Cơ quan quản lý Mỹ đưa Alibaba vào ‘tầm ngắm’
Một số nguồn thạo tin cho biết các cơ quan quản lý Mỹ sẽ tiến hành kiểm tra kiểm toán đối với “gã khổng lồ” thương mại điện tử Alibaba và một số công ty Trung Quốc khác niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, bắt đầu từ tháng sau.
Biểu tượng Alibaba tại văn phòng công ty ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 13/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bước đi này phù hợp với thỏa thuận được giới chức Bắc Kinh và Washington ký ngày 26/8 vừa qua, theo đó cho phép cơ quan quản lý Mỹ kiểm tra và điều tra các công ty kế toán đã đăng ký ở Trung Quốc và Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc).
Hãng tin Reuters dẫn thông tin của Ban Giám sát kế toán công ty đại chúng Hong Kong (PCAOB) và các nguồn thạo tin khác cung cấp cho biết các cơ quan quản lý Mỹ đã thông báo trước với Alibaba và PwC – công ty kế toán thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc – về việc 2 doanh nghiệp này sẽ có tên trong danh sách kiểm tra đợt đầu.
PCAOB cho biết các cơ quan quản lý Mỹ sẽ chọn đối tượng kiểm tra kiểm toán dựa trên các yếu tố rủi ro, chẳng hạn như quy mô và lĩnh vực hoạt động, đồng thời không công ty nào được đặc cách trong quá trình kiểm tra này.
Alibaba, PwC, cũng như Ủy ban Điều tiết Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) chưa đưa ra phản hồi nào trước yêu cầu bình luận về vấn đề này.
Video đang HOT
Chốt phiên giao dịch ngày 30/8, cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba giảm gần 3% sau khi thông tin trên được tiết lộ. Cổ phiếu trên sàn giao dịch Hong Kong của công ty công nghệ này giảm hơn 3% trong phiên giao dịch sáng 31/8, trong khi cổ phiếu niêm yết tại Bắc Kinh giảm gần 2%.
Hơn 10 năm qua, giới chức Mỹ đã yêu cầu được tiếp cận các tài liệu kiểm toán của các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ, nhưng Bắc Kinh không muốn để các cơ quan quản lý nước ngoài thanh tra các công ty kế toán của nước này do lo ngại về an ninh quốc gia.
Các quy tắc hiện hành của Mỹ quy định rằng các công ty Trung Quốc không tuân thủ yêu cầu kiểm toán giấy tờ của Mỹ sẽ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước này.
Alibaba lên sàn giao dịch chứng khoán New York vào năm 2014, đánh dấu lần phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) lớn nhất trong lịch sử vào thời điểm đó. Đây cũng là công ty Trung Quốc có giá trị lớn nhất niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ, với giá trị thị trường là 248 tỷ USD (tính đến sáng 30/8).
Tháng 7 vừa qua, tập đoàn Alibaba thông báo sẽ đăng ký niêm yết chứng khoán chính tại Hong Kong (Trung Quốc) đồng thời giữ niêm yết tại thị trường Mỹ. Alibaba đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thứ cấp tại Hong Kong từ năm 2019.
Tỷ phú Jeff Bezos 'gây bão' với tin tuyển dụng cho Amazon gần 30 năm trước
Tin tuyển dụng cho Amazon viết bởi Jeff Bezos
Một trong những tin tuyển dụng đầu tiên cho Amazon viết bởi Jeff Bezos, người sáng lập "gã khổng lồ" bán lẻ Mỹ, đang gây sốt trở lại trên Internet sau gần 30 năm đăng tải. Tin tuyển dụng này được đăng vào ngày 22/8/1994 và gây chú ý với nội dung "Công ty khởi nghiệp có vốn đầu tư tốt tìm kiếm các nhà phát triển C / C / Unix cực kỳ tài năng để giúp công ty đi tiên phong trong lĩnh vực thương mại trên Internet".
Bài đăng của Bezos đã được viết cách đây 28 năm. Ảnh chụp màn hình được đăng bởi Krista Pappas, một nhà đầu tư có trụ sở tại Boston."
Bạn phải có kinh nghiệm thiết kế và xây dựng các hệ thống lớn và phức tạp (nhưng có thể bảo trì), và có thể hoàn thành công việc này chỉ với một phần ba thời gian so với các kỹ sư thông thường", tỷ phú tương lai viết. "Bạn nên có bằng BS, MS, hoặc PhD về Khoa học Máy tính hoặc tương đương".
Trong bài đăng từ 28 năm trước, ông cũng nhấn mạnh: "Kỹ năng giao tiếp thành thạo là điều tối quan trọng. Ưu tiên người có kinh nghiệm với máy chủ và HTML. Nhân viên tiềm năng có thể "mong đợi những người đồng nghiệp tài năng, năng động, nhiệt huyết và thú vị."
Thêm vào đó, Bezos đã yêu cầu các ứng viên tương lai của Amazon "phải sẵn sàng chuyển đến khu vực Seattle", đồng thời cho biết công ty non trẻ "sẽ giúp trang trải chi phí di chuyển".
Đáng chú ý nhất, ứng viên được hứa hẹn có cơ hội nhận thu nhập "khủng" - mặc dù vào thời điểm đó, không chắc Amazon có thể biết trước về sự thành công của mình như vậy.
Cuối tin tuyển dụng Bezos đã cung cấp địa chỉ email cho ứng viên gửi đơn ứng tuyển và khẳng định "Chúng tôi là một nhà tuyển dụng có cơ hội bình đẳng". Đồng thời, ông cũng dẫn câu nói của Alan Kay, nhà khoa học máy tính tiên phong - "Phát minh ra tương lai dễ hơn là dự đoán nó".
Bezos đã xây dựng Amazon từ một cửa hàng sách trực tuyến thành một "gã khổng lồ" thương mại điện tử. Ảnh: Getty Images.
Khởi đầu của Amazon rất khiêm tốn. Trước khi trở thành công ty thương mại điện tử lớn nhất thế giới, Bezos bắt đầu bán sách vào tháng 11 năm 1994. Một vài năm sau, công ty mở rộng sang bán trò chơi máy tính và âm nhạc. Bước sang thiên niên kỷ mới, Amazon bắt đầu bán đồ điện tử tiêu dùng, trò chơi điện tử, phần mềm, đồ cải tiến nhà cửa, đồ chơi... Vào giữa những năm 2000, Bezos thành lập Amazon Web Services, đánh dấu bước đột phá của công ty bán lẻ trực tuyến vào lĩnh vực công nghệ.
Ngày nay, Amazon có giá trị vốn hóa thị trường là 1.370 tỷ USD - trở thành công ty có giá trị thứ năm trên toàn cầu sau Apple, Saudi Aramco, Microsoft và Alphabet.
Với tâm huyết nhiều năm dành cho Amazon, Bezos hiện là người giàu thứ hai trên thế giới với tài sản ròng ước tính 161 tỷ USD, theo Bloomberg Billionaires Index. Ông đã từ chức CEO của Amazon vào năm ngoái để nhường chỗ cho Giám đốc điều hành hiện tại, Andy Jassy.
Warren Buffett 'chia tay' gã khổng lồ xe điện Trung Quốc? Cổ phiếu BYD giảm do lo ngại Berkshire bán số cổ phiếu mà tập đoàn này nắm giữ. Berkshire Hathaway của Warren Buffett nắm giữ 20,5% cổ phần BYD. Ảnh: Bloomberg/Getty Images Cổ phiếu gã khổng lồ xe điện Trung Quốc BYD giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày hôm qua (12/7) do lo ngại Berkshire Hathaway của Warren Buffett bán ra số...