Cổ phiếu VIC lần đầu tăng trần sau 9 tháng, vốn hóa VinGroup vượt ngưỡng 300.000 tỷ đồng, tương đương Vinamilk và BIDV cộng lại
Tại mức giá 96.400 đồng, vốn hóa thị trường VinGroup đạt 307.672 tỷ đồng, tương ứng 13,3 tỷ USD và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức vốn hóa của VinGroup hiện tương đương vốn hóa Vinamilk và BIDV cộng lại.
Phiên giao dịch 19/11 diễn ra khá tích cực khi chỉ số Vn-Index tăng 17,87 điểm (1,99%) lên 916,06 điểm, mức tăng mạnh nhất từ đầu tháng tới nay. Diễn biến tích cực của thị trường có sự đóng góp không nhỏ của cổ phiếu VinGroup ( VIC) khi tăng kịch trần lên 96.400 đồng.
Việc VIC tăng trần đã đóng góp tới 6,26 điểm (0,7%) vào đà tăng của Vn-Index, tương ứng hơn 1/3 mức tăng của cả thị trường. Cổ phiếu VIC khá hiếm khi tăng kịch trần. Lần gần nhất VIC tăng trần đã diễn ra cách đây hơn 9 tháng (phiên 12/2).
Tại mức giá 96.400 đồng, vốn hóa thị trường VinGroup đạt 307.672 tỷ đồng, tương ứng 13,3 tỷ USD và là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam. Mức vốn hóa của VinGroup hiện tương đương vốn hóa Vinamilk và BIDV cộng lại.
Video đang HOT
Vốn hóa VinGroup vượt ngưỡng 300.000 tỷ đồng trong phiên 19/11. Nguồn: HoSE
Theo báo cáo KQKD được công bố, trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng doanh thu thuần hợp nhất VinGroup đạt 84.148 tỷ đồng, tăng 47,2% so với cùng kỳ năm 2017. Lợi nhuận kế toán trước thuế đạt 8.825 tỷ đồng, lợi nhuận kế toán sau thuế đạt 3.295 tỷ đồng tăng 72,1% và 11,2% so với cùng kỳ năm 2017.
Các lĩnh vực kinh doanh của Tập đoàn liên tục mở rộng mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Về mảng BĐS, Vinhomes đã cho ra mắt dự án đại đô thị VinCity Ocean Park tại Hà Nội – dự án đầu tiên dưới thương hiệu VinCity – với quy mô 420ha bao gồm hơn 44.000 căn hộ và gần 2.400 biệt thự, được phát triển theo mô hình đô thị văn minh, hiện đại của Singapore.
Trong quý 3, lĩnh vực cho thuê bất động sản bán lẻ Vincom Retail khai trương thêm 9 trung tâm thương mại (“TTTM”), nâng tổng số TTTM đang hoạt động lên 60 trên 34 tỉnh thành trong cả nước. Trong khi đó, Vinpearl khai trương thêm dòng sản phẩm khách sạn với 4 cơ sở mới thuộc dòng khách sạn tại Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Lạng Sơn và Vinpearl condotel thuộc dòng sản phẩm Discovery ở Nha Trang.
Ở mảng bán lẻ, VinCommerce đã tiến hành mua lại toàn bộ hệ thống siêu thị Fivimart với 25 siêu thị, nâng tổng số siêu thị trên toàn hệ thống vượt 100 siêu thị.
Đầu tháng 10, VinFast đã có một lễ ra mắt vô cùng ấn tượng với hai mẫu xe SUV và sedan tại triển lãm Paris Motorshow 2018. Chiếc VinFast Fadil sẽ xuất hiện lần đầu vào ngày 20/11, bên cạnh 2 mẫu xe ô tô đã trình làng tại Paris Motor Show, cùng xe máy điện Klara.
Mới đây, VinGroup cũng thành lập công ty Việt Nam Grand Prix vốn 1.000 tỷ đồng để tổ chức giải đua F1 tại Việt Nam.
Chưa dừng lại, mới đây VinGroup đã thực hiện thâu tóm xong chuỗi bán lẻ Viễn thông A. Đây được xem là một động thái mở đường cho phân phối Vsmart, mặc dù trước đó Vinsmart tuyên bố sẽ bán điện thoại qua các chuỗi siêu thị VinMart và siêu thị điện tử VinPro. Ngoài ra, Tập đoàn này cũng bắt đầu tiến vào mảng bán lẻ dược phẩm với chuỗi nhà thuốc VinFa.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
PVN đứng đầu Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất trong năm 2018
Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa phối hợp cùng Báo VietnamNet công bố Bảng xếp hạng Profit500 - Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trở lại ấn tượng với vị trí đứng đầu Top 10.
Các doanh nghiệp trong bảng xếp hạng Profit500 là các doanh nghiệp có khả năng sinh lời tốt, có tiềm năng trở thành những cột trụ cho sự phát triển tương lai của nền kinh tế Việt Nam, đồng thời góp phần giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam tới cộng đồng kinh doanh trong nước và quốc tế.
Năm nay, trong bối cảnh giá dầu thế giới biến động tăng từ đầu năm tới nay, cùng nỗ lực trong quản trị, điều hành, trong hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Tập đoàn, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã trở lại ấn tượng với vị trí đứng đầu Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất trong năm 2018.
Các vị trí tiếp theo lần lượt là Viettel, Samsung, Honda, PV GAS, Vinamilk, Vietcombank, Hòa Phát, VietinBank, Vingroup.
Top 10 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018
Ở Top 10 Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp tư nhân lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2018 có mặt hầu hết các tên tuổi doanh nghiệp tư nhân lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Trong đó, Vinamilk chiếm vị trí dẫn đầu. Tiếp đó là Hòa Phát và Vingroup. Vị trí thứ 4 và 5 dành cho 2 ngân hàng thương mại cổ phần là VPBank và Techcombank, tiếp theo là Công ty ô tô Trường Hải và hãng hàng không tư nhân Vietjet.
Theo nhận định của Vietnam Report, trong bảng xếp hạng Profit500 năm nay, số lượng doanh nghiệp ngành xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản (14,8%), ngành điện (12,8%), ngành tài chính (11,2%), ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (10,4%) chiếm áp đảo so với các nhóm ngành còn lại.
Lợi nhuận trước thuế bình quân năm 2017 của Top 500 doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất tăng trên 65% so với năm 2016.
Theo petrovietnam.petrotimes.vn
Chỉ 8% doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp Đó là con số được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc thúc đẩy doanh nghiệp (DN) đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp diễn ra tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) sáng 30.7. Quang cảnh hội nghị Nông nghiệp hữu cơ gặp nhiều 'rào cản'Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định: Nhờ chính sách đúng...