Cơ phó máy bay mất tích bị tố vi phạm an toàn bay nghiêm trọng
Một nữ hành khách từng đi trên chuyến bay quốc tế do cơ phó Fariq Abdul Hamid của chiếc Boeing 777 đang mất tích lái cho biết, cô và bạn đã được Hamid và cơ trưởng chuyến bay đó mời vào buồng lái, ngồi nói chuyện suốt chuyến bay và chụp ảnh.
Thông tin trên đang khiến hãng hàng không quốc gia Malaysia bị sốc và cam kết sẽ điều tra vụ việc một cách nghiêm túc.
Jonti Roos và bạn chụp ảnh cùng Hamid và cơ trưởng chuyến bay
Những bức ảnh chụp hai cô gái cùng với ông Fariq Abdul Hamid và một đồng nghiệp trong buồng lái của máy bay đã được kênh truyền hình Nine Network của Úc phát sóng. Sự việc được khẳng định xảy ra năm 2011 trên một chuyến bay từ Phuket, Thái Lan tới Kuala Lumpur, Malaysia.
Một trong hai nữ hành khách này, cô Jonti Roos hiện đang du lịch tại Úc đã chủ động công bố những hình ảnh này. Cô cho biết người bạn đi cùng mình khi đó là Jaan Maree.
“Suốt toàn bộ chuyến bay họ nói chuyện với chúng tôi trong khi hút thuốc suốt thời gian bay, điều mà tôi nghĩ họ không được phép”, Roos nói. “Có một thời điểm họ hầu như quay cả người lại để nói chuyện với chúng tôi.
Jaan Maree chụp ảnh cùng Hamid
Họ trò chuyện say sưa tới mức anh ta đã nắm tay bạn tôi và nhìn vào bàn tay cô ấy rồi nói: “tay của em thật nhiều đường chỉ. Điều đó có nghĩa là em rất sáng tạo”, và còn nhận xét về sơn móng tay của cô ấy”.
Video đang HOT
“Họ hỏi tôi liệu chúng tôi có thể thu xếp để ở lại Kuala Lumpur vài đêm và họ sẽ đưa chúng tôi đi chơi”, Roos khẳng định.
Trước đó, Fariq đã nhìn thấy hai cô gái người Nam Phi này khi họ đứng xếp hàng để chờ lên máy bay tại sân bay Phuket, tháng 12/2011. Trong lúc các cô gái này đang vào ghế ngồi thì một tiếp viên tiến lại và mời vào trong buồng lái với phi công.
Mặc dù các bức ảnh đã cho thấy hành vi gây xao lãng nghiêm trọng cho các phi công, Roos khẳng định cô không lo lắng về sự an toàn của mình.
Hai cô gái chụp ảnh với cơ trưởng trong buồng lái
“Tôi cảm thấy an toàn. Tôi không nghĩ, dù chỉ một giây, mình bị đe dọa hay có vẻ gì họ không biết chúng tôi đang bay đi đâu”, Roos nói. “Suốt cả chuyến bay họ đều rất thân thiện. Tôi cảm thấy họ rất có năng lực trong công việc của mình”.
Sự việc trên được tiết lộ giữa lúc các nỗ lực tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mà Hamid làm cơ phó vẫn chưa có tiến triển. Chiếc máy bay đã mất tích suốt từ hôm 8/3, khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, mang theo 239 người.
Roos cho biết cô bị sốc khi biết rằng Hamid có mặt trên chiếc máy bay mất tích. “Tôi nghĩ thật điên rồ. Tôi hoàn toàn bị sốc và không thể tin vào điều đó”.
Nhận thông tin trên, Malaysia Airlines đã ra thông báo khẳng định bị “sốc” trước tiết lộ này.
Jonti Roos người khẳng định đã từng vào buồng lái máy bay cùng Hamid
“Malaysia Airlines đã ghi nhận những cáo buộc chống lại cơ phó Fariq Abdul Hamid và chúng tôi đang xem xét một cách rất nghiêm túc. Chúng tôi bị sốc trước những cáo buộc này”, thông báo viết.
“Chúng tôi chưa thể xác minh tính xác thực của những bức ảnh và đoạn video của vụ việc. Như mọi người đều biết, chúng tôi đang đối diện một cuộc khủng hoảng và không muốn mất tập trung”.
Theo các chuyên gia hàng không, các hãng hàng không, trong đó có Malaysia Airlines, nhìn chung cấm hành khách vào buồng lái máy bay.
“Bạn không thể ngồi vào ghế phụ và tận hưởng thời gian. Điều đó là nghiêm cấm”, Mark Martin, một nhà tư vấn hàng không tại Dubai khẳng định với tờ Tạp chí phố Wall.
Ông Fariq sinh ngày 1/4/1987 là con cả trong gia đình có 5 anh em, và gia nhập Malaysia Airlines năm 2007, và đã có 2760 giờ bay. Theo một đồng nghiệp của phi công này, Fariq đã được phép lái Boeing 737 thân hẹp trước khi chuyển sang các mẫu máy bay thân rộng Airbus 330 và Boeing 777-200.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo Dantri
Lần ra dấu vết máy bay trên radar tới eo biển Malacca
Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức quân đội Malaysia cho biết họ tin rằng đã lần ra dấu vết chiếc máy bay trên radar tới eo biển Malacca, rất xa kể từ nơi máy bay có liên lạc lần cuối với cơ quan kiểm soát không lưu dân sự ngoài khơi bờ biển phía đông nước này.
(Ảnh minh họa)
Eo biển Malacca, một trong những kênh hàng hải nhộn nhịp nhất thế giới, chạy dọc đường bờ biển phía tây của Malaysia. Hôm 8/3, Malaysia Airlines cho hay chiếc máy bay chở 227 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn có liên lạc lần cuối ở phía thị trấn Kota Bharu thuộc bờ đông.
"Nó đã thay đổi đường bay sau khi tới Kota Bharu và bay với độ cao thấp hơn", quan chức quân đội kể trên cho biết sau khi thông báo vắnn tắt về quá trình điều tra.
Chuyến bay MH370 rời Kuala Lumpur đi Bắc Kinh sáng sớm 8/3, sau đó mất tích khỏi màn hình radar khoảng 1 tiếng kể từ khi cất cánh trên vùng biển giữa Malaysia và Việt Nam. Nhà chức trách càng rối trí hơn khi radar quân sự của Malaysia cho thấy có thể chiếc máy bay đã quay vòng trở lại so với lộ trình ban đầu.
Không hề có dấu hiệu nào và cũng không có liên lạc radio nào cho thấy nó bị sự cố, và do không tìm thấy mảnh vỡ cũng như không có các dữ liệu chuyến bay, cảnh sát đã phải lần tìm qua danh sách hành khách và phi hành đoàn để tìm manh mối.
"Có thể có ai đó trên chuyến bay đã mua một hợp đồng bảo hiểm lớn, và muốn gia đình người đó được thụ hưởng, hoặc có ai đó nợ nần quá nhiều tiền, quý vị biết đấy, chúng tôi đang tìm hiểu mọi khả năng có thể xảy ra" giám đốc cảnh sát Malaysia Khalid Abu Bakar nói tại một cuộc họp báo.
"Chúng tôi đang kiểm tra kỹ các hình video an ninh tại sân bay quốc tế Kuala Lumpur, chúng tôi đang tìm hiểu cách hành xử của mọi hành khách" ông nói.
Theo ANTD
Nghi ngờ danh tính một hành khách Trung Quốc trên máy bay mất tích Những bí ẩn xoay quanh số phận 239 người trên chuyến bay MH370 của Malaysia Airlines mất tích ngày 8/3 đang tiếp tục thu hút sự chú ý, khi một hành khách người Trung Quốc được cho là có tên trên máy bay lại có số hộ chiếu trùng với một người khác. Trong chuyến bay nêu trên, theo thông tin từ hãng...