Cổ phiếu Tesla ‘lặn ngụp’ trong một tuần đầy biến động
Elon Musk và hãng xe điện Tesla đã có một tuần đáng quên nhất kể từ tháng 3/2020.
Trải qua “7 ngày vô cùng căng thẳng” theo lời CEO Elon Musk, cổ phiếu Tesla giảm gần 16% giá trị. Khép lại phiên giao dịch ngày 30/9, cổ phiếu Tesla giao dịch ở mức 265,25 USD. Một tuần sau, thị giá giảm còn 223,07 USD. Theo CNBC, đây là tuần xấu nhất kể từ tháng 3/2020, khi dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành trên toàn nước Mỹ, đóng cửa các doanh nghiệp và làm gián đoạn cuộc sống thường nhật.
Cuối tuần trước, Tesla công bố sản lượng và lượng xe giao cho khách thấp hơn mong đợi. Ngày 3/10, Musk thổi bùng ngọn lửa tranh cãi sau khi chia sẻ suy nghĩ của ông về cuộc chiến Nga – Ukraine. Tiếp đó, hồ sơ công khai cho thấy Musk sẽ tiếp tục mua lại Twitter với giá đề nghị ban đầu là 44 tỷ USD.
Theo ước tính của Street Account, các nhà phân tích dự đoán Tesla sẽ giao được 364.660 xe trong ba tháng kết thúc ngày 30/9. Tuy nhiên, thực tế số xe Tesla giao cho khách hàng chỉ là 343.000 xe trên sản lượng 365.000 chiếc bất chấp đã sản xuất tại hai nhà máy mới ở Đức và Mỹ.
Giới phân tích đang lo ngại liệu có phải Tesla đối mặt với nhu cầu giảm tại Trung Quốc hay không. Tại thị trường tỷ dân, Tesla bị cạnh tranh gay gắt từ BYD, nhà sản xuất xe điện và pin xe điện được tỷ phú Warren Buffett hậu thuẫn.
Tesla còn tổ chức sự kiện AI Day để giới thiệu nguyên mẫu robot hình người, cũng như thảo luận về các thách thức trong phát triển công nghệ xe tự lái. Dù vậy, robot không gây được ấn tượng với người trong ngành.
Video đang HOT
Đối với phát ngôn về cuộc chiến Nga – Ukraine, ông Musk bị nhiều người phản đối, trong đó có cả Tổng thống Ukraine Zelensky, đại sứ Ukraine tại Đức, Thượng Nghị sỹ bang Nam Carolina…
Diễn biến mới nhất của thương vụ Musk mua Twitter gây bất ngờ. Tháng 4/2022, Musk thông báo đồng ý mua Twitter nhưng sau đó lại cáo buộc mạng xã hội lừa dối về số tài khoản ảo (bot) và muốn rút khỏi thỏa thuận. Twitter kiện Musk để đảm bảo thương vụ tiếp tục diễn ra. Cho tới vài ngày trước, Musk lại gửi thư cho Twitter và tòa án nói rằng muốn hoàn tất việc mua bán. Musk có thể phải bán một lượng lớn cổ phiếu Tesla nữa để có đủ tiền mua “chim xanh”.
Trong một tuần nhiều biến cố như vậy, điểm tích cực duy nhất là công ty hàng không vũ trụ SpaceX của Musk đã đạt cột mốc lịch sử mới khi phóng thành công tên lửa để đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ quốc tế từ Cape Canaveral, Florida (Mỹ) hồi giữa tuần. Đây là chuyến bay chở người thứ 8 của SpaceX chỉ trong vòng 2 năm.
Ngoài ra, Musk còn khoe đã bắt đầu sản xuất Tesla Semi, mẫu xe tải chạy điện hoàn toàn, sau nhiều năm trì hoãn và hứa hẹn sẽ giao xe cho Pepsi vào ngày 1/12.
Cơn sốt cổ phiếu xe điện
"Cơn sốt" cổ phiếu xe điện vẫn tiếp diễn, đưa các hãng xe chưa có hoặc rất ít doanh thu trở thành các công ty có giá trị vốn hóa vượt xa các hãng xe truyền thống.
Giá trị vốn hóa của Lucid, một startup xe điện đã tăng lên 89,9 tỷ USD, vượt qua cả Ford và tiến sát với GM (General Motors).
Cổ phiếu của Lucid tăng cao sau khi CEO của hãng này thông báo với các nhà đầu tư đơn đặt hàng mẫu xe đầu tiên đã tăng vọt. Hiện, Lucid mới chỉ bắt đầu có doanh thu và vẫn chưa có lãi. Kể từ khi Lucid IPO vào tháng 7 vừa qua, giá cổ phiếu của hãng đã tăng hơn 80%.
Mẫu xe điện đầu tiên của hãng có tên Lucid Air có thể di chuyển quãng đường 840km sau mỗi lần sạc đầy.
Các cổ phiếu xe điện vượt qua nhiều hãng xe truyền thống.
Theo dự kiến, Lucid sẽ sản xuất 20.000 chiếc Lucid Air trong năm 2022 và đạt doanh thu 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, mục tiêu này có thể rủi ro bởi việc gián đoạn của chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu trong bối cảnh dịch Covid-19.
Một hãng xe điện "không tên tuổi" khác là Rivian có giá trị vốn hóa lên tới 140 tỷ USD, vượt qua nhiều tên tuổi lớn trong ngành.
Theo Bloomberg, cổ phiếu của Rivian đã tăng 67% so với giá tại thời điểm IPO, giúp công ty này đạt giá trị vốn hóa đạt hơn 110 tỷ USD. Với giá trị vốn hóa này, Rivian đã vượt qua Ford và GM và thấp hơn 25% so với Volkswagen, một trong những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới.
Lucid có giá trị vốn hóa vượt Ford dù chưa có lãi
Cũng như Lucid, Rivian Automotive chưa có doanh số bán hàng, và mẫu xe bán tải điện Rivian vẫn chưa được bán ra thị trường. Rivian báo lỗ khoảng 1 tỷ USD trong nửa đầu năm 2021. Hãng dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ đạt mức sản lượng hàng năm 150.000 xe.
Theo nhiều nhà phân tích, việc cổ phiếu các hãng xe điện bị thổi phồng cũng không còn là điều xa lạ. Tesla là kẻ tiên phong và hiện cũng là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất. Dù Elon Musk cũng từng cho rằng, giá trị Tesla bị thổi quá mức nhưng cổ phiếu Tesla vẫn tiếp tục đi tăng trưởng.
Ngành công nghiệp xe điện vẫn tiếp tục thu hút và làn sóng xe điện cũng như các công ty liên quan đang tràn ngập thị trường đại chúng (chủ yếu thông qua các giao dịch SPAC), với hi vọng nắm bắt được một phần của ngành đang bùng nổ, khi các chính phủ thúc đẩy các sáng kiến xanh.
Ở Trung Quốc, hãng sản xuất pin xe điện CATL trở thành công ty niêm yết lớn thứ hai tại đây với giá trị vốn hóa khoảng 249 tỷ USD. CATL là nhà sản xuất vật liệu và pin điện lớn nhất thế giới, đối tác của Tesla, Daimler, BMW hay BAIC. Cổ phiếu của chuỗi cung ứng xe điện của Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong năm nay, trong bối cảnh nhiều quốc gia ủng hộ xe điện.
BloombergNEF đã dự báo doanh số bán xe điện tăng từ 3,1 triệu xe năm 2020 lên 5,6 triệu vào năm 2021. Tỷ lệ xe điện đã đạt 7,2% trong số xe du lịch được bán ra trên toàn cầu trong nửa đầu năm 2021, vượt xa con số 4,3% vào năm 2020.
Các nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã cùng cam kết bán gần 40 triệu xe điện mỗi năm vào năm 2030 do đó, cổ phiếu xe điện sẽ có sức hấp dẫn các nhà đầu tư trong thập kỷ tới.
Elon Musk không còn là 'con cưng' của Phố Wall Từng là tâm điểm chú ý của Phố Wall, ông chủ Tesla giờ đây đang dần đánh mất niềm tin của các nhà đầu tư. Theo CNN, 6 tháng trước, giá cổ phiếu của Tesla đã tăng một cách phi mã. Khi đó, công ty xe điện đình đám của Elon Musk được định giá lên tới 1.100 tỷ USD, nhiều hơn tổng...