Cổ phiếu TPBank tăng hơn 42% trong gần 2 tháng
Trong phiên giao dịch ngày 21/12, giá cổ phiếu TPBank (mã TPB) tăng trần và chạm mức giá 26.600 đồng/cổ phiếu, tương đương quy mô vốn hóa đạt hơn 28.000 tỷ đồng (khoảng 1,2 tỷ USD). Con số này lần đầu đưa TPBank gia nhập câu lạc bộ các ngân hàng có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD trên thị trường chứng khoán.
Sự thay đổi trên bảng xếp hạng vốn hóa của TPBank xuất phát từ đà tăng trưởng giá cổ phiếu của ngân hàng trong vòng gần một tháng qua.
Tính từ 29/10 đến 21/12, giá cổ phiếu TPBank đã tăng liên tục từ mức 18.660 đồng lên 26.600 đồng/cổ phiếu, tương đương mức tăng 42,78%. Trong phiên giao dịch sáng nay (22/12), tính đến 9h37′, cổ phiếu TPB đã tăng thêm 6,2% lên mức 28.250 đồng/cổ phiếu.
Mức 28.250 đồng cũng là mức giá cao nhất mà TPB đạt được kể từ khi niêm yết trên sàn chứng khoán tháng 4/2018. Điều đáng chú ý là mức tăng này là sau khi các cổ đông đã được chia cổ phiếu thưởng 22,8% gần đây.
Có thể nói, TPB trong những ngày qua liên tục là cổ phiếu dẫn đầu xu hướng tăng của các cổ phiếu ngân hàng trên thị trường chứng khoán.
Động lực tăng giá một phần xuất phát từ xu hướng của thị trường chung và sự chú ý của nhà đầu tư tới nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng. Tuy nhiên, động lực chính được cho là xuất phát từ nền tảng vững chắc trong hoạt động kinh doanh mà ngân hàng này đã thể hiện trong giai đoạn khó khăn vừa qua.
Kết thúc quý III, tổng thu nhập hoạt động của TPBank đạt 7.103 tỷ đồng, tăng 22,79% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, so với cuối quý III năm 2029, chi phí hoạt động chỉ tăng 19,64%, thấp hơn tốc độ tăng doanh thu của ngân hàng, và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) cũng đã giảm đáng kể.
Video đang HOT
Kết quả trên đã mang lại cho TPBank 3.024 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 25,78% so với cùng kỳ năm trước và tương đương 74,33% kết hoạch cả năm đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.
Tỷ lệ nợ xấu TPBank tính đến cuối tháng 9 vẫn tiếp tục được kiểm soát ở mức 1,77%. Trái với những lo ngại trước đó khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, tỷ lệ nợ xấu thấp hơn nhiều so với trung bình ngành cho thấy sự thành công của TPBank trong hoạt động kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro.
TPBank hiện cũng là một trong những ngân hàng có hệ số an toàn vốn (CAR) cao trên thị trường. Tính đến cuối tháng 9 năm nay, hệ số CAR của TPBank đạt 11,4% theo chuẩn Basel II, cao hơn so với mức 8% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước
Giữa tháng 11/2020, TPBank cũng đã được Ngân hàng Nhà nước chấp cho tăng vốn điều lệ từ 8.565 tỷ đồng lên 10.716 tỷ đồng theo phương án phát hành cổ phiếu. Tăng vốn cũng sẽ giúp TPBank gia tăng được nguồn vốn trung dài hạn, tạo điều kiện để ngân hàng đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mạng lưới hoạt động và đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở những năm tiếp theo.
Trong một báo cáo đưa ra cách đây không lâu, Trung tâm Phân tích Chứng khoán SSI – SSI Research nhận định viễn cảnh cổ phiếu TPBank ở thời điểm cuối năm 2020 và năm 2021 là “khả quan”.
Theo SSI Research, TPBank là ngân hàng ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao nhất toàn ngành trong 3 quý qua, là 22%, cao hơn 3 lần so với bình quân các nhà băng niêm yết cùng hệ thống là 7,2% so với đầu năm. Điều này là nhờ cho vay các doanh nghiệp lớn, tăng 73% so với đầu năm, trong khi cá nhân tăng 10,7% so với đầu năm.
Trong kịch bản cơ sở của SSI Research, dịch Covid-19 sẽ được kiểm soát vào giữa năm 2021. SSI Research ước tính TPBank sẽ đạt lợi nhuận trước thuế năm 2020 và 2021 lần lượt là 4.100 tỷ đồng và 4.700 tỷ đồng, tăng 6% và 14%.
Kết quả hoạt động tốt trong 2021 là do thu nhập lãi ròng và thu nhập bancassurance tăng trưởng dù các khoản dự phòng tăng và không có phí bancassurance trả trước bất thường. ROE năm 2020 và 2021 ước tính lần lượt ở mức 22,4% và 20,7%. Đây là tỷ lệ top đầu của thị trường hiện nay.
Điểm tên những ngân hàng hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II
Đến nay, hầu hết các ngân hàng đã áp chuẩn Basel II, song trong số đó chỉ mới có một số nhà băng hoàn tất 3 trụ cột của Basel II.
Chuẩn mực vốn Basel II được quy định theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN và Thông tư 13/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước. Trong đó, Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II và Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ của các NHTM, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Với chuẩn mực hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng lành mạnh và bền vững hơn, việc các ngân hàng đáp ứng được đầy đủ các quy định đưa ra trong Thông tư 41 và Thông tư 13 của NHNN là vô cùng quan trọng. Nếu đáp ứng và triển khai tốt được các quy định trong hai Thông tư trên cũng có nghĩa là các ngân hàng sẽ sớm hoàn thành việc triển khai cả 3 trụ cột của Basel II.
Đến thời điểm này, đã có 18 ngân hàng được công nhận áp dụng chuẩn Basel II theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN gồm MB, Techcombank, ACB, VIB, MSB, HDBank, OCB, VPBank, TPBank, VietBank, VietCapitalBank, LienVietPostBank, Standard Chartered Việt Nam, ShinhanBank, NamABank, SeABank, BIDV và Vietcombank.
Tuy nhiên, trong số này có nhiều ngân hàng vẫn chưa đáp ứng cả 3 trụ cột của Basel II. VIB là ngân hàng đầu tiên hoàn tất 3 trụ cột Basel II, kế đến là Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank.
Việc hoàn thành và áp dụng sớm cả 3 trụ cột quan trọng của Basel II đã cho thấy sự quan tâm đầu tư trong lĩnh vực quản lý rủi ro để đảm bảo tính cân bằng của 3 yếu tố "tăng trưởng - bền vững - chất lượng" trong hoạt động của các ngân hàng. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao năng lực quản trị rủi ro cũng như năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường tài chính.
Theo lãnh đạo MSB, việc hoàn thành sớm cả 3 trụ cột của Basel II là tiền đề và động lực để Ngân hàng tiếp tục hướng tới các chuẩn mực quản trị rủi ro quốc tế cao hơn. Ngân hàng này tiếp tục phát triển Basel II theo phương pháp nâng cao và hướng tới các chuẩn mực của Basel III vào công tác quản trị rủi ro của Ngân hàng, lên kế hoạch triển khai áp dụng IFRS9 trong hoạt động tài chính và quản trị rủi ro.
Quy trình đánh giá nội bộ về mức đủ vốn (ICAAP) trong số 3 trụ cột cần hoàn thành của Basel II. ICAAP là quy trình toàn diện giúp ngân hàng tự thực hiện đánh giá mức đủ vốn để không chỉ đảm bảo tuân thủ yêu cầu của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu kinh doanh đã đề ra phù hợp với khẩu vị rủi ro và chiến lược quản lý rủi ro.
Hiện các ngân hàng VIB, Vietcombank, SeABank, VPBank, TPBank, MSB, VietCapitalBank công bố đã hoàn thành 3 trụ cột của Basel II.
Bên cạnh việc đảm bảo bám sát các yêu cầu của NHNN tại Thông tư 13/2018/TT-NHNN, ngân hàng cũng chủ động tham khảo các chuẩn mực, hướng dẫn được khuyến nghị bởi Ủy ban Basel, đồng thời hợp tác cùng đơn vị tư vấn để nhanh chóng hoàn thiện lộ trình đặt ra.
Basel II có ba trụ cột chính: Trụ cột 1: Yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR); trụ cột 2: Rà soát giám sát; và trụ cột 3: Thực hiện các nguyên tắc thị trường.
Theo đó, trụ cột 1 quy định mức an toàn vốn tối thiểu theo phương pháp tiêu chuẩn và phương pháp nâng cao cho rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường.
Trụ cột 2 là đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn. Ở đó, các ngân hàng phải chuẩn hóa quy trình, phương pháp, công cụ đo lường rủi ro, đồng thời phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn, lập kế hoạch vốn theo các kịch bản thị trường và kinh doanh, giám sát về mức đủ vốn.
Trụ cột thứ 3 là minh bạch và kỷ luật thị trường, theo đó, các ngân hàng phải báo cáo và thuyết minh định kỳ về các chỉ tiêu định tính và định lượng về an toàn vốn. Trụ cột này tập trung vào việc minh bạch và công bố thông tin. Các ngân hàng thương mại cần công bố thông tin một cách định kỳ và minh bạch. Nội dung công bố thông tin cần đáp ứng yêu cầu của NHNN, ngoài ra nên tham khảo đến các chuẩn mực tốt nhất trên thế giới.
Việc áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quản lý rủi ro quốc tế như Basel là yêu cầu tiên quyết để các ngân hàng nâng cao năng lực quản lý rủi ro cũng của mình.
Vì sao các ngân hàng ồ ạt tăng vốn điều lệ? Năng lực tài chính của nhiều ngân hàng sẽ được cải thiện đáng kể sau đợt tăng vốn ở thời điểm cuối năm. Tăng vốn củng cố bệ phóng cho các ngân hàng trong cuộc đua mở rộng mạng lưới, thị phần và quy mô kinh doanh khi tình hình kinh tế trở lại bình thường trong năm 2021. Ngày 5/11, Ngân hàng...