Cơ quan Thuế đã tiếp nhận hơn 42,8 nghìn hồ sơ xin hỗ trợ của hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19
Để giúp hộ kinh doanh bị thiệt hại vì Covid-19 được hưởng chính sách hỗ trợ tại Nghị quyết số 42/NQ-CP, cơ quan Thuế trên cả nước đã tiếp nhận để thẩm định hơn 42,8 nghìn hồ sơ.
Qua thẩm định của cơ quan Thuế, số lượng hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ là 33.263 hộ. Ảnh Internet.
Theo báo cáo tổng hợp mới nhất từ các cục Thuế, đến đầu tháng 9, số lượng hộ kinh doanh mà UBND cấp xã gửi hồ sơ sang cơ quan Thuế đề nghị thẩm định là 42.810 hộ.
Cụ thể, số lượng hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ là 33.263 hộ; số hộ không được hỗ trợ là 8.351. Số hồ sơ còn lại cơ quan Thuế đang tiếp tục thẩm định.
Ngoài ra, số lượng hộ kinh doanh đã chuyển sang UBND cấp tỉnh phê duyệt được hỗ trợ là 14.560 hộ. Số không được hỗ trợ là 1.523 hộ.
Video đang HOT
Trước đó, căn cứ số liệu quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh năm 2020 trên hệ thống quản lý thuế tập trung của ngành Thuế (thời điểm cuối tháng 3/2020), Tổng cục Thuế cho biết, có 711.394 hộ có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
Căn cứ hướng dẫn tại Điều 4 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp xã thực hiện tiếp nhận và tổng hợp hồ sơ đề nghị của hộ kinh doanh thuộc diện hỗ trợ, đồng thời tổng hợp, báo cáo gửi chi cục thuế để triển khai thẩm định, báo cáo UBND cấp huyện.
Để triển khai các nội dung quy định tại Nghị quyết số 42/NQ-CP và Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg, Tổng cục Thuế đã ban hành Công văn số 1700/TCT-DNNCN chỉ đạo cục thuế, chi cục thuế trên toàn quốc đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tiếp nhận, thẩm định hồ sơ hỗ trợ hộ kinh doanh gặp khó khăn do Covid-19 đúng quy định, thường xuyên theo dõi, tổng hợp tình hình tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, kết quả triển khai hỗ trợ hộ kinh doanh trên địa bàn quản lý để kịp thời nắm bắt tình hình hỗ trợ, phục vụ công tác quản lý, đồng thời báo cáo Tổng cục Thuế để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.
Truy thu thuế hộ kinh doanh thu mua sầu riêng là đúng hay chưa đúng?
Cơ quan liên ngành chống thất thu thuế huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk vừa phát hiện một số thương lái chưa đăng ký kê khai, nộp thuế thu mua sầu riêng nên quyết định truy thu thuế. Tuy nhiên vụ việc đã gây phản ứng của các hộ kinh doanh thu mua sầu riêng.
Vựa thu mua sầu riêng. Ảnh minh họa: Minh Trí/TTXVN
Theo Tổng cục Thuế, đối với mặt hàng nông sản (trồng trọt và chăn nuôi do nông dân trực tiếp sản xuất, bán ra), quy định của Thông tư 219 và 92 của Bộ Tài chính thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng. Hộ kinh doanh thu mua hàng hóa nông sản để bán ra sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân tại khâu bán ra.
Trường hợp cá nhân (thương lái) từ địa bàn khác đến Đắk Lắk thu mua sầu riêng và vận chuyển ra khỏi địa phương thì không phải nộp thuế tại địa bàn thu mua, nhưng phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi vận chuyển. Nếu thương lái thu mua trực tiếp của nông dân thì phải có bảng kê thu mua hàng hóa, phải xác định rõ tên, địa chỉ, số lượng, giá trị hàng hóa thu mua của nông dân thuộc đối tượng được miễn thuế. Nếu thương lái thu mua của chủ vựa thì phải có hóa đơn do chủ vựa xuất để chứng minh chủ vựa đã hoàn thành nghĩa vụ thuế.
Theo Tổng cục Thuế, đa số các hộ kinh doanh sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk hiện đã đăng ký kinh doanh và khai thuế, nhưng vẫn còn một số hộ chưa chấp hành tốt và không hợp tác với chính quyền địa phương để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Do đó, các cơ quan chức năng căn cứ quy định tại Thông tư số 219 và 92 của Bộ Tài chính để ấn định mức thuế đối với các hộ kinh doanh này.
"Việc đoàn liên ngành huyện Krông Pắk thu thuế đối với các vựa thu mua sầu riêng tại địa phương này là đúng với quy định của pháp luật và được tính theo giá cả thị trường của mặt hàng chứ không áp dụng cố định. Đây không phải là truy thu thuế của người nông dân trồng sầu riêng mà chỉ áp dụng đối với các hộ kinh doanh thu mua sầu riêng không đăng ký kinh doanh, không thực hiện nghĩa vụ thuế", đại diện Tổng cục Thuế khẳng định.
Tổng cục Thuế cho rằng, hoạt động chống thất thu đối với việc kinh doanh sầu riêng đã được các cơ quan chức năng thực hiện thường xuyên, trong nhiều năm qua. Các hoạt động chống thất thu này vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa đảm bảo công bằng theo tinh thần thượng tôn pháp luật.
Còn theo luật sư Đặng Thành Chung - Giám đốc Công ty luật An Ninh, việc cơ quan thuế truy thu thuế đối với thương lái chưa kê khai và nộp thuế thu mua sầu riêng là đúng quy định của pháp luật thuế. Theo quy định pháp luật hiện hành, các thương lái phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế khi thu mua sầu riêng. Trường hợp khi thanh tra, kiểm tra thấy có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì cơ quan thuế áp dụng truy thu thuế theo quy định pháp luật.
"Đề án chống thất thu thuế đối với mặt hàng sầu riêng được Ban Chỉ đạo chống thất thu NSNN tỉnh Đắk Lắk giao cho Ban Chỉ đạo chống thất thu NSNN huyện Krông Pắc triển khai. Trong đó, Chi cục Thuế huyện Krông Pắc là đơn vị chủ trì, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản để yêu cầu các tổ chức, cá nhân thu mua sầu riêng thực hiện nghĩa vụ đăng ký kê khai, nộp thuế theo quy định của pháp luật. Tức là việc kiểm tra để dẫn đến truy thu thuế là hoạt động công khai, minh bạch theo đúng chủ trương, đề án của cơ quan quản lý Nhà nước, không có vấn đề tiêu cực nào ở đây", ông Đặng Thành Chung nói.
Theo các quy định pháp luật thuế hiện hành, hoạt động của các thương lái phải đăng ký kinh doanh và nộp thuế theo quy định. Trường hợp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế thì khi thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế áp dụng truy thu thuế là có căn cứ và đúng quy định pháp luật.
Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán là cá nhân kinh doanh có phát sinh doanh thu từ kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
Tại khoản 1, Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng như sau: "Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác, hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu....".
Căn cứ theo quy định trên, người dân tự sản xuất sầu riêng và bán ra sẽ không phải chịu thuế giá trị gia tăng. Còn các trường hợp thương lái thu mua từ người dân thì phải chịu thuế giá trị gia tăng. Như vậy, trường hợp này cơ quan thuế căn cứ vào các quy định của Thông tư 219/2013/TT-BTC và Thông tư 92/2015/TT-BTC để thực hiện truy thu thuế là đảm bảo đúng quy định hiện hành về pháp luật thuế.
Trước đó, trong khi Tổ công tác liên ngành của huyện Krông Pắc triển khai thu thuế thì một số hộ kinh doanh có phản ứng tiêu cực khi phát video trực tiếp trên mạng xã hội (livestream) kèm theo lời lẽ chửi bới, xúc phạm. Trong đó có 2 trường hợp là bà L.T.H và T.T.N trú tại thôn Tân Bắc, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk đã bị Công an huyện Krông Pắc ra quyết định xử phạt mỗi người số tiền 7,5 triệu đồng về hành vi đăng tải hình ảnh và lời nói xúc phạm chính quyền, lực lượng công an theo điểm a, khoản 1, điều 101, Nghị định 15/2020 và hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà Nước, quyền và lợi ích của tổ chức cá nhân theo điểm g, khoản 3, Nghị định 167/CP.
59% hộ kinh doanh tại Hà Nội nộp thuế bằng hình thức uỷ nhiệm thu Cục Thuế Hà Nội đặt mục tiêu 100% hộ kinh doanh trên địa bàn thực hiện nộp thuế qua đơn vị được ủy nhiệm thu thuế. Kết quả thu thuế của hộ kinh doanh qua hình thức ủy nhiệm thu thuế còn khiêm tốn. Ảnh Internet. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, thời gian qua, Cục Thuế Hà...