Cổ phiếu rục rịch tăng, chồng của người công bố thông tin Techcombank đăng ký gom vào
Ông Nguyễn Văn Trung, chồng bà Thái Hà Linh là người được uỷ quyền công bố thông tin của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam ( Techcombank, HoSE: TCB) đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu TCB do nhu cầu cá nhân.
Thời gian giao dịch từ 18/9 đến 18/10 bằng phương thức khớp lệnh và thoả thuận. Hiện ông Trung chưa nắm giữ cổ phiếu nào của Techcombank, trong khi bà Linh đang nắm 993.097 cổ phiếu.
Trước đó, do nhu cầu tài chính cá nhân, ông Phan Thanh Sơn – Phó Tổng Giám đốc Techcombank đăng ký bán 400,000 cp TCB từ ngày 31/8-23/9/2020 thông qua phương thức khớp lệnh trên sàn và giao dịch thỏa thuận.
Gần đây, Techcombank cũng vừa có quyết định nâng giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) để người lao động nước ngoài được mua thêm cổ phiếu của Ngân hàng.
Video đang HOT
Cụ thể, Techcombank tăng room ngoại từ 22.50% lên mức 22.51% vốn điều lệ để người lao động nước ngoài được mua 439,000 cp TCB thông qua giao dịch nhận chuyển nhượng cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu TCB sáng ngày 16/9 đang giao dịch quanh mức 21.400 đồng/cp, ghi nhận tăng gần 8% trong vòng 1 tháng vừa qua. Khối lượng giao dịch bình quân khá cao tới hơn 2 triệu đơn vị mỗi phiên.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Ngân hàng trích lập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 5 lần cùng kỳ, do đó lợi nhuận trước và sau thuế chỉ tăng 19%, ghi nhận 6,738 tỷ đồng và 5,395 tỷ đồng. Theo đó, lãi ròng của Techcombank chỉ tăng 17% so với cùng kỳ, đạt gần 5,273 tỷ đồng.
Techcombank đã thực hiện được 52% kế hoạch năm so với chỉ tiêu 13,000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế cho cả năm 2020.
Góc nhìn chứng khoán: Sức ì lớn hơn trên đường trèo lên đỉnh 900 điểm
SAB tăng rất mạnh hôm nay đã giúp VN-Index giữ được mức tăng nhẹ đến cuối ngày nhưng diễn biến suy yếu dần trong phiên là rất rõ.
Thị trường vẫn đang hướng tới đỉnh cao cũ ở mốc 900 và nhà đầu tư vẫn đang chốt lời dần với cường độ mạnh.
Cổ phiếu chuyển từ tăng sang giảm và thanh khoản vẫn duy trì mức độ lớn liên tục trên ngưỡng 6.000 tỷ đồng (khớp lệnh) cho thấy vẫn đang có lực chốt lời trong vùng phân phối hướng tới đỉnh 900 điểm.
Điều dở nhất hôm nay là số lượng cổ phiếu giảm giá đã nhiều lên đáng kể, dẫn tới cảm giác thị trường trong trạng thái "xanh vỏ đỏ lòng". Tuy nhiên mức độ cũng không quá chênh lệch vì nhóm blue-chips VN30 cơ bản trong trạng thái phân hóa giằng co tương đối cân bằng khi số mã tăng giảm gần bằng nhau. Khác biệt chỉ là vốn hóa của vài mã tăng hàng đầu lại cao.
SAB tăng 5,22% là yếu tố rất quan trọng giúp VN-Index có thêm 2,67 điểm và duy trì phiên tăng thứ 3 liên tiếp. Tuy vậy SAB cũng đã phải tụt xuống một chút - khoảng 0,7% - khi bị chốt lời nhiều hơn về cuối phiên. Khối lượng giao dịch của SAB tăng 87% so với mức bình quân 20 phiên, cũng có thể coi là một ngày thanh khoản đột biến.
Mức độ suy yếu của các cổ phiếu lớn khác rõ hơn SAB. Ví dụ CTG cũng là mã khá mạnh, đóng cửa tăng 2,39% so với tham chiếu nhưng nếu so với mức giá đỉnh ngay đầu phiên, CTG cũng đã trả lại thị trường khoảng 1,9% mức tăng. VIC trả lại khoảng 1,63% dù chốt ngày vẫn xanh. Rất nhiều blue-chips trong đó nổi bật là các mã ngân hàng như STB, TCB, VPB thậm chí còn giảm 2,2% đến 2,5% so với đỉnh và phải đóng cửa dưới tham chiếu. VN-Index trả lại thị trường gần 6,8 điểm tăng, VN30-Index trả lại 7,8 điểm. Điểm số mất đi này diễn ra trong phần lớn thời gian của phiên vì cả hai chỉ số đều đạt đỉnh ngay sau khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục.
Các cổ phiếu vừa và nhỏ diễn biến cũng không tốt, số lớn chuyển sang giảm giá về cuối phiên. Thực tế là số mã giảm giá ở HSX hôm nay nhiều gấp 1,6 lần số tăng. HAP có một phiên xả giá đảo chiều xuống tận mức sàn dù cuối tuần trước vẫn tăng 6,4%. Diễn biến ở cổ phiếu đầu cơ mạnh nhất thị trường trong tháng 8 này có thể sẽ ảnh hưởng lớn đến các cổ phiếu đầu cơ khác vì như trong quá khứ, khi mã mạnh nhất quay đầu là một chỉ báo nguy hiểm cho cả trào lưu đầu cơ hàng nóng đang diễn ra.
Hiện tượng VN-Index đạt đỉnh tăng mạnh từ sớm, sau đó yếu dần đi diễn ra trong quá trình tiến đến đỉnh cũ 900 điểm thường là tín hiệu của áp lực bán xuất hiện dần dần. Vì cổ phiếu vẫn còn tăng với số lượng khá nhiều, cộng với chỉ số cũng tăng nên thị trường vẫn được nhìn nhận là tích cực. Một phần lý do là cách chốt lời chưa đến mức khiến giá cổ phiếu quay đầu giảm hàng loạt. Các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng tối thiểu thị trường sẽ kiểm định lại đỉnh 900, nghĩa là dư địa tăng vẫn còn, giá bán sẽ tốt hơn và không cần phải vội vàng.
Dấu hiệu rõ nhất của hoạt động chốt lời này là thanh khoản duy trì quá cao. Nhà đầu tư giữ cổ phiếu đã không có kỳ vọng lớn như người cầm tiền, nên thanh khoản mới cao như vậy. Hôm nay tính riêng giá trị khớp lệnh, hai sàn lại tiếp tục đạt hơn 6.200 tỷ đồng nữa. Đã 6 phiên liên tục mức giao dịch bình quân vượt 6.000 tỷ đồng cho thấy hàng xả ra còn rất nhiều. Luôn luôn phải thận trọng khi thanh khoản rất lớn mà kéo dài liên tục vì chỉ có các nhà đầu tư rất nhiều cổ bán ra mới có thể tạo được thanh khoản ở mức đó. Ít nhất thị trường cũng đã thể hiện rằng tốc độ tăng chậm lại nhiều hơn, cổ phiếu suy yếu nhiều hơn.
Sau những phiên vượt 6.000 tỷ đồng, thị trường có thể hướng tới các phiên 8.000 tỷ đồng, thậm chí là 10.000 tỷ đồng như đầu tháng 6 vừa qua. Mức thanh khoản khổng lồ đó điều hướng thị trường tăng hay giảm mới là quan trọng vì bán mãi rồi cũng phải đến lúc cạn cổ phiếu và mua mãi thì cũng đến lúc hết tiền.
Phó TGĐ Techcombank đăng ký bán 400.000 cổ phiếu Ông Phan Thanh Sơn, Phó TGĐ ngân hàng dự kiến bán 400.000 cổ phiếu từ ngày 31/8 đến 23/9 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa thông báo giao dịch cổ phiếu của người nội bộ. Cụ thể, ông Phan Thanh Sơn, Phó Tổng Giám đốc ngân hàng đăng ký bán 400.000...