Cổ phiếu TLD tăng 220% bằng cách nào?
Cổ phiếu TLD của CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển đô thị Thăng Long đã tăng hơn 222% lên mức 14.500 đồng/cổ phiếu khi kết phiên giao dịch ngày 18/8.
Diễn biến giá cổ phiếu TLD ngày 18/8
Riêng chỉ từ đầu tháng 8 tới nay, cổ phiếu này có mức tăng hơn 59% với chỉ 1 phiên điều chỉnh nhẹ duy nhất ngày 6/8 và phiên đứng giá ngày 7/8.
Về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, trong 6 tháng đầu năm 2020, TLD báo doanh thu là 212,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 8 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 35,2% và 96,3% so với 6 tháng đầu năm 2019.
Năm 2020, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu là 370 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 23,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 9,53% và 73,4% so với thực hiện năm 2019.
Như vậy, dù tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ nhưng sau 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp mới chỉ hoàn mới thành được 34% kế hoạch lợi nhuận năm. Cùng với đó, dòng tiền hoạt động kinh doanh chính của TLD lại ghi nhận âm tới gần 43,6 tỷ đồng.
Ngoài ra, tính tới 30/6/2020, doanh nghiệp có tổng tài sản là 448,3 tỷ đồng trong đó chủ yếu là khoản phải thu ngắn hạn là 129,2 tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng tài sản; tồn kho là 123,3 tỷ đồng, chiếm 27,5% tổng tài sản; tài sản cố định là 80 tỷ đồng, chiếm 17,8% tổng tài sản; tài sản dở dang dài hạn là 77,5 tỷ đồng, chiếm 17,3% tổng tài sản.
Video đang HOT
Được biết ngày 22/6/2020, TLD đã chốt danh sách cổ đông thực hiện quyền mua cổ phiếu phát hành quyền mua theo tỷ lệ 2:1 (cổ đông sở hữu 2 cổ phiếu được quyền mua thêm 1 cổ phiếu) với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Theo đó, số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành thêm là gần 9,36 triệu cổ phiếu. Thời gian chuyển nhượng quyền mua từ 30/6 đến 20/8 và thời gian đặt mua và nộp tiền từ 30/6 đến ngày 25/8 .
Ngoài ra, theo giấy chứng nhận đăng ký đăng ký chào bán ra công chúng vừa được Ủy ban Chứng khoán cấp, ngoài gần 9,36 triệu cổ phiếu phát hành cho cổ đông hiện hữu, TLD còn được phát hành 10 triệu cổ phiếu riêng lẻ cũng với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Nếu huy động thành công, doanh nghiệp sẽ huy động được gần 194 tỷ đồng trong đó gần 94 tỷ đồng là huy động từ cổ đông hiện hữu.
Có thể thấy đợt tăng giá cổ phiếu (gần như dựng đứng thời gian qua) của TLD trùng với thời điểm doanh nghiệp tăng vốn. Việc giá cổ phiếu tăng mạnh từ dưới mệnh giá vượt tăng lên trên 10.000 đồng đã tạo nên sự hấp dẫn về chênh lệch giữa giá thị trường và giá phát hành từ đó có thể thôi thúc nhà đầu tư tham gia nộp tiền tăng vốn, giúp đợt phát hành thành công song nhà đầu tư cũng cần lưu tâm tới chất lượng tài sản của doanh nghiệp cũng như việc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp bị tác động ra sao trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn chưa có hồi kết.
Tập đoàn MBG chào bán 25 triệu cổ phiếu giá gần gấp đôi thị giá: Kịch bản 'thổi giá' có lặp lại?
CTCP Tập đoàn MBG (HNX: MBG) vừa thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ năm 2020 cho đối tác chiến lược.
Theo đó, MBG dự kiến phát hành thêm 25 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Tương ứng tỷ lệ 58% trên tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Dự kiến sau phát hành, vốn điều lệ của MBG sẽ tăng từ 431 tỷ đồng lên 681 tỷ đồng. Thời gian phát hành dự kiến trong quý 3/2020.
Danh sách nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần của MBG đợt này là Công ty TNHH AAI Quốc tế, Công ty TNHH Quang Ngân Việt Nam và 6 cá nhân khác.
Số tiền thu được từ đợt phát hành khoảng 250 tỷ đồng, MBG sẽ dùng để mua nguyên vật liệu, tài sản máy móc, vật tư hàng hoá.
Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu MBG hiện chỉ có giá 5.600 đồng/cp trong phiên chiều ngày 13/8, ghi nhận mức giảm gần 38% chỉ trong vòng 1 quý vừa qua. Tuy nhiên khối lượng giao dịch bình quân lại khá lớn tới hơn 2,3 triệu đơn vị mỗi phiên.
Như vậy, mức giá chào bán cho đối tác chiến lược cao hơn gần gấp đôi thị giá MBG.
Từng dính nghi án thổi giá cổ phiếu để các nhà đầu tư chiến lược chốt lời!
Trước đó, hồi tháng 11/2019, MBG dính "nghi án thổi giá" cổ phiếu để các nhà đầu tư chốt lời sau 1 năm phát hành 20 triệu cổ phiếu.
Ngược về 1 năm trước vào tháng 11, Tập đoàn BMG đã phát hành 20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để tăng vốn điều lệ của Công ty lên hơn 418 tỷ đồng trong khi thị giá thời điểm đó chỉ 4.000-5.000 đồng/cổ phiếu.
Tiêu chí phát hành riêng lẻ của MBG là "cho nhà đầu tư chiến lược". Kết quả phát hành cho thấy, các nhà đầu tư cá nhân được mua với số lượng vừa đủ để mỗi người không sở hữu quá tỷ lệ 5% vốn điều lệ, không đủ để trở thành cổ đông lớn nhưng vừa đủ để "lách" các nghĩa vụ công bố thông tin.
Cụ thể, có 14 nhà đầu tư cá nhân mua hết 20 triệu cổ phần MBG trong đợt chào bán riêng lẻ cuối tháng 10/2018. Người mua ít nhất là 600.000 cổ phần và có 4 nhà đầu tư mua mức cao nhất là 2 triệu cổ phần mỗi người, tương đương 4,9% vốn điều lệ MBG.
Không chỉ "hào phóng" trả giá đắt hơn 2,5 lần, 14 cá nhân nói trên hẳn còn là những nhà đầu tư "dũng cảm" khi sẵn sàng chấp nhận việc bị hạn chế chuyển nhượng số cổ phần này trong vòng 1 năm. Bằng không, họ phải là những nhà đầu tư rất có tầm nhìn, hiểu và tin tưởng vào triển vọng phát triển của Công ty.
Với những diễn biến đang diễn ra, những khúc mắc về việc 14 nhà đầu tư mua cổ phiếu MBG đã dần sáng tỏ. Có khả năng là Công ty và 14 nhà đầu tư trên đã cam kết dựng nên "vở kịch" có lợi cho đôi bên? Khi tới ngày 20 triệu cổ phiếu được giao dịch, 14 nhà đầu tư này sẽ có thể "thoát hàng" với mức giá gấp nhiều lần so với số tiền ban đầu bỏ ra.
Nếu cổ phiếu MBG vẫn giao dịch quanh mức 43.000 đồng/cp như hiện tại thì 14 nhà đầu tư này sẽ thu về hơn 800 tỷ đồng, lời đến 600 tỷ đồng chỉ trong 1 năm.
Tuy nhiên, đây là những giả thiết cho việc tăng sốc của cổ phiếu MBG, thực tế diễn ra như thế nào vẫn chưa sáng tỏ.
Lợi nhuận bất ngờ tăng vọt trước thềm phát hành
MBG cũng vừa công bố báo cáo tài chính 6 tháng 2020 với lãi ròng hơn 25 tỷ đồng, gấp 10 lần nửa đầu năm trước. So với các chỉ tiêu cổ đông giao phó, MBG đã thực hiện được 46% về doanh thu và 102% về lợi nhuận.
Tại thời điểm 30/06, MBG có tổng tài sản 527 tỷ đồng, tăng nhẹ 1% sau nửa năm. Đáng chú ý là hàng tồn kho tăng tới 89%, lên mức 86 tỷ đồng. Ngược lại, giá trị khoản thu ngắn hạn của khách hàng giảm 48% về mức 98 tỷ đồng, chủ yếu ghi nhận ở CTCP Kosy (gần 26 tỷ đồng), CTCP Delta Việt Nam (gần 28 tỷ đồng) và CTCP Biển Bạc (hơn 25 tỷ đồng).
Tăng sốc, giảm sâu, "nỗi đau" chứng quyền Chứng quyền có bảo đảm (CW) ngày càng đa dạng và có 16 mã tăng giá trên 100% trong 2 tuần qua, nhưng giao dịch sản phẩm này vẫn không sôi động. Biến động giá lớn óng cửa phiên giao dịch ngày 10/4/2020 tại mức 1.300 đồng/CW, chứng quyền có bảo đảm mã CVJC2001 dựa trên cổ phiếu VJC tăng 680 đồng/CW so...