực hiện biện pháp cưỡng chế đối với người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp mà số tiền này đang bị cưỡng chế đã được cơ quan thuế ban hành một trong các văn bản quyết định nộp dần tiền thuế nợ; quyết định gia hạn nộp thuế và thông báo không tính tiền chậm nộp.
Đồng thời, cho phép quyết định cưỡng chế thuế được gửi qua mạng. Riêng với trường hợp người nộp thuế chưa có tài khoản giao dịch thuế điện tử, thì quyết định cưỡng chế được giao trực tiếp hoặc gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu điện.
Cũng theo thông tư này, việc quyết định cưỡng chế phải được ban hành sau ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày số tiền thuế, tiền chậm nộp tiền thuế hết thời hạn nộp hoặc hết thời hạn cho phép nộp dần tiền thuế nợ theo quy định của pháp luật.
Trường hợp đối tượng bị cưỡng chế có mở tài khoản tại nhiều tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước khác nhau, thì người có thẩm quyền căn cứ vào số lượng tài khoản để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản. Đồng thời, yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phong tỏa tài khoản đối với các tài khoản còn lại của người nộp thuế, tương ứng với số tiền bị cưỡng chế trong trường hợp cần thiết.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/11/2018.
Thùy Linh
Theo baohaiquan.vn
Chưa kịp vui, đại gia Đặng Thành Tâm đã nhận "trát" từ thanh tra thuế Vừa báo tăng lãi đột biến trong quý III thì Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã bị cơ quan thuế truy thu và phạt chậm nộp gần 5,6 tỷ đồng. Trong khi đó, sự đột phá doanh thu trong quý III của KBC cũng mới chỉ giúp tổng công ty này hoàn thành được 64% mục tiêu về doanh...