Cổ phiếu ZTE giảm 23% sau tin Mỹ điều tra ZTE hối lộ
Giá cổ phiếu của ZTE đã giảm 23% ngày hôm qua (16/3) sau khi có những báo cáo nói rằng Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra công ty viễn thông Trung Quốc về hành vi hối lộ.
Theo trang Technode, đây là một thực tế đáng lo ngại vì việc giá cổ phiếu rơi tự do cho thấy các nhà đầu tư đang hoảng loạn và bán vội cổ phiếu vì lo ngại rằng Mỹ có thể một lần nữa áp lệnh phạt lên ZTE như đã làm trong năm 2018.
Vào tháng 4/2018, Bộ Thương mại Mỹ công bố cấm các công ty Mỹ xuất khẩu hàng hóa, linh kiện cho Huawei trong 7 năm liền, nhưng sau đó lệnh cấm đã được thu hồi. Dù vậy, nó đã khiến giá trị thị phần của ZTE sụt giảm hàng tỷ USD.
Trong năm nay, tin xấu về ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc, xuất hiện đúng lúc Trung Quốc đang thúc đẩy chương trình đầu tư “cơ sở hạ tầng mới”, dự kiến sẽ bơm 25 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,6 nghìn tỷ USD) vào các lĩnh vực bao gồm viễn thông, vận tải và trí tuệ nhân tạo.
Giá cổ phiếu ZTE trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông giảm 23% vào thứ Hai (16/3) sau khi các hãng tin NBC News và Wall Street Journal cho biết Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra công ty về khả năng hối lộ các quan chức nước ngoài.
Video đang HOT
Cổ phiếu của ZTE trên thị trường chứng khoán Thâm Quyến cũng giảm 10% vào ngày hôm qua.
Cuộc điều tra liên quan đến việc ZTE có thể vi phạm Đạo luật chống Tham nhũng FCPA của Mỹ, trong đó cấm doanh nghiệp hối lộ các quan chức chính phủ nước ngoài. Các công ty nước ngoài có thể bị Mỹ điều tra nếu những hành động đó diễn ra trong biên giới của Mỹ, hoặc nếu các khoản hối lộ được chuyển qua hệ thống tài chính của đất nước.
ZTE cho biết trong một tuyên bố được đệ trình (bằng tiếng Trung Quốc) với thị trường Hồng Kông hôm thứ Hai rằng họ chưa được chính phủ Mỹ thông báo về cuộc điều tra và công ty vẫn đang hoạt động bình thường.
Trong ngày hôm qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng giảm mạnh, chỉ số chứng khoán Thượng Hải đóng cửa thấp hơn 3,4% trong khi chỉ số trên sàn Thâm Quyến giảm 5,3%.
Bộ Thương mại Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với ZTE trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7/2018 vì ZTE bán thiết bị viễn thông cho Iran và Triều Tiên. Kết quả là, công ty đã ghi nhận khoản lỗ 7,8 tỷ RMB trong sáu tháng đầu năm đó.
Theo VN Review
Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung từ chức sau khi vào tù
Lee Sang-hoon, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Samsung Electronics từ chức sau khi chịu án tù 18 tháng.
Theo Reuters, ông Lee Sang-hoon, người bị kết án 18 tháng tù vì vi phạm luật lao động đã từ chức Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Samsung Electronics.
Sau vụ bê bối tham nhũng của Lee Jae-yong, người thừa kế Samsung, chức vụ Giám đốc điều hành và Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics được chia thành hai. Ông Lee Sang-hoon giữ chức Chủ tịch trong hai năm.
Lee Sang-hoon, Chủ tịch hội đồng quản trị Samsung Electronics từ chức sau khi chịu án tù 18 tháng.
Ông bị tòa tuyên phạt 18 tháng tù giam vì đã vi phạm nhiều điều Luật lao động khi ngăn cản việc thành lập công đoàn.
Lee Sang-hoon còn lệnh cho cấp dưới giảm lương của những người muốn thành lập công đoàn hoặc điều tra tìm những điểm yếu trong đời tư của những người này để gây sức ép. Cùng với Lee Sang-hoon, Kang Kyung-hoon, Phó chủ tịch Samsung cũng bị kết án 16 tháng tù về tội danh trên.
Samsung cho biết người kế nhiệm của Lee Sang-hoon sẽ được bổ nhiệm trong tương lai gần. Ứng cử viên có thể được chọn từ các thành viên còn lại trong hội đồng quản trị. Những người này bao gồm các CEO của các mảng điện thoại di động và điện tử tiêu dùng của Samsung.
Trước đó, Lee Jae-yong, người thừa kế tập đoàn Samsung, đã bị kết tội khai man, biển thủ và hối lộ vào năm 2017. Ông đã bị tạm giam một thời gian và đang chờ tái thẩm.
Ông Lee Sang-hoon trở thành Chủ tịch của Samsung Electronics vào tháng 3/2019. Trước đó, năm 2003, ông Lee Sang-hoon làm Giám đốc tài chính cho Samsung.
Ông Lee Sang-hoon đã hỗ trợ cho "thái tử Samsung" Lee Jae-yong khi còn học tại Đại học kinh tế Harvard. Ông cũng từng công tác tại Phòng chiến lược doanh nghiệp, bộ phận đặc biệt quản lý các vấn đề liên quan đến gia đình ông chủ Samsung.
Samsung Electronics là công ty con quan trọng nhất của Tập đoàn Samsung. Doanh thu của Samsung tương đương 20% tổng sản phẩm quốc nội của Hàn Quốc và có ảnh hưởng quan trọng tới nền kinh tế nước này.
Theo Zing
Mỹ phạt Erisson hơn 1 tỷ USD vì hối lộ quan chức nhiều nước để bán thiết bị viễn thông Bộ Tư pháp Mỹ cho biết công ty viễn thông Thụy Điển Ericsson đồng ý nộp 1 tỷ USD dàn xếp vụ điều tra tham nhũng, trong đó có hối lộ quan chức chính phủ nhiều nước. Theo Bộ Tư pháp, Ericsson hối lộ trong nhiều năm tại một số quốc gia như Trung Quốc, Djibouti, Indonesia, Kuwait... Tổng số tiền nhà sản...