Cơ quan an ninh mạng Đức tuyên bố không phát hiện bằng chứng Huawei có liên quan đến gián điệp
Tuy nhiên, nhận định thận trọng này về thiết bị Huawei đang bị nhiều chuyên gia an ninh mạng lo ngại.
Cơ quan quản lý công nghệ thông tin của Đức đang cho thấy sự hoài nghi với lời kêu gọi tẩy chay Huawei, người khổng lồ viễn thông Trung Quốc. Theo báo cáo từ hãng tin Spiegel, cơ quan này cho biết, họ không thấy có bằng chứng về việc hãng này sử dụng thiết bị của mình để làm gián điệp cho Bắc Kinh.
“ Đối với những quyết định quan trọng như lệnh cấm sử dụng, bạn cần bằng chứng.” Người đứng đầu Văn phòng Liên bang về An toàn Thông tin Đức (BSI), Arne Schnbohm, nói với Spiegel, đồng thời nhấn mạnh rằng cơ quan của ông không tìm thấy các bằng chứng như vậy.
Huawei đang phải đối mặt với sự giám sát ngày càng chặt chẽ sau các cáo buộc hãng này có liên hệ đến các cơ quan tình báo Trung Quốc. Hàng loạt các quốc gia như Mỹ, Úc và Nhật Bản đã ngăn không cho công ty này tham gia vào việc xây dựng hệ thống mạng viễn thông 5G thế hệ mới, cho phép mang lại tốc độ internet siêu nhanh.
Theo Spiegel, bên cạnh đó, nước Mỹ cũng gây sức ép để Đức tham gia vào lệnh cấm này.
Video đang HOT
Ông Schnbohm cho biết, các chuyên gia BSI đã kiểm tra các sản phẩm và linh kiện của Huawei trên khắp thế giới. Thậm chí họ đã tới thăm cả phòng thí nghiệm mới mở cửa của Huawei tại thành phố Bonn, nơi các khách hàng người Đức có thể xem xét các biện pháp an ninh mạng của hãng và phần mềm đằng sau sản phẩm của họ.
Nhưng một số nhà quan sát lại lo ngại về nhận định của BSI khi bỏ qua các rủi ro an ninh mạng có liên quan đến Huawei.
Chuyên gia an ninh viễn thông Ronja Kniep nói với AFP: “ Tôi tin rằng thật sai lầm khi cho rằng các lo ngại về hoạt động gián điệp Trung Quốc không có cơ sở và chúng sẽ dễ phát hiện ra.”
“ Ngay cả khi Huawei không có mối quan hệ chính thức với chính phủ Trung Quốc, điều đó cũng không có nghĩa rằng các cơ quan Trung Quốc không sử dụng công ty này và công nghệ của họ như phương tiện cho hoạt động gián điệp.” Bà cho biết thêm.
Theo Spiegel, hiện tại cả ba nhà mạng di động chính ở Đức đều sử dụng các cơ sở hạ tầng do Huawei cung cấp. Hãng Trung Quốc này cũng là thương hiệu điện thoại di động phổ biến nhất ở Đức.
Theo Tri Thuc Tre
2018 là năm buồn của công nghệ Trung Quốc
Khi mà công nghệ Trung Quốc tưởng như sắp vượt mặt đối thủ tại Silicon Valley, họ lại một bước rơi xuống 'địa ngục'.
Trong vài khoảnh khắc sáng giá, Tencent và các hãng công nghệ Trung Quốc tưởng như sẽ lấn lướt các đồng nghiệp tại thung lũng Silicon. Tuy nhiên, mọi thứ nhanh chóng sa sút. Cuộc chiến thương mại với Mỹ và những lời đồn về định giá ảo dẫn đến vết thương nghiêm trọng cho gần như mọi hãng công nghệ lớn.
Tencent
Từng là một trong những công ty mạnh nhất Trung Quốc, gã khổng lồ mạng xã hội Tencent đã đánh mất 38% giá trị thị trường, khoảng 220 tỉ USD, kể từ khi đạt đỉnh hồi tháng 1. Nhà chức trách nước này bắt đầu kiểm soát chặt chẽ hơn game online, nguồn thu chính của Tencent, giữa những lo ngại về tệ nạn nghiện game.
Huawei
Có lẽ không công ty nào bị xem là nguy cơ đối với thương mại nhiều như Huawei. Từng là một nhà cung cấp thiết bị viễn thông kém tiếng, Huawei đã vượt qua Apple về doanh số smartphone và trong cuộc đua dẫn đầu mạng 5G, thách thức các nhà sản xuất chip lớn nhất nước Mỹ. Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nhắc đến Huawei khi chặn đứng thương vụ sáp nhập Qualcomm - Broadcom vì e ngại nó có thể trao vị trí tiên phong về 5G cho Trung Quốc. Huawei còn bị cấm bán thiết bị tại Úc, không được tham gia hợp đồng với Hàn Quốc và thậm chí còn bị Mỹ làm khó dễ tại Papa New Guinea.
Alibaba
Một biểu tượng thành công khác của Internet Trung Quốc, Alibaba, đã mất khoảng 14% giá trị thị trường trong năm 2018, khoảng 60 tỷ USD. Đầu tháng 11, công ty còn hạ mức dự báo trong toàn bộ năm tài khóa kết thúc tháng 3/2019 như hiệu ứng từ chiến tranh thương mại với Mỹ.
Xiaomi
Xiaomi từng được định giá 100 tỷ USD nhưng khi trở thành công ty đại chúng chỉ vào tháng 7 chỉ đạt được một nửa con số này trong bối cảnh căng thẳng Mỹ - Trung tiếp tục leo thang. Kể từ đó, kết quả kinh doanh "lồi lõm" của Xiaomi tại quê nhà đã đặt ra nhiều câu hỏi về việc mở rộng tại Ấn Độ, nơi họ có nhiều đối thủ hơn hẳn một năm trước. Cổ phiếu Xiaomi cũng đã giảm 22% so với thời điểm phát hành cổ phiếu lần đầu.
ZTE
Tháng 10/2018, ZTE dự báo lỗ cả năm 2018 khoảng 1 tỷ USD sau khi Bộ Thương mại Mỹ cấm hãng mua linh kiện từ các nhà cung ứng Mỹ. ZTE bán thiết bị cho Iran, Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ, sau đó vi phạm điều khoản thỏa thuận và nói dối về điều này. Như một phần trong thỏa thuận gỡ bỏ lệnh cấm, ZTE sa thải phần lớn bộ máy lãnh đạo. Sự đánh đổi này có hiệu quả hay không cần phải có thêm thời gian. Chỉ biết rằng, giá trị thị trường của công ty thiết bị viễn thông Trung Quốc còn chưa bằng một nửa so với đầu năm 2018.
Theo Báo Mới
Sau Apple, 'nạn nhân' tiếp theo của Huawei sẽ là Samsung Huawei vô cùng tự tin có thể truất ngôi Samsung để trở thành 'bá chủ' làng di động thế giới vào năm 2020. Huawei là công ty Trung Quốc đã qua mặt Apple, giữ vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới. Nay, công ty không che giấu tham vọng đánh bại Samsung để chính thức lên ngôi "bá chủ"...