Cổ phiếu thép Dana – Ý bị đưa vào diện cảnh báo
Kể từ ngày mai 3.12, cổ phiếu DNY của Công ty cổ phần thép Dana – Ý bị đưa vào diện cảnh báo do công ty bị buộc ngưng hoạt động.
Cổ phiếu thép DNY bị đưa vào cảnh báo (HOÀNG SƠN)
Đồng thời Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thông báo DNY cũng không được phép giao dịch ký quỹ.
Lý do bị cảnh báo là công ty DNY bị tạm ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ 3 tháng trở lên, thuộc trường hợp bị cảnh báo theo quy định. HNX sẽ thông báo đưa cổ phiếu ra khỏi diện cảnh báo sau khi công ty khắc phục được nguyên nhân này.
DNY là một trong hai công ty có nhà máy thép bị người dân Đà Nẵng phản đối mạnh do gây ô nhiễm thời gian qua. Đến ngày 23.11, UBND Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với DNY số tiền gần 400 triệu đồng và đình chỉ hoạt động sản xuất trong 6 tháng. Nguyên nhân vì công ty thực hiện không đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và những yêu cầu trong phê duyệt ĐTM của dự án đầu tư dây chuyền luyện thép, cán thép 200.000 tấn/năm tại Cụm công nghiệp Thanh Vinh mở rộng, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng. Công ty cũng không có giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án trên.
Tuy nhiên công ty DNY cho biết không đồng ý với quyết định trên và đang tập hợp hồ sơ liên quan để khiếu nại.
Sau thông tin xử phạt trên, cổ phiếu DNY trên thị trường chứng khoán giảm mạnh gần 50%, từ giá 7.000 đồng/cổ phiếu giữa tháng 10 xuống còn 3.700 đồng/cổ phiếu. Theo Báo cáo tài chính quý 3/2018, lũy kết từ tháng 1 – 9.2018, công ty này đạt tổng doanh thu hơn 1,4 tỉ đồng, giảm gần 13% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời công ty bị lỗ sau thuế hơn 7 tỉ đồng trong khi cùng kỳ năm trước có lãi hơn 36,4 tỉ đồng.
Video đang HOT
Theo thanhnien.vn
"Sốt đất" bất thường ở Hòa Liên (Đà Nẵng), người mua cẩn trọng với chiêu "thổi giá"
Vài ngày qua, giới địa ốc xôn xao với chuyện "sốt" đất ở Đà Nẵng. Chỉ trong vài ngày giá nền đất tái định cư ở Hòa Liên, Hòa Vang, TP.Đà Nẵng bỗng dưng tăng chóng mặt khiến nhiều người dân, nhà đầu tư đổ xô đi mua.
Chỉ trong một buổi sáng, khu vực xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang bỗng nhiên lên "cơn sốt" đất, làm mọi người hết sức ngỡ ngàng! Vài ngày qua, đã có rất nhiều người đổ về xã Hòa Liên - đặc biệt là khu vực lân cận 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc để mua bán đất nền, đất phân lô tái định cư (TĐC).
Giá đất trên địa bàn xã Hòa Liên bị đẩy lên chóng mặt kể từ ngày 5/10. Đất nền, đất phân lô dọc các trục đường 5,5 m và 7,5 m từ 700 đến 800 triệu đồng/nền bị đẩy lên 1,2 tỷ đến 1,6 tỷ/lô vào ngày 8/10.
Theo một nhân viên môi giới tên Sơn, gần đây có thông tin có nhiều dự án hạ tầng làm cảng Liên Chiểu, khu công nghệ cao được đầu tư ở khu vực này, bên cạnh đó thông tin chính quyền Đà Nẵng sẽ di dời 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc đi nơi khác...nên từ đầu tháng 10 tới nay, thị trường giao dịch chủ yếu là môi giới thực hiện mua đi bán lại để hưởng chênh lệch.
"Đây là cách đầu tư mua để bán lại kiếm lời chứ không phải từ nhu cầu chỗ ở. Thông thường số tiền của mảnh đất nhiều và ít phụ thuộc vào các vị trí và trục đường. Mảnh đất trên đường rộng 7,5m giá sẽ cao hơn đất ở đường 5,5m. Lúc trước chưa "sốt" giá dao động khoảng 800 triệu đến 900 triệu đồng/nền. Nhưng giờ đang sốt đất có giá khoảng 1,2 tỉ đồng/nền đường 5,5m và 1,5 tỉ đồng/nền đường 7,5m", anh Sơn thông tin.
Anh Sơn cũng cho hay, đây là lần đầu tiên tại Hòa Liên có cơn "sốt" đất cao đến như vậy. Đến một thời điểm nào đó nó sẽ đứng lại và rớt giá. Vì nhà đầu tư các nơi đổ xô về mua và thổi giá đất lên nên mới có chuyện "sốt" giá đất như hiện nay.
Tuy nhiên, qua cơn sốt đất mấy ngày qua tại xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, một số nhà môi giới chuyên nghiệp tại TP Đà Nẵng cho biết không tránh khỏi đây còn là những chiêu trò câu khách thường thấy của các "cò" đất nhỏ lẻ. Theo một nhà đầu tư đất nền lâu năm tại Đà Nẵng, trước khi cơn sốt đất này bùng phát, một số sàn giao dịch nhỏ lẻ đã truyền tay nhau nhiều tờ rơi về dự án TĐC này, ồ ạt "tuyển dụng" người thân vào làm việc để chuẩn bị "săn" khách hàng.
"Theo tôi được biết, hiện nhiều thông tin bị tiết lộ cho thấy các cò đất trước đó ra thông báo ngầm với nhau về việc chuẩn bị dàn quân để tạo cơn sốt, bắt nhân viên môi giới đóng giả làm khách hàng, ký kết hợp đồng giao dịch giả và sau đó là hoạt động sang tay nhau mảnh đất mới mua để hưởng lợi cũng giả nốt", vị này cho biết.
Bởi theo vị này, tình trạng sốt đất tại TP Đà Nẵng hầu như không diễn ra gần cả một năm nay, sau nhiều đợt thanh tra các dự án liên quan đến sử dụng đất.
"Nếu như không muốn nói là giá đất tại nhiều khu vực, ngay cả khu trung tâm đang trên đà giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Ngay như ở khu vực sầm uất của dự án Hòa Xuân có giá khoảng 2 tỷ đồng, hiện tại biến động còn khoảng 1,3 tỷ đồng. Đất tại làng đại học cũng đang giảm từ 2-3 triệu/m2 so với mức định giá thời điểm sốt đất. Tại Khu đô thị Nam Việt Á, giá đất 70m2 thời điểm đầu năm 2018 được định giá 2,9 tỷ đồng hiện đã giảm xuống còn 2,5 tỷ đồng.", nhà đầu tư này cho biết thêm.
Trao đổi qua điện thoại, ông Phạm H. Lân, Phó tổng giám đốc một sàn giao dịch nhà đất ở Đà Nẵng cũng tiết lộ thêm rằng việc sốt đất xảy ra ở Khu TĐC Hòa Liên 5 là do các "cò" đất đầu cơ nhằm làm tăng giá đất ở một số khu vực lân cận.
Theo đó, các lô đất được đầu cơ cũng là của các "cò" đất đầu cơ từ trước nên không ảnh hưởng gì đến người dân địa phương. "Các "cò" đất "làm giá" ở xã Hòa Liên trước để làm cho các khu vực của quận Liên Chiểu và các dự án của một công ty đầu tư địa ốc lớn gần đấy tăng lên.
Tình trạng khách hàng trước mới mua vài giây, bán lại kiếm lời hàng chục triệu đồng cũng chỉ nghe các cò "kháo" nhau, chứ không "dễ ăn" đến vậy! Sau hai ngày cuối tuần thì đến nay, tình trạng buôn bán, đầu cơ đất cũng đã giảm.
Thông tin tiết lộ về nghi vấn dàn cảnh thổi giá đất vừa qua.
Lý giải về cơn sốt đất này tại Đà Nẵng, giới "cò" đất cũng như các chuyên gia BĐS đều cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do chính các nhà đầu tư đẩy giá và làm giá thông qua việc mua đi - bán lại, mua vào - chốt lãi, cứ hết F1 rồi sang F2 rồi F3...
Ngoài ra, đang có một số thành phần đầu cơ làm giả sốt đất, hỏi mua quanh, tạo tâm lý "hot" hàng; cứ người này hỏi người kia góp phần tạo thành làn sóng nóng sốt. Vậy là thành phần đầu cơ nghiễm nhiên trúng to khi lô đất tăng vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng trong vòng chưa đến 1 tháng, thậm chí chỉ qua một đêm.
Trước tình trạng giá đất sốt thất thường nêu trên, ông Lê Văn Tuấn - Chánh Thanh tra Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng - cho biết, Sở đã kiểm tra tình hình sốt giá đất tại khu TĐC 5 vào chiều ngày 7/10. Được biết, tổng diện tích khu TĐC 5 là khoảng 29ha với tổng số lô đất TĐC là khoảng 1.000 lô.
Ông Tuấn cho hay, không rõ nguyên nhân sốt đất do đâu. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế thì việc thông tin di dời 2 nhà máy thép ảnh hưởng đến người dân. Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng cũng đã ra thông báo khuyến cáo đến người dân nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định mua để tránh thiệt hại" - ông Tuấn thông tin.
Được biết, ngày 8/10, tin từ Thanh tra TP Đà Nẵng cho biết, quá trình thanh tra 2 nhà máy thép Dana Ý, Dana Úc và việc chấp hành pháp luật về đất đai ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang, cơ quan này phát hiện có thêm 714 lô đất nằm ngoài quy hoạch bố trí tái định cư (TĐC) cho người dân 2 thôn Vân Dương 1, Vân Dương 2.
Cụ thể, đất TĐC bố trí cho người dân thôn Vân Dương 1, Vân Dương 2 là 500 lô, tuy nhiên, kết quả thanh tra thể hiện, trong thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 2/2018, khu vực này có tổng cộng 1.214 lô đất (thừa 714 lô so với quy hoạch).
Nam Phong
Theo Trí thức trẻ
Công bố thanh tra 2 nhà máy thép Đà Nẵng Thanh tra TP.Đà Nẵng vừa có thông báo Kết luận thanh tra về 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc. Đáng nói, cả doanh nghiệp và chính quyền đều xuất hiện những khuyết điểm. Ngày 7/10, Thanh tra TP Đà Nẵng đã công bố kết quả thanh tra 2 nhà máy thép Dana Ý và Dana Úc, xã Hòa Liên, huyện...