Cơ quan báo chí góp phần quan trọng đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến nhân dân
Đó là khẳng định của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam tại Hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 và tập huấn nghiệp vụ thông tin, truyền thông khu vực phía Nam do BHXH tổ chức, diễn ra từ ngày 12-14/3/2019, tại tỉnh Lâm Đồng.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh dự và chủ trì Hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Yên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng dự và phát biểu chào mừng Hội nghị.
Theo BHXH Việt Nam,thời gian qua, công tác phối hợp truyền thông với các cấp, các ngành, tổ chức chính trị – xã hội từ Trung ương đến địa phương được thực hiện một cách chủ động, tích cực với hơn 10.000 các cuộc đối thoại, tọa đàm, phố biến chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông về BHXH, BHYT và thu hút được sự quan tâm của xã hội.
Theo đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông của các cấp ủy, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã có sự chuyển biến tích cực; nhiều cấp uỷ đảng, chính quyền đã chủ động nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, vận động nhân dân tham gia BHXH, BHYT, BH thất nghiệp.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Công tác phối hợp truyền thông với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền thông từ Trung ương đến địa phương tiếp tục được mở rộng, qua đó tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của BHXH Việt Nam trong việc tổ chức, thực hiện có hiệu quả hai chính sách an sinh xã hội lớn của đất nước. Bên cạnh đó, thông qua các lớp tập huấn, trang bị kiến thức và kỹ năng truyền thông chính sách BHXH, BHYT, BH thất nghiệp do Ngành tổ chức, đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác truyền thông trong toàn hệ thống ngày càng chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
Toàn cảnh Hội nghị.
Tại Hội nghị, BHXH Việt Nam đánh giá, các cơ quan thông tấn, báo chí đã góp phần quan trọng đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến nhân dân. Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Ban thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Văn Yên cho rằng, công tác truyền thông đã góp phần quan trọng nâng cao nhận thức, định hướng dư luận về chính sách, pháp luật BHXH, BHYT, BH thất nghiệp – hai trụ cột an sinh xã hội bền vững của đất nước.
Video đang HOT
Theo BHXH Việt Nam, năm 2018, số người tham gia BHXH đạt 14,724 triệu người, bằng 102,7% kế hoạch; số người tham gia BH thất nghiệp đạt 12,68%, bằng 101,1% kế hoạch; số người tham gia BHYT đạt 83,515 triệu người, bằng 102,3% kế hoạch, tăng tỉ lệ bao phủ BHYT toàn quốc là 88,5%. Tổng số nợ BHXH phải tính lãi bằng 1,7% so với số phải thu (mức thấp nhất từ trước đến nay).
Đặc biệt, năm 2018, việc tổ chức thành công Hiệp hội An sinh xã hội các nước Đông Nam Á 35, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội nhiệm kỳ 2018-2019 đã nâng cao vị thế, hình ảnh của đất nước và Ngành BHXH với bạn bè quốc tế; khẳng định BHXH Việt Nam là bạn, đối tác quan trọng của cộng đồng an sinh xã hội khu vực và thế giới.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh đánh giá cao những nỗ lực của đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông trong toàn Ngành cũng như những đóng góp của truyền thông đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Ngành, đưa chính sách, pháp luật BHXH, BHYT đến với nhân dân. Công tác truyền thông đã góp phần quan trọng vào việc định hướng dư luận và củng cố niềm tin của người dân vào chính sách, pháp luật, từ đó, tích cực, chủ động tham gia BHXH, BHYT.
Để phát huy hiệu quả của công tác truyền thông năm 2019, Phó Tổng Giám đốc yêu cầu tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác truyền thông theo hướng chuyên nghiệp vì sự hài lòng của người dân; tiếp tục duy trì và mở rộng mối quan hệ phối hợp với các bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị – xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và các địa phương để tổ chức tốt các hoạt động truyền thông, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao; thông tin, truyền thông phải làm tốt công tác định hướng dư luận; tập trung nhiều hơn vào nội dung người dân quan tâm, đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp, đặc biệt là những vấn đề dư luận đang quan tâm và các chính sách mới; chú trọng các hình thức truyền thông trực tiếp (tư vấn, đối thoại, tọa đàm…) tại cơ sở, nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT.
Nội dung tuyên truyền đảm bảo thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng và tình hình thực tế tại địa phương; tăng cường công tác thông tin, truyền thông qua hệ sinh thái Internet; chú trọng đào tạo kỹ năng truyền thông, đặc biệt là kỹ năng tổ chức và sử dụng các hình thức truyền thông mới, trang bị kiến thức về BHXH, BHYT cho cán bộ, cộng tác viên truyền thông từ Trung ương đến địa phương…Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam nhấn mạnh.
Anh Hiếu
Theo CAND
Khắc phục việc lãnh đạo cơ quan, đơn vị áp đặt, nặng lời với cán bộ, công chức
Vẫn còn tình trạng một số đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp chưa coi trọng thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) trong cơ quan mình; đặc biệt là một số lãnh đạo còn sử dụng "quyền" và ý chí lãnh đạo để áp đặt, thậm chí là nặng lời với cán bộ, công chức, người lao động; dẫn đến chưa phát huy được trí tuệ, đóng góp của đội ngũ vì nhiệm vụ chung.
Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019. Các đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Mạnh Khôi - Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Ảnh: Mai Hoa
Xây dựng 90 điểm sáng QCDC cơ sở
Năm 2018, công tác quy chế dân chủ cơ sở tiếp tục được cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan, đơn vị quan tâm đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả. Ở cấp xã, việc thực hiện QCDC ở cấp xã theo Pháp lệnh 34 gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, đề cao yếu tố công khai để dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân giám sát vào các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chương trình nông thôn mới, các công trình, dự án; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhất là xây dựng NTM.
Hoạt động đối thoại trực tiếp giữa chính quyền cơ sở với người dân được mở rộng cũng là diễn đàn quan trọng phát huy QCDC ở cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân.
Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát cộng đồng cơ sở hoạt động cụ thể, thực chất hơn. Trong năm 2018, toàn tỉnh xây dựng 90 điểm sáng về thực hiện QCDC cơ sở.
Viêc thực hiện QCDC cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cũng được tăng cường, tác động tích cực đến việc hoàn thành nhiệm vụ ở từng đơn vị; chăm lo đến quyền và lợi ích của công chức, viên chức, người lao động; từng bước khắc phục bệnh quan liêu, xem thường người lao động và cấp dưới của mình.
Trưởng ban Dân vận Thành ủy Vinh - Lê Quốc Hồng khẳng định, thông qua hoạt động đối thoại, giải quyết kiếu nại của công dân đã góp phần thực hiện tốt QCDC cơ sở ở thành phố. Ảnh: Mai Hoa
Phát biểu tại hội nghị, bên cạnh đánh giá cao sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và thực hiện của chính quyền, MTTQ và các đoàn thể các cấp, các cơ quan, đơn vị về QCDC cơ sở; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh cũng nêu lên một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Đáng quan tâm là việc thực hiện QCDC cơ sở trong khối cơ quan, doanh nghiệp còn hạn chế, có nơi còn mang tính hình thức.
Một số nơi chưa công khai đầy đủ các quy trình, thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến công dân và doanh nghiệp, như quản lý sử dụng đất đai; thủ tục đầu tư xây dựng, đền bù giải phóng mặt bằng, các khoản thu, các loại phí, quỹ, các chế độ chính sách được hưởng của người dân.
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, vẫn còn tình trạng một số đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp chưa coi trọng thực hiện QCDC trong cơ quan mình. Ảnh: Mai Hoa
Vẫn còn tình trạng một số đơn vị quản lý nhà nước, doanh nghiệp chưa coi trọng thực hiện QCDC trong cơ quan mình; đặc biệt là một số lãnh đạo còn sử dụng "quyền" và ý chí lãnh đạo để áp đặt, thậm chí là nặng lời với cán bộ, công chức, người lao động; dẫn đến chưa phát huy được trí tuệ, đóng góp của đội ngũ vì nhiệm vụ chung.
Dịp này, UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 9 tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện QCDC cơ sở năm 2018. Ảnh: Mai Hoa
Tăng cường nắm bắt những bức xúc ở cơ sở
Triển khai thực hiện QCDC năm 2019, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh nhấn mạnh, năm 2019 là năm tăng tốc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và kế hoạch Nhà nước 5 năm (2016 - 2020).
Bởi vậy, các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện QCDC cơ sở; chú trọng chiều sâu, công khai, minh bạch trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành, đơn vị và tập trung giải quyết kịp thời các nhu cầu, mong muốn chính đáng của nhân dân, người lao động; gắn với tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, hạn chế những bức xúc, điểm "nóng" có thể xảy ra do thực hiện không tốt QCDC cơ sở; nắm bắt kịp thời bức xúc nổi cộm, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền giải quyết.
"Việc thực hiện tốt QCDC cơ sở là giải pháp quan trọng tạo sự đồng thuận, tăng cường khối đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân, thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị ở mỗi cấp, mỗi ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp" - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Hồng Vinh khẳng định.
Hội nghị cũng được nghe quán triệt Nghị định 149-NĐ/CP về thực hiện QCDC tại nơi làm việc.
Mai Hoa
Theo Baonghean
Thể lệ giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn năm 2019 T.Ư Đoàn vừa công bố thể lệ giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2019, với giải thưởng cao nhất trị giá 15 triệu đồng. Trao giải Báo chí viết về công tác Đoàn năm 2018 ẢNH TN T.Ư Đoàn vừa công bố thể lệ giải Báo chí toàn quốc về công tác Đoàn...